LỜI
CHÚA: Lc 5, 33-39
Họ nói với Người:
“Môn đệ ông Gio-an năng ăn chay cầu nguyện, môn đệ người Pha-ri-sêu cũng thế,
còn môn đệ ông thì ăn với uống! “34 Đức Giê-su trả lời: “Chẳng lẽ các ông lại
có thể bắt khách dự tiệc cưới ăn chay, khi chàng rể còn ở với họ?35 Sẽ có ngày chàng
rể bị đem đi; ngày đó, họ mới ăn chay.”36 Đức Giê-su còn kể cho họ nghe dụ ngôn
này: “Chẳng ai xé áo mới lấy vải vá áo cũ, vì như vậy, không những họ xé áo mới,
mà miếng vải áo mới cũng không ăn với áo cũ.37 “Không ai đổ rượu mới vào bầu da
cũ, vì như vậy, rượu mới sẽ làm nứt bầu, sẽ chảy ra và bầu cũng hư.38 Nhưng rượu
mới thì phải đổ vào bầu mới.39 Cũng không ai uống rượu cũ mà còn thèm rượu mới.
Vì người ta nói: “Rượu cũ ngon hơn.”
SUY
NIỆM
Sau khi Lêvi, người
thu thuế, được Thầy Giêsu mời gọi đi theo, ông đã tổ chức bữa đại tiệc khoản
đãi Thầy và các môn đệ. Ông còn mời các bạn đồng nghiệp đến dùng bữa để từ giã.
Ăn uống vui vẻ, hòa đồng cả với những người bị xã hội tránh xa, đó là một nét đặc
biệt của nhóm Thầy Giêsu. Đừng quên chính Thầy cũng bị mang tiếng là tay ăn nhậu
(Lc 7, 34). Như thế nhóm của Thầy không có nét khắc khổ, như các nhóm môn đệ của
Gioan hay của người Pharisêu. Các nhóm này thường hay ăn chay và cầu nguyện. “Còn
môn đệ Thầy thì ăn với uống !” (c. 33). Các nhà lãnh đạo Do Thái giáo hỏi Thầy
về lý do có sự khác biệt đó.
Thầy trả lời: vì bầu
khí của nhóm Giêsu là bầu khí vui của tiệc cưới. Chú rể chính là Thầy, còn các
môn đệ là những khách dự tiệc. Chẳng ai dự tiệc cưới mà lại ăn chay. Chẳng ai
buồn khi chàng rể còn đang ở bên cạnh (c. 34). Bởi đó thật là dễ hiểu nếu các
môn đệ không ăn chay một tuần hai lần, nếu họ có nét mặt tươi tắn và sẵn sàng
chung vui với người khác. huyện Thầy Giêsu ăn uống hồn nhiên với những tội nhân
cho thấy Thiên Chúa không khinh, nhưng quý họ và mời họ trở về. Thầy cho thấy
mình đang rao giảng Tin Mừng, loan báo Tin Vui. Đến với Thầy là gặp được niềm
vui cứu độ. Thầy Giêsu và các môn đệ đều mời gọi người ta hoán cải (Mc 1,15;
6,12) Nhưng hoán cải ở đây không phải là chuyện buồn, mà là chuyện vui, bởi lẽ
hoán cải là thay đổi tận căn cái nhìn về Thiên Chúa và người khác. Chẳng ai vui
bằng người thoát ra khỏi được cảnh nô lệ tội lỗi. Cả thiên đàng cũng mừng vui
khi một người hoán cải (Lc 15, 7. 10).
Thầy Giêsu đã trao cho
các môn đệ niềm vui của chính mình. Ba lần Ngài nói đến niềm vui trọn vẹn (Ga
15,11; 16,24; 17,13). Kitô giáo bắt nguồn từ niềm vui phục sinh và sống mãi nhờ
niềm vui ấy. Các tông đồ bị đánh đòn mà lại vui, bởi họ chịu vì Đức Giêsu (Cv
5,41). Niềm vui là đặc nét của người kitô hữu qua mọi thách đố. Niềm vui là quà
tặng lớn của chúng ta cho một thế giới muộn phiền. Chàng rể Giêsu đang ở với
chúng ta cho đến tận thế và mãi mãi, nên “anh em hãy vui luôn trong niềm vui của
Chúa” (Pl 4, 4). Chúng ta chỉ có thể là sứ giả của Tin Mừng nếu ta có niềm vui
nội tâm. Niềm vui này phải tỏa ra như hương thơm làm mọi người ngây ngất.
Ông Nietzsche một triết
gia vô thần người Đức viết cho các kitô hữu: “Nếu niềm tin của các anh làm các
anh hạnh phúc, thì hãy cho tôi thấy hạnh phúc ấy trên khuôn mặt của các anh… Nếu
Tin Mừng của Sách Thánh mà được viết trên khuôn mặt của các anh rồi, thì các
anh chẳng cần phải cố nhấn mạnh đến giá trị của Sách ấy nữa.” Nietzsche không
hiểu làm sao một kitô hữu tin vào sự phục sinh, mà lại buồn. Chúng ta có bao giờ
để ý soi khuôn mặt kitô hữu của mình không?
LỜI
NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, có những
ngày con cảm thấy đời sống thật nặng nề; có những lúc con muốn buông trôi, để mặc
cho dòng đời đưa đẩy; có những khoảng thời gian dài, con như mảnh đất khô khan
cằn cỗi.
Xin cho con ánh sáng của
Chúa để con biết lối mà đi. Xin cho con tấm bánh của Chúa để con có sức mà dấn
bước. Xin cho con Lời của Chúa để con vững một niềm tin.
Xin cho con sự sống của
Chúa để con lấy lại niềm hăng say và sự tươi tắn, niềm vui và sáng tạo. Lạy
Chúa Giêsu, con thấy mình cần Chúa trong mỗi giây phút của cuộc đời. Ước gì ai
gặp con cũng gặp được sự hiện diện của Chúa.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 5, 33-39.
Some people asked
Jesus, «The disciples of John fast often and say long prayers, and so do the
disciples of the Pharisees. Why is it that your disciples eat and drink?». Then
Jesus said to them, «You can't make wedding guests fast while the bridegroom is
with them. But later the bridegroom will be taken from them and they will fast
in those days».
Jesus also told them
this parable, «No one tears a piece from a new coat to put it on an old one;
otherwise the new will be torn and the piece taken from the new will not match
the old. No one puts new wine into old wineskins; otherwise the new wine will
burst the skins and be spilled, and the skins will be destroyed as well. But
new wine must be put into fresh skins. Yet no one who has tasted old wine is
eager to get new wine, but says: The old is good».
«You can't make wedding guests fast while the bridegroom is
with them»
Fr. Frederic RÀFOLS i Vidal
(Barcelona, Spain)
(Barcelona, Spain)
Today, while pondering
over the Gospel, we can detect the trap prepared by the Pharisees and masters
of the Law, when they twist an important question: they simply oppose the
fasting and praying of the Pharisees and John’s disciples to the eating and
drinking of Jesus' disciples.
Jesus Christ tells us
there is a time to pray and fast and a time to eat and drink. Which means the
same person that prays and fasts is who eats and drinks. We can appreciate that
in our daily life: let us watch the simple joy of a family, maybe our own
family. But, later on, tribulations may visit them. The persons are the same,
but circumstances differ: «You can't make wedding guests fast while the
bridegroom is with them. But later they will...» (Lk 5:34).
Timing is everything;
there is a time under the sky for everything: «A time to rend, and a time to
sew» (Eccles 3:7). These words uttered by a learned man of the Old Testament,
certainly not the most optimistic one, almost coincide with the simple parable
of the torn coat. And, to a certain extent, they probably coincide with our own
experience. Our mistake appears when at the time of sewing, we tear and at the
time of tearing, we sew. Then, everything goes wrong.
We are aware that,
along with Jesus Christ, we shall reach the glory of Resurrection through his
passion and death, and that no other way is God's way. Precisely, Simon Peter
is scolded when he tries to lead the Lord away from the only way: «You are not
setting your mind on the things of God, but on the things of men» (Mt 16:23).
If we can enjoy a few moments of peace and joy, let us make the most out of it.
There will probably come other moments when we shall have to fast for good. The
only difference is that, thanks God, we shall always have the bridegroom beside
us. And this is what the Pharisees did not know and, maybe, this is why in the
Gospel they always appear as such bad-tempered persons. Therefore, and as far
as we are concerned, let us avoid being bad-tempered, while admiring the Lord's
soft irony, which can be gathered from today's Gospel.
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét