Có người thuộc nhóm
Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người
Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn.37 Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong
thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một
bình bạch ngọc đựng dầu thơm.38 Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy
nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và
lấy dầu thơm mà đổ lên.39 Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu đã mời Người liền nghĩ bụng
rằng: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn phải biết người đàn bà đang đụng
vào mình là ai, là thứ người nào: một người tội lỗi! “40 Đức Giê-su lên tiếng bảo
ông: “Này ông Si-môn, tôi có điều muốn nói với ông! ” Ông ấy thưa: “Dạ, xin Thầy
cứ nói.”41 Đức Giê-su nói: “Một chủ nợ kia có hai con nợ: một người nợ năm trăm
quan tiền, một người năm chục.42 Vì họ không có gì để trả, nên chủ nợ đã thương
tình tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ hơn? “43 Ông Si-môn
đáp: “Tôi thiết tưởng là người đã được tha nhiều hơn.” Đức Giê-su bảo: “Ông xét
đúng lắm.”44 Rồi quay lại phía người phụ nữ, Người nói với ông Si-môn: “Ông thấy
người phụ nữ này chứ? Tôi vào nhà ông: nước lã, ông cũng không đổ lên chân tôi,
còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau.45 Ông đã
chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân
tôi.46 Dầu ô-liu, ông cũng không đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà
đổ lên chân tôi.47 Vì thế, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã
được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến
ít.”48 Rồi Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Tội của chị đã được tha rồi.”49 Bấy
giờ những người đồng bàn liền nghĩ bụng: “Ông này là ai mà lại tha được tội?
“50 Nhưng Đức Giê-su nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị
hãy đi bình an.”
SUY
NIỆM:
Chỉ Luca mới nói đến
chuyện các người Pharisêu mời Đức Giêsu dùng bữa. Họ mời Đức Giêsu dự tiệc ba lần
(7, 36; 11, 37; 14, 1). Họ còn báo cho ngài biết về việc Hêrôđê toan ám hại
ngài (13, 31). Xem ra không phải mọi người Pharisêu đều có ác cảm với Đức
Giêsu. Hôm nay Đức Giêsu là khách mời của ông Simon. Ngài chẳng ngại đáp lại lời
mời của một người thuộc phái Pharisêu, cũng như ngài đã chẳng sợ làm bạn với
người thu thuế và tội lỗi (Lc 7, 34). Khi ăn tiệc lớn ở xứ Palestine thời đó,
các vị khách thường ngả người nằm trên những chiếc ghế dài, có gối, chân đưa ra
ngoài, tay trái dùng để tựa, còn tay phải để lấy thức ăn.
Khi nhà có đại tiệc,
người ngoài được tự do ra vào. Bất ngờ có một phụ nữ mạnh dạn bước vào phòng tiệc.
Người ta nhận ra chị là một người tội lỗi sống trong thành phố, nhưng không chắc
chị có phải là một cô gái điếm không. Chị cố ý đến đây vì biết Đức Giêsu đang
có mặt trong bữa tiệc. Đây là người mà chị đã từng gặp và đã nhận được ơn tha
thứ. Chị đã chuẩn bị khá kỹ và biết rất rõ việc mình sắp làm cho Ngài. Chị đem
theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm (c. 37). Đứng ở gần chân Đức Giêsu, chị bật
khóc nức nở. Nước mắt chị làm ướt chân Ngài. Những giọt nước mắt ăn năn vì tội
lỗi quá khứ, hay vui sướng vì biết mình đã đựoc thứ tha ? Sau đó chị cởi khăn
choàng đầu và xõa tóc để lau khô chân Đức Giêsu. Cuối cùng, chị còn hôn lên
chân và xức dầu thơm nữa. Nói chung, những cử chỉ táo bạo của chị thật hết sức
chướng mắt đối với những người dự tiệc trong xã hội thời đó (và bây giờ cũng vậy
!). Xõa tóc trước công chúng là điều phụ nữ Do Thái không được phép làm, vuốt
ve và hôn chân một người đàn ông hẳn là những cử chỉ khêu gợi. Hơn nữa, chị lại
là một người tội lỗi có tiếng trong thành. Một con người nhơ uế như chị khi đụng
chạm sẽ làm người khác nhơ uế. Chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông Simon
nghĩ thầm: “Nếu quả thật ông này là ngôn sứ, thì hẳn ông phải biết người phụ nữ
đang đụng vào mình là ai, vì chị ta là một người tội lỗi.” Đức Giêsu có biết
không? Nếu không, thì Ngài không phải là ngôn sứ. Nhưng nếu Ngài biết, mà ngài
lại cứ để chị làm như vậy, thì còn gì là danh dự của ông Simon và của chính
Ngài nữa!
Đức Giêsu biết chị là
ai, biết cả điều Simon thầm nghĩ (x. 5, 21-22; 6, 7-8). Ngài không phản ứng gì
vì ngài hiểu ý nghĩa điều chị làm. Đó không phải là cử chỉ khêu gợi của một cô
gái làng chơi, nhưng là những hành vi diễn tả lòng biết ơn của người được tha
thứ. Đức Giêsu hiểu những giọt nước mắt của chị, vừa hối hận, vừa hạnh phúc.
Ngài hiểu cả những cử chỉ có vẻ quyến rũ của chị trên đôi chân mình: rửa chân bằng
nước mắt, lau chân bằng tóc, hôn chân và xức dầu thơm. Ngài đọc thấy trong đó
lòng trân trọng và biết ơn. Đó là sự trào dâng không thể cưỡng lại được của tâm
tình yêu mến. Tuyệt đối không có chút nhơ uế nào nơi những cử chỉ ấy. Và Đức
Giêsu đã đón nhận tất cả với trái tim thanh khiết của mình.
Để soi sáng cho ông
Simon hiểu về hành động của người phụ nữ, Đức Giêsu kể cho ông nghe một dụ ngôn
kèm theo một câu hỏi (cc. 41-42) Hai người cùng mắc nợ, một người 500 quan tiền,
một người 50. cả hai cùng được chủ nợ tha vì họ không có gì để trả. “Vậy trong
hai người đó, ai sẽ yêu mến chủ nợ hơn ?” Câu hỏi chẳng có gì khó đối với Simon
và ông đã trả lời đúng. Ta nên lưu ý: yêu mến ở đây có nghĩa là biết ơn. Tự
nhiên người được tha nhiều thì sẽ biết ơn nhiều, kẻ được tha ít sẽ biết ơn ít. Dụ
ngôn đơn giản của Đức Giêsu được áp dụng vào thực tế. Rõ ràng là chị phụ nữ đã
yêu mến Đức Giêsu hơn ông Simon. Đức Giêsu làm một so sánh giữa cách tiếp đón của
hai người (cc.44-46). Simon đã chẳng cho Ngài nước để rửa chân, chẳng hôn, chẳng
xức dầu trên đầu. Dĩ nhiên đó chẳng phải là những đòi hỏi bắt buộc khi tiếp
khách, nhưng dù sao cách tiếp khách của Simon cũng nhạt nhẽo hơn so với chị
kia.
Câu 47 là một câu quan
trọng để hiểu đúng ý của đoạn Tin Mừng này. Câu này trước đây thường được dịch
như sau: “Tội của chị ấy tuy nhiều, nhưng đã được tha, vì (hoti) chị đã yêu mến
nhiều. Còn ai được tha ít thì yêu mến ít,” Dịch như thế dễ gây hiểu lầm rằng vì
yêu nhiều nên chị được tha nhiều. Thật ra phải hiểu ngược lại mới đúng. Chính
vì chị được tha nhiều nên chị mới yêu mến biết ơn nhiều. Lòng yêu mến là kết quả,
chứ không phải là nguyên nhân của sự tha thứ. Lòng biết ơn đến sau khi nhận ơn.
Hiểu như thế sẽ hợp với ý nghĩa của dụ ngôn (cc. 41-42), và hợp với vế sau của
câu 47: còn ai được tha ít thì yêu mến ít.
Chẳng rõ ông Simon có
nhận ra mình là ai chưa. Ông đúng là người yêu ít hơn chị phụ nữ tội lỗi kia, vì
ông được tha ít hơn, vì ông có ít tội hơn !!! Nhưng có thật ông ít tội hơn người
phụ nữ tội lỗi này không? Hay vì tự hào mà ông không thấy cần đến sự tha thứ của
Thiên Chúa? Tự hào về đạo đức vẫn là một vật cản khiến người ta khép lại và vô
ơn. Người phụ nữ tội lỗi là người yêu hơn (c. 42) và yêu nhiều (c. 47). Tội quá
khứ, khi được tha, lại tạo nên một hứng khởi mới để người ta yêu hơn. Những vấp
ngã khi được chữa lành lại trở nên một khởi đầu cho cuộc sống mới, can đảm hơn,
quảng đại hơn và nồng cháy hơn.
Cuối cùng, Đức Giêsu
đã quay lại nói chuyện với người phụ nữ. Ngài khẳng định lại ơn mà chị đã lãnh
nhận trước khi chị bước vào phòng tiệc: “Tội của chị đã được tha rồi”, Ngài nhắc
cho mọi người biết chuyện đó. Như thế Đức Giêsu không phải chỉ là một ngôn sứ
như Simon nghĩ. Ngài còn lớn hơn một ngôn sứ nữa khi dám tha tội cho chị. Cuối
cùng, Đức Giêsu lại ca ngợi lòng tin của chị. Lòng tin thắm đượm tình yêu, hay
tình yêu thắm đượm lòng tin. Cả hai quyện vào nhau giúp chị đón lấy ơn cứu độ,
ơn bình an: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an” (c. 50).
Chúng ta có thể học được
nhiều điều nơi người phụ nữ: lòng tin mãnh liệt vào sự tha thứ, lòng mến táo bạo
của sự biết ơn, Chúng ta cũng cảm nghiệm được sức mạnh của ơn tha thứ của Thiên
Chúa. Sức mạnh ấy có thể làm mới lại cuộc đời một phụ nữ hư hỏng, và dạy chị biết
yêu như yêu lần đầu. Chẳng rõ ông Simon có học được điều gì từ biến cố này
không?
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Thiên Chúa, đây lời
tôi cầu nguyện: Xin tận diệt, tận diệt trong tim tôi mọi biển lận tầm thường.
Xin cho tôi sức mạnh
thản nhiên để gánh chịu mọi buồn vui.
Xin cho tôi sức mạnh
hiên ngang để đem tình yêu gánh vác việc đời.
Xin cho tôi sức mạnh
ngoan cường để chẳng bao giờ khinh rẻ người nghèo khó, hay cúi đầu khuất phục
trước ngạo mạn, quyền uy.
Xin cho tôi sức mạnh dẻo
dai để nâng tâm hồn vươn lên khỏi ti tiện hằng ngày.
Và cho tôi sức mạnh
tràn trề để âu yếm dâng mình theo ý Người muốn. R. Tagore
(Đỗ Khánh Hoan dịch)
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 7, 36-50.
One of the Pharisees
asked Jesus to share his meal, so He went to the Pharisee's home and as usual
reclined on the sofa to eat. And it happened that a woman of this town, who was
known as a sinner, heard that He was in the Pharisee's house. She brought a precious
jar of perfume and stood behind him at his feet, weeping. She wet his feet with
tears, she dried them with her hair and kissed his feet and poured the perfume
on them.
The Pharisee who had
invited Jesus was watching and thought, «If this man were a prophet, he would
know what sort of person is touching him; isn't this woman a sinner?». Then
Jesus spoke to the Pharisee and said, «Simon, I have something to ask you». He
answered, «Speak, master». And Jesus said, «Two people were in debt to the same
creditor. One owed him five hundred silver coins, and the other fifty. As they
were unable to pay him back, he graciously canceled the debts of both. Now,
which of them will love him more?». Simon answered, «The one, I suppose, who
was forgiven more». And Jesus said, «You are right». And turning toward the
woman, He said to Simon, «Do you see this woman? You gave me no water for my
feet when I entered your house, but she has washed my feet with her tears and
dried them with her hair. You didn't welcome me with a kiss, but she has not
stopped kissing my feet since she came in. You provided no oil for my head, but
she has poured perfume on my feet. This is why, I tell you, her sins, her many
sins, are forgiven, because of her great love. But the one who is forgiven
little, has little love».
Then Jesus said to the
woman, «Your sins are forgiven». The others sitting with him at the table began
to wonder, «Now this man claims to forgive sins!». But Jesus again spoke to the
woman, «Your faith has saved you; go in peace».
«She stood behind him at his feet, weeping»
Mons. José Ignacio ALEMANY Grau, Emeritus Bishop of
Chachapoyas
(Chachapoyas, Peru)
(Chachapoyas, Peru)
Today, Simon the
Pharisee invites Jesus to dine with the purpose of drawing people’s attention.
It was an act of arrogance, but his behavior when he met Jesus, did not even
correspond to the most elementary good manners.
While dining, a public
sinner does a great act of humility: «As she stood behind Him at His feet
weeping, she began to wet His feet with her tears. Then she wiped them and
poured perfume on them» (Lk 7:38).
On the other hand,
when meeting Jesus the Pharisee did not give Him the greeting kiss, or water
for His feet, a towel to wipe them, nor did he anoint Him on the head with oil.
Furthermore, the Pharisee said to himself: "If this man were a prophet, he
would know who is touching him and what kind of woman she is - that she is a
sinner" (Lk 7:39). It was the Pharisee, in fact, who didn't know who He
was!
Pope Francis has very
much insisted on the importance of approaching the sick, thus "touching
the flesh of Christ". Upon canonizing St. Guadalupe García, Francisco
said: «giving up a comfortable life to follow Jesus’ call, she taught the love
of poverty, which permitted a greater love of the poor and infirm to serve them
with tenderness and compassion: and this is called "touching the flesh of
Christ". The poor, the abandoned, the sick, the marginalized are the flesh
of Christ». Jesus touched the sick and He allowed them and the sinners to touch
him.
The sinner of the
Gospel touched Jesus and He was happy to see how her heart was transmuted. For
this reason, He gave her the peace to reward her courageous faith. -You, my
friend, do you come with love to touch the flesh of Christ in so many that go
by your side and need you? If you do it, your reward will be the peace with
God, with others and with yourself.
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét