Hôm ấy, Đức Giê-su
cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng:
“Dân chúng nói Thầy là ai? “19 Các ông thưa: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả,
nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời
xưa đã sống lại.”20 Người lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? ” Ông
Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.”21 Nhưng Người nghiêm giọng
truyền các ông không được nói điều ấy với ai.22 Người còn nói: “Con Người phải
chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết,
và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.”
SUY
NIỆM:
Trong Tin Mừng Luca, Đức
Giêsu đã đi cầu nguyện một mình, trước khi đặt những câu hỏi quan trọng cho các
môn đệ. “Dân chúng nói Thầy là ai ?” (c. 18). Ngài muốn biết dư luận nghĩ gì về mình. Nói
chung họ nghĩ Ngài là một ngôn sứ đầy quyền năng (x. Lc 24, 19). Điều đó đúng
nhưng không đủ. Đức Giêsu mong nghe ý kiến của những người đã ở gần Ngài hơn. “Còn
anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (c. 20). Phêrô đại diện anh em trả lời: “Thầy
là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Câu trả lời này đúng hơn và đủ hơn, nhưng cũng dễ
gây hiểu lầm và chưa đến lúc cần công bố. Chính vì thế Đức Giêsu đã cấm các môn
đệ không được tiết lộ (c. 21).
Phêrô đã trả lời đúng,
vì Thầy Giêsu quả là Đấng Kitô hay còn gọi là Đấng Mêsia mà dân Do Thái mong đợi
từ bao đời. Nhưng Phêrô có thể hiểu sai khuôn mặt của Đấng Mêsia đó. Mêsia
Giêsu không phải là người sẽ giải phóng Ítraen khỏi ách Rôma, cũng không phải
là người muốn nắm quyền lực trần thế. Nhưng Ngài sẽ phải chịu khổ hình và bị giết
chết bởi giới lãnh đạo (c. 22). Mêsia Giêsu mang khuôn mặt đau khổ của Người
Tôi Trung. Phêrô đã đi theo Mêsia nào? Nếu ông biết số phận bi đát đang chờ đợi
Thầy của ông, ông có còn muốn theo Ngài nữa không?
“Còn con, con bảo Thầy
là ai?” Đức Giêsu cũng hỏi từng người chúng ta như vậy, nhiều lần trong đời. Tôi
phải trả lời, vì tôi không nên đi theo Đấng mà tôi không biết là ai. Tôi nghe
câu hỏi trên ở mọi chặng đường của cuộc sống, và có thể đưa ra những câu trả lời
khác nhau, dựa trên kinh nghiệm, bởi lẽ Đức Giêsu là một Mầu nhiệm không ngừng
mở ra cho tôi. Qua từng biến cố trong đời, tôi lại khám phá ra những nét mới
nơi Ngài. Ngài vẫn là một, nhưng mang nhiều dáng dấp khác nhau khi đến với tôi,
để đáp lại những khát vọng sâu thẳm nơi trái tim.
Nhưng trả lời câu hỏi
của Thầy Giêsu không hẳn đã là điều quan trọng. Điều quan trọng là sống câu trả
lời của mình. Đời tôi là một chuỗi những câu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu tôi coi
Ngài là Thầy, xin được ngồi nghe và để Thầy uốn nắn. Nếu tôi coi Ngài như Bạn,
xin được dành giờ để tâm sự, sẻ chia. Nếu tôi tin Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa
làm người, xin được cúi đầu thờ lạy trước tình yêu khiêm hạ. Nếu tôi gọi Ngài
là Chúa, xin được hiến trọn đời mình để cùng Ngài phục vụ cho kế hoạch cứu độ của
Cha. Nếu tôi gọi Ngài là Đấng Giải Phóng, xin Ngài cho tôi được tự do, và cho
tôi được cộng tác với Ngài giúp thế gian ra khỏi vòng nô lệ. Cuối cùng, nếu tôi
biết rõ Ngài yêu tôi cách độc nhất, xin để cho đời mình đáp lại tình yêu.
CẦU
NGUYỆN:
Xin hãy dẫn dắt con đi
từ cõi chết đến sự sống, từ lầm lạc đến chân lý.
Xin hãy dẫn dắt con đi
từ thất vọng đến hy vọng, từ sợ hãi đến tín thác.
Xin hãy dẫn dắt con đi
từ ghen ghét đến yêu thương, từ chiến tranh đến hòa bình.
Xin hãy đổ đầy bình an
trong trái tim chúng con, trong thế giới chúng con, trong vũ trụ chúng con.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 9, 18-22.
One day when Jesus was
praying alone, not far from his disciples, He asked them, «What do people say
about me?». And they answered, «Some say that you are John the Baptist; others
say that you are Elijah, and still others that you are one of the former
prophets risen from the dead». Again Jesus asked them, «Who then do you say I
am?». Peter answered, «The Messiah of God». Then Jesus spoke to them, giving
them strict orders not to tell this to anyone. And he added, «The Son of Man
must suffer many things. He will be rejected by the elders and chief priests
and teachers of the Law, and put to death. Then after three days he will be
raised to life».
«What do people say about me? (...). Who do you say I am?»
Fr. Pere OLIVA i March
(Sant Feliu de Torelló, Barcelona, Spain)
(Sant Feliu de Torelló, Barcelona, Spain)
Today, in the Gospel
we find two questions that our Master is asking to all of us. The first one
requires an approximate statistical reply: «What do people say about me?» (Lk
9:18). This forces us to look around and see how others answer this question:
our neighbours, our work mates, our friends, our closest relatives... We look
about ourselves and we feel more or less responsible or close —depending upon
the cases— for some of the replies given by those who have some connection with
our environment, and us “the people”... And, their answers say a lot, inform us,
position us and make us realize what those who live next to us are looking for,
what they need, what they desire. It helps us to tune in, to discover a meeting
point with the other party, to grow closer...
But, there is a second
question for us: «Who then do you say I am?» (Lk 9:20). This becomes a
fundamental question knocking at our door; a question demanding from each one
of us: adhesion or denial; veneration or aloofness; to walk along with him and
in him or just end up a relationship of simple sympathy... This is a delicate
and determining question, because it affects us. What do our lips and attitude
say? Do we want to be faithful to Him who is and gives a meaning to our life?
Is there to be found a sincere disposition in us to follow him in our journey
through life? Are we ready to go with him to the Jerusalem of the Cross and the
Glory?
«It is a path of Cross
and Resurrection (...). The Cross is the Exaltation of Christ. He said it too:
‘When I am lifted up from the earth, I will draw all people to Me’. It is
evident, therefore, that the Cross is the Glory and exaltation of Christ» (St.
Andrew of Crete). Are we then ready to move on to Jerusalem? Only with him and
in him, is this not so?
evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét