LỜI
CHÚA: Mt 18, 1-5
Lúc ấy, các môn đệ lại
gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời? “2 Đức
Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông3 và bảo: “Thầy bảo thật
anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước
Trời.4 “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước
Trời.5 “Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính
Thầy.
SUY
NIỆM:
“Thầy bảo thật anh em,
nếu anh em không trở lại và trở nên như trẻ thơ, anh em sẽ chẳng bao giờ được
vào Nước Trời” (c. 3). Đây là một câu nói long trọng của Đức Giêsu. Như thế điều
kiện để được vào Nước Trời là phải quay trở lại, và trở nên như trẻ thơ, sống
theo tinh thần của trẻ thơ. Trở nên như trẻ thơ không phải là trở nên ấu trĩ,
ngây ngô, khờ khạo, nhưng là khiêm hạ, tin cậy, phó thác cho Thiên Chúa. Vì thế
thiên đàng có chỗ cho người lớn, người trưởng thành, những người đã sống tinh
thần của trẻ thơ. Để trở lại và trở thành như trẻ thơ, cần nhiều hy sinh từ bỏ.
|Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của các môn đệ: “Ai là người lớn nhất trong Nước
Trời ?” (c. 1). Người lớn nhất chính là người đã hạ mình xuống như em nhỏ đang
đứng ở giữa các ông (c. 2).
Đoạn Tin Mừng này đã gợi
cho Chị Têrêsa bí quyết nên thánh, mà Chị gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng.
Chỉ cần sống như trẻ thơ là có hy vọng được nhận vào Nước Trời. Têrêsa đã kiên
trì đi con đường này suốt cuộc đời ngắn ngủi của Chị. Và Chị đã nên thánh, đã
thu hút bao người đi con đường này. Con đường này thật ra cũng chẳng phải là đường
của Chị cho bằng là con đường của bài Tin Mừng hôm nay.
Chị Têrêsa đã muốn sống
cái đơn sơ, nhỏ bé của trẻ thơ. “Tôi muốn tìm thấy một cái thang để lên tới Đức
Giêsu, Vì tôi quá nhỏ bé không lên nổi các bậc trọn lành. Lạy Chúa Giêsu, thang
chính là cánh tay Ngài. Con không cần phải lớn lên, ngược lại con phải nhỏ
mãi.” Têrêsa không nên thánh bằng những việc hãm mình kinh khủng, nhưng bằng những
hy sinh nho nhỏ, những từ bỏ ý riêng. “Ai không có gan đóng đanh mình bằng những
chiếc đanh lớn… thì phải chịu tử đạo bằng những chiếc ghim nhỏ.” Chị tin vào sức
mạnh của những việc nhỏ bé được làm vì yêu. “Nhặt một cái kim ở dưới đất vì yêu
mến, cũng có thể cải hóa một linh hồn.” Mối quan tâm duy nhất của Chị là làm
vui lòng Chúa trong mọi sự. “Tôi vui sướng chịu đựng gian khổ, ngay cả chỉ để
làm Chúa mỉm cười lấy một lần.” Têrêsa phó thác cho Chúa trong giây phút hiện tại.
“Nghĩ tới dĩ vãng và bận tâm về tương lai dễ làm nản chí và thất vọng. Tôi chịu
đựng từng giây phút một. Chúa trao cho tôi từng lúc điều tôi có thể chịu đựng,
và chỉ thế thôi.”
Têrêsa nói với chúng
ta về cách cầu nguyện của Chị. “Tôi làm như mấy đứa bé chưa biết đọc. Tôi nói với
Chúa cách đơn sơ điều tôi muốn nói với Người, và Người luôn nghe tôi.” Tuy sống
tinh thần trẻ thơ, nhưng Têrêsa lại mang nhiều ước mơ lớn. Chị mong được đi
truyền giáo khắp nơi, được vào Dòng Kín ở Hà Nội. “Nếu tôi là linh mục, tôi sẽ
học cho giỏi tiếng Híp-ri và tiếng Hy-lạp, để hiểu tư tưởng của Thiên Chúa, được
diễn tả bằng ngôn ngữ loài người.”
Chắc chắn Têrêsa chẳng
bao giờ là linh mục, và cũng chẳng đi Hà Nội. Nhưng lòng ao ước khiến Chị đã thực
hiện những điều lớn lao. Đức Gioan Phaolô đệ nhị đã tôn Chị làm Tiến Sĩ Giáo Hội,
dù Chị chưa học xong trung học, và qua đời khi mới hai mươi bốn tuổi. Têrêsa
Hài Đồng Giêsu là một vị thánh được yêu thích, đơn giản chỉ vì Chị đã trở lại
và trở thành như trẻ thơ.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, Tình
Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác
nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý
nhất. Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội
Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ
ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình…
Lạy Chúa Giêsu, cuối
cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã
tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh: nơi Trái tim Hội Thánh, con sẽ là
tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội
Thánh.
Lạy Chúa, với chỗ đứng
Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện.
(dựa theo lời của
thánh Têrêxa)
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 18, 1-5.
The disciples came to
Jesus and said: «Who is the greatest in the kingdom of heaven?». Then Jesus
called a little child, set the child in the midst of the disciples, and said,
«I assure you that unless you change and become like little children, you
cannot enter the kingdom of heaven. Whoever becomes lowly like this child is
the greatest in the kingdom of heaven, and whoever receives such a child in my
name receives me».
«Unless you change and become like little children,
you cannot enter the kingdom of heaven»
you cannot enter the kingdom of heaven»
Fr. Antoni CAROL i Hostench
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
Today, we celebrate
the saint (1873-1897) that could be described as the "champion" of
spiritual "smallness". The issue being that this has deserved her the
title – quite uncommon – of "Doctor of the Church". From this
"spiritual childhood" a complete refreshing and renewed spiritual
theology has sprouted...
Paradoxical as it may
seem, "God's greatness lies in the fact that He can make himself
small" (Benedict XVI). Thus, we could say that discretion, simplicity, humility...
make part of the divine DNA: «Unless you change and become like little
children, you will never enter the Kingdom of Heaven» (Mt 18:3). Today’s saint
Doctor of the Church joined the Carmel when she was very young (aged 15) and
entered the "eternal Carmel" when she was twenty-five. So small and
so great! What a paradox to human eyes! But not really so from the perspective
of love. If you want to love, if you want to serve, make yourself small, very
small, as the Child Jesus in the manger, as Jesus Christ on the Cross.
Therese traveled the
path of childhood: «I am a very little soul who can only offer very little
things to the Lord». And because she was so "little", she confided
her growth to spiritual means. She decisively used to say: "Yes, it is
prayer, it is sacrifice which give me all my strength; these are the invincible
weapons that Jesus has given me». Parallel and consequently she relied on
spiritual direction – she did not trust in a herself-- and she loved obedience
to her superiors.
«Therefore, whoever
takes the lowly position of this child is the greatest in the Kingdom of
Heaven» (Mt 18:4). A real contrast with the conceit of modernity! Perhaps for
this reason, St. Therese is a "Doctor". She did have a knowledge of
life. A life that should bear fruit for the Creator: «Our Lord does not come
from Heaven every day to stay in a golden ciborium. He comes to find another
heaven, the heaven of our soul in which He loves to dwell».
evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét