LỜI
CHÚA: Lc 6, 27-38
“Thầy nói với anh
em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh
em,28 hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh
em.29 Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của
anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong.30 Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của
anh, thì đừng đòi lại.31 Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm
cho người ta như vậy.32 Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là
ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ.33 Và nếu
anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người
tội lỗi cũng làm như thế.34 Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn
gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại
sòng phẳng.35 Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề
hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh
em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc
ác. 36 “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ.37 Anh em đừng
xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ
không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa thứ
tha.38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em
đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em
đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
SUY
NIỆM:
Khi đọc lời nhắn nhủ
trên đây của Ðức Giêsu, chúng ta thường thấy đó là chuyện không thể làm nổi, hay
nếu làm được, ắt sẽ sinh ra những hậu quả tồi tệ. Chắc chắn Ðức Giêsu không dạy
ta bao che cho kẻ ác, hay đòi hủy bỏ luật hình sự để phạt các phạm nhân. Ngài
không cổ vũ việc ăn xin khi nói: “Ai xin, con hãy cho.” Ngài cũng không biến
chúng ta thành người bạc nhược. Bài Tin Mừng hôm nay là một viên ngọc, vì nó
cho thấy nét đặc trưng của người Kitô hữu. Nó vén mở một lý tưởng mà ta phải
vươn tới. Chúng ta cần vượt lên trên nghĩa đen của mặt chữ để cảm được tinh thần
mà Chúa muốn ta sống. Không sống lời Ngài, ta vẫn là kẻ đứng ngoài Kitô giáo.
“Hãy yêu kẻ thù”: câu
này được nhắc lại hai lần. Theo bài Tin Mừng này thì kẻ thù của tôi là ai? Ðó là
kẻ ghét tôi, kẻ nguyền rủa tôi và vu khống. Ðó là kẻ tát vào mặt tôi và đoạt áo
ngoài của tôi. Như thế kẻ thù tôi chẳng đâu xa, ngày ngày tôi vẫn gặp. Họ là những
người hay làm phiền và lợi dụng tôi, là những kẻ xúc phạm đến danh dự và quyền
lợi của tôi. Họ là những người tự nhiên tôi không ưa, hay không ưa tôi. Ðức
Giêsu không đòi tôi yêu kẻ thù như yêu người thân: về mặt tình cảm, chuyện đó
khó thực hiện. Nhưng Ngài mời tôi yêu bằng hành động. Yêu là làm ơn, là chúc
lành, là cho vay. Yêu là cầu nguyện điều lành cho kẻ thù (cc. 27-28). Khi làm
điều tốt cho kẻ thù, tôi được giải phóng khỏi cái tôi ăn miếng trả miếng, và nhờ
đó chính kẻ thù tôi cũng có thể được giải phóng khỏi cái tôi ích kỷ của họ. Khi
yêu kẻ thù bằng những hành động tử tế, tôi không còn coi họ là kẻ thù của tôi nữa.
Dần dần, tình cảm của tôi đối với họ cũng biến đổi. Cần can đảm biết bao khi
chào hỏi, bắt tay một người làm tôi vô cùng đau khổ. Ðó chẳng phải là một hành
động giả hình, nhưng là một nỗ lực thắng vượt tình cảm tự nhiên. Ðó chẳng phải
là một hành vi của kẻ yếu, nhưng là dấu hiệu của tính quả cảm anh hùng.
Kitô hữu được mời gọi
vượt lên trên cái tự nhiên. Suy nghĩ tự nhiên, tình cảm tự nhiên, phản ứng tự
nhiên… Phải ra khỏi cái tự nhiên, thường tình, mới vào được thế giới siêu
nhiên, thế giới của những người con, sống nhân hậu như Cha. Sống nhân hậu như
Cha là trở nên hoàn thiện.
Thế giới văn minh
không chỉ nhờ tiến bộ của khoa học, nhưng chủ yếu nhờ những chiến thắng trên
lòng ích kỷ của từng người cũng như của mọi tập thể lớn nhỏ. Trái đất chỉ tồn tại
nhờ tha thứ yêu thương. Kitô giáo chỉ sống còn nhờ yêu thương tha thứ.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa, xin cho con
quả tim của Chúa.
Xin cho con đừng khép
lại trên chính mình, nhưng xin cho quả tim con quảng đại như Chúa vươn lên cao,
vượt mọi tình cảm tầm thường để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ.
Xin cho con vượt qua mọi
oán hờn nhỏ nhen, mọi trả thù ti tiện. Xin cho con cứ luôn bình an, trong sáng,
không một biến cố nào làm xáo trộn, không một đam mê nào khuấy động hồn con.
Xin cho con đừng quá
vui khi thành công, cũng đừng quá bối rối khi gặp lời chỉ trích. Xin cho quả
tim con đủ lớn để yêu người con không ưa. Xin cho vòng tay con luôn rộng mở để
có thể ôm cả những người thù ghét con.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 6, 27-38.
Jesus said to his
disciples, «But I say to you who hear me: Love your enemies, do good to those
who hate you. Bless those who curse you and pray for those who treat you badly.
To the one who strikes you on the cheek, turn the other cheek; from the one who
takes your coat, do not keep back your shirt. Give to the one who asks and if
anyone has taken something from you, do not demand it back. Do to others as you
would have others do to you. If you love only those who love you, what kind of
graciousness is yours? Even sinners love those who love them. If you do favors
to those who are good to you, what kind of graciousness is yours? Even sinners
do the same. If you lend only when you expect to receive, what kind of
graciousness is yours? For sinners also lend to sinners, expecting to receive
something in return. But love your enemies and do good to them, and lend when
there is nothing to expect in return. Then will your reward be great and you
will be sons and daughters of the Most High. For He is kind towards the
ungrateful and the wicked.
» Be merciful, just as
your Father is merciful. Don't be a judge of others and you will not be judged;
do not condemn and you will not be condemned; forgive and you will be forgiven;
give and it will be given to you, and you will receive in your sack good measure,
pressed down, full and running over. For the measure you give will be the
measure you receive back».
«Be merciful, just as your Father is merciful»
Fr. Jaume AYMAR i Ragolta
(Badalona, Barcelona, Spain)
Today, the Gospel of
the Lord is asking us twice to love our enemies. And, immediately afterwards,
it gives three positive instances of this commandment: do good to those who
hate you, bless those who curse you, pray for those who offend you. It is a
commandment that looks difficult to abide by: how can we love those who do not
love us? What is more, how can we love those we know for sure hate us? To love
like that is a gift from God, but we must be open to it. After all, loving our
enemies seems to be the wisest thing to do from a human point of view: our
enemy will feel unarmed; and to love him may be the definite condition for him
to refrain from being our enemy any more. In line with the above, Jesus goes on
saying: «To the one who strikes you on the cheek, turn the other cheek» (Lk
6:29). This could be interpreted as an excessive mansuetude. But, what did
Jesus do when He was struck in the face in his Passion? He certainly did not
struck back, but with so great a firmness, full of charity, that must have
surprised that irate servant, He replied: «If I said something wrong, testify
as to what is wrong. But if I spoke the truth, why did you strike me?» (Jn
18:22-23).
All religions have a
golden maxim: «Do not do unto others what you would not want others to do unto
you». Jesus, however, is the only one to formulate it positively: «Do to others
as you would have others do to you» (Lk 6:31). This golden rule is the basis
for all morals. Commenting on this little verse, St. John Chrysostom says:
«There is even more, for Jesus did not only say: ‘wish good to others’, but ‘do
good to others’»; this is why, the golden maxim proposed by Jesus cannot just
remain as wishful thinking, but it must be translated into deeds.
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét