Gracious Father, at the beginning
of this day, I thank you for the life of St. Thérèse of the Child Jesus,
patroness of the Pope’s Worldwide Prayer Network. Her life of silence in Carmel
is for me, today, an example of how to make my own life a prayer for others.
Help me, Lord, to be simple and focused in everything I do today. With this
desire, I offer my day for the intentions of Pope Francis for this month. Our Father, Who art in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha nhân lành, khởi đầu ngày mới
này con xin tạ ơn Cha vì cuộc đời của chị thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, bổn mạng
của Mạng lưới cầu nguyện toàn cầu của Đức Giáo Hoàng. Đời sống thinh lặng của
chị trong tu viện Cát Minh là gương mẫu cho con biết làm thế nào để đời sống của
con nên lời cầu nguyện cho những anh chị em khác. Lạy Cha, xin giúp con để con
trở nên giản đơn và chuyên tâm trong mọi việc con làm. Với ước nguyện này, con
xin dâng ngày hôm nay của con cho những ý chỉ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong
tháng này. Lạy Cha chúng con ở trên trời…
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“The Son of Man came to serve and
to give his life as a ransom for many.” (Mark 10:45) At this time let us
remember all those who do good regardless of religion: All who sympathize with
the poorest, who pray for the conversion of sinners, who work for peace and for
a better world. The Lord wants us to be one and to do good to all, to love one
another and form one family with Him.
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Vì Con Người đến không phải để được
người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
(Mc 10,45) Lúc này đây, chúng ta hãy nhớ đến tất cả những ai đang làm việc tốt
lành, bất kể tôn giáo nào: những ai có lòng thương cảm với người nghèo, những
ai cầu nguyện cho tội nhân được ơn hoán cải, những ai đấu tranh cho hòa bình và
vì một thế giới tốt đẹp hơn. Thiên Chúa luôn muốn chúng ta hiệp nhất nên một và
làm tất cả mọi điều tốt lành, để yêu thương nhau và trở nên một gia đình với
Chúa.
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
At the end of this day, I bring to
my heart what happened today. I pay close attention to those moments that
inspired me and gave me a new understanding of the world. Lord, what do you
want me to see? Where do I need to renew my life? Transform my heart, Lord, and
help me to live in a closer union with you tomorrow. Hail Mary…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Vào cuối ngày hôm nay, con hồi tâm
nhìn lại trái tim mình với những điều đã xảy đến. Con chú tâm đến những khoảnh
khắc gợi cảm hứng cho con, và mang đến cho con một thế giới quan thật mới mẻ. Lạy
Chúa, Chúa muốn con nhìn thấy điều gì? Con cần làm mới điều gì trong đời sống của
con? Lạy Chúa, xin biến đổi trái tim con, và giúp con sống đời sống thân tình với
Chúa hơn vào mai đây. Kính Mừng Maria…
Lúc ấy, các môn đệ lại
gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời? “2 Đức
Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông3 và bảo: “Thầy bảo thật
anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước
Trời.4 “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước
Trời.5 “Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính
Thầy.
SUY
NIỆM:
“Thầy bảo thật anh em,
nếu anh em không trở lại và trở nên như trẻ thơ, anh em sẽ chẳng bao giờ được
vào Nước Trời” (c. 3). Đây là một câu nói long trọng của Đức Giêsu. Như thế điều
kiện để được vào Nước Trời là phải quay trở lại, và trở nên như trẻ thơ, sống
theo tinh thần của trẻ thơ. Trở nên như trẻ thơ không phải là trở nên ấu trĩ,
ngây ngô, khờ khạo, nhưng là khiêm hạ, tin cậy, phó thác cho Thiên Chúa. Vì thế
thiên đàng có chỗ cho người lớn, người trưởng thành, những người đã sống tinh
thần của trẻ thơ. Để trở lại và trở thành như trẻ thơ, cần nhiều hy sinh từ bỏ.
|Đức Giêsu đã trả lời câu hỏi của các môn đệ: “Ai là người lớn nhất trong Nước
Trời ?” (c. 1). Người lớn nhất chính là người đã hạ mình xuống như em nhỏ đang
đứng ở giữa các ông (c. 2).
Đoạn Tin Mừng này đã gợi
cho Chị Têrêsa bí quyết nên thánh, mà Chị gọi là con đường thơ ấu thiêng liêng.
Chỉ cần sống như trẻ thơ là có hy vọng được nhận vào Nước Trời. Têrêsa đã kiên
trì đi con đường này suốt cuộc đời ngắn ngủi của Chị. Và Chị đã nên thánh, đã
thu hút bao người đi con đường này. Con đường này thật ra cũng chẳng phải là đường
của Chị cho bằng là con đường của bài Tin Mừng hôm nay.
Chị Têrêsa đã muốn sống
cái đơn sơ, nhỏ bé của trẻ thơ. “Tôi muốn tìm thấy một cái thang để lên tới Đức
Giêsu, Vì tôi quá nhỏ bé không lên nổi các bậc trọn lành. Lạy Chúa Giêsu, thang
chính là cánh tay Ngài. Con không cần phải lớn lên, ngược lại con phải nhỏ
mãi.” Têrêsa không nên thánh bằng những việc hãm mình kinh khủng, nhưng bằng những
hy sinh nho nhỏ, những từ bỏ ý riêng. “Ai không có gan đóng đanh mình bằng những
chiếc đanh lớn… thì phải chịu tử đạo bằng những chiếc ghim nhỏ.” Chị tin vào sức
mạnh của những việc nhỏ bé được làm vì yêu. “Nhặt một cái kim ở dưới đất vì yêu
mến, cũng có thể cải hóa một linh hồn.” Mối quan tâm duy nhất của Chị là làm
vui lòng Chúa trong mọi sự. “Tôi vui sướng chịu đựng gian khổ, ngay cả chỉ để
làm Chúa mỉm cười lấy một lần.” Têrêsa phó thác cho Chúa trong giây phút hiện tại.
“Nghĩ tới dĩ vãng và bận tâm về tương lai dễ làm nản chí và thất vọng. Tôi chịu
đựng từng giây phút một. Chúa trao cho tôi từng lúc điều tôi có thể chịu đựng,
và chỉ thế thôi.”
Têrêsa nói với chúng
ta về cách cầu nguyện của Chị. “Tôi làm như mấy đứa bé chưa biết đọc. Tôi nói với
Chúa cách đơn sơ điều tôi muốn nói với Người, và Người luôn nghe tôi.” Tuy sống
tinh thần trẻ thơ, nhưng Têrêsa lại mang nhiều ước mơ lớn. Chị mong được đi
truyền giáo khắp nơi, được vào Dòng Kín ở Hà Nội. “Nếu tôi là linh mục, tôi sẽ
học cho giỏi tiếng Híp-ri và tiếng Hy-lạp, để hiểu tư tưởng của Thiên Chúa, được
diễn tả bằng ngôn ngữ loài người.”
Chắc chắn Têrêsa chẳng
bao giờ là linh mục, và cũng chẳng đi Hà Nội. Nhưng lòng ao ước khiến Chị đã thực
hiện những điều lớn lao. Đức Gioan Phaolô đệ nhị đã tôn Chị làm Tiến Sĩ Giáo Hội,
dù Chị chưa học xong trung học, và qua đời khi mới hai mươi bốn tuổi. Têrêsa
Hài Đồng Giêsu là một vị thánh được yêu thích, đơn giản chỉ vì Chị đã trở lại
và trở thành như trẻ thơ.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, Tình
Yêu của con, nếu Hội Thánh được ví như một thân thể gồm nhiều chi thể khác
nhau, thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu một chi thể cần thiết nhất và cao quý
nhất. Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu. Chính tình yêu làm cho Hội
Thánh hoạt động. Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu, thì các tông đồ sẽ
ngừng rao giảng, các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình…
Lạy Chúa Giêsu, cuối
cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con, ơn gọi của con chính là tình yêu. Con đã
tìm thấy chỗ đứng của con trong Hội Thánh: nơi Trái tim Hội Thánh, con sẽ là
tình yêu, và như thế con sẽ là tất cả, vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội
Thánh.
Lạy Chúa, với chỗ đứng
Chúa ban cho con, mọi ước mơ của con được thực hiện.
(dựa theo lời của
thánh Têrêxa)
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 18, 1-5.
The disciples came to
Jesus and said: «Who is the greatest in the kingdom of heaven?». Then Jesus
called a little child, set the child in the midst of the disciples, and said,
«I assure you that unless you change and become like little children, you
cannot enter the kingdom of heaven. Whoever becomes lowly like this child is
the greatest in the kingdom of heaven, and whoever receives such a child in my
name receives me».
«Unless you change and become like little children,
you cannot enter the kingdom of heaven»
Fr. Antoni CAROL i Hostench
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
Today, we celebrate
the saint (1873-1897) that could be described as the "champion" of
spiritual "smallness". The issue being that this has deserved her the
title – quite uncommon – of "Doctor of the Church". From this
"spiritual childhood" a complete refreshing and renewed spiritual
theology has sprouted...
Paradoxical as it may
seem, "God's greatness lies in the fact that He can make himself
small" (Benedict XVI). Thus, we could say that discretion, simplicity, humility...
make part of the divine DNA: «Unless you change and become like little
children, you will never enter the Kingdom of Heaven» (Mt 18:3). Today’s saint
Doctor of the Church joined the Carmel when she was very young (aged 15) and
entered the "eternal Carmel" when she was twenty-five. So small and
so great! What a paradox to human eyes! But not really so from the perspective
of love. If you want to love, if you want to serve, make yourself small, very
small, as the Child Jesus in the manger, as Jesus Christ on the Cross.
Therese traveled the
path of childhood: «I am a very little soul who can only offer very little
things to the Lord». And because she was so "little", she confided
her growth to spiritual means. She decisively used to say: "Yes, it is
prayer, it is sacrifice which give me all my strength; these are the invincible
weapons that Jesus has given me». Parallel and consequently she relied on
spiritual direction – she did not trust in a herself-- and she loved obedience
to her superiors.
«Therefore, whoever
takes the lowly position of this child is the greatest in the Kingdom of
Heaven» (Mt 18:4). A real contrast with the conceit of modernity! Perhaps for
this reason, St. Therese is a "Doctor". She did have a knowledge of
life. A life that should bear fruit for the Creator: «Our Lord does not come
from Heaven every day to stay in a golden ciborium. He comes to find another
heaven, the heaven of our soul in which He loves to dwell».
Gracious Father, on this last day
of the month, I offer to you this day for the young people of the African
continent, that young people in Africa may have access to education and work in
their own countries. Our Father, Who art
in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha từ nhân, vào ngày cuối cùng
của tháng, con xin dâng lên Ngài ngày hôm nay cho giới trẻ tại Châu Phi được hưởng
một nền giáo dục và có công ăn việc làm trong chính đất nước của họ. Lạy Cha chúng con ở trên trời….
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“The search for peace is an
open-ended task, a responsibility that never ends and that demands the
commitment of everyone.” (Pope Francis) Lord, help me to do what I can in my
community to promote peace.
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Việc tìm kiếm hòa bình là một nhiệm
vụ mở, một trách nhiệm không bao giờ kết thúc và đòi hỏi sự cam kết của tất cả
mọi người.” (ĐGH Phanxicô) Lạy Chúa, xin giúp con để con làm được những gì con
có thể trong việc thúc đẩy hòa bình của cộng đồng.
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
I abandon myself to you, Lord, at
the end of this day. I examine my conscience and consider how I treated those I
encountered? Was I generous in heart? Which areas do I need to improve in my
life? Heal my heart, Lord, and fill it with your compassion. Hail Mary…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Lạy Chúa, kết thúc ngày hôm nay,
con trao phó chính con cho Ngài. Con suy xét lại lương tâm của mình và cách đối
xử với những người mà con gặp gỡ. Con có thực sự quảng đại không? Con cần cải
thiện những khía cạnh nào trong cuộc sống? Lạy Chúa, xin hàn gắn trái tim con
và đổ tràn trong con lòng thương xót của Ngài. Kính Mừng Maria….
Hôm ấy, Ông Gioan
nói với Ðức Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ.
Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta”. 39 Ðức Giêsu bảo:
“Ðừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi
ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40 Quả thật, ai không chống lại chúng
ta là ủng hộ chúng ta. 41 “Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc
về Ðấng Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu.
42 “Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà
buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. 43 Nếu tay anh làm cớ cho
anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có
đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt. 45 Nếu chân anh làm
cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn
hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục, 47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa
ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ
hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, 48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.
SUY
NIỆM
Chúng ta sống trong một
thế giới có nhiều gương xấu. Gương xấu lan nhanh nhờ các phương tiện truyền
thông, tạo nên một bầu khí ô nhiễm thấm vào buồng phổi. Ngay trong Hội Thánh
cũng có kẻ gây gương xấu, khiến cho đức tin một số người gặp khủng hoảng. Ðức
Giêsu tỏ thái độ không khoan nhượng đối với kẻ này: “… thà buộc cối đá lớn vào
cổ nó mà ném xuống biển còn hơn.” Có thể chúng ta đã ít nhiều gây gương xấu. Cha
mẹ làm ăn bất chính khiến con cái mất niềm tin. Nhà tu hành mê say vật chất khiến
tín hữu thất vọng. Những phe phái chia rẽ khiến giới trẻ nghi ngờ tình yêu. Có
biết bao duyên cớ đẩy đưa một người sa ngã. Nhiều khi chúng ta, vì vô tình hay
thiếu khôn ngoan, không biết hạn chế tự do của mình, nên đã làm tổn thương
lương tâm của những người yếu đuối.
Tôi có thể gây dịp tội
khiến anh em tôi sa ngã, nhưng chính thân xác tôi lại có thể là dịp tội cho
tôi. Ðức Giêsu đòi ta chặt tay, chặt chân, móc mắt, nếu những bộ phận đó làm ta
phạm tội. Hội Thánh không bao giờ hiểu đòi hỏi này theo nghĩa đen (nếu thế thì
khó mà có một Kitô hữu lành lặn!). Nhưng chúng ta lại không được coi thường tính
chất mạnh mẽ và quyết liệt của đòi buộc này. Chẳng ai trong chúng ta ngạc nhiên
nếu thấy có người dám chịu cắt bỏ một phần thân thể hầu cứu lấy sinh mạng của
mình. Người khôn là người dám từ bỏ một điều quý để giữ lại một điều quý hơn. Chỉ
ai coi cuộc sống vĩnh cửu là điều quý nhất, người ấy mới dám hy sinh mắt và tay
chân, những gì vốn là tốt, nhưng nay lại thành vật cản trở. Có bao điều thiết
thân, gắn liền với đời ta, nhưng nay đã trở thành vật cản trở. Cả những điều ấy,
ta cũng phải cắt đứt, đoạn tuyệt. Chấp nhận đoạn tuyệt là chấp nhận đớn đau. Bỏ
một tật xấu, một thói quen, một kế hoạch có khi còn đau hơn móc mắt hay chặt
tay. Nếu chúng ta can đảm thắng vượt nỗi đau, chúng ta sẽ được tự do thanh
thoát. Nếu cần một cuộc giải phẫu cho linh hồn. Giải phẫu không phải chỉ là cắt
bỏ, mà còn là thay thế: thay ước muốn nơi trái tim, thay lối nghĩ nơi bộ óc, thay
cái nhìn nơi đôi mắt, thay cách hành động nơi tay.
Ðức Giêsu đưa ra những
đòi hỏi tận căn. Ðể vươn tới Tuyệt Ðối thì cần hy sinh cái tương đối. Ước gì
chúng ta ra khỏi thái độ lấp lửng, nửa vời, và dứt khoát chọn Thiên Chúa là Tuyệt
Ðối.
CẦU
NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, sống
cho Chúa thật là điều khó. Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con. Chúa đòi
con cho Chúa tất cả để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa.
Chúa thích lấy đi những
gì con cậy dựa để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa. Chúa thích cắt tỉa
con khỏi những cái rườm rà để cây đời con sinh thêm hoa trái.
Chúa cương quyết chinh
phục con cho đến khi con thuộc trọn về Chúa.
Xin cho con dám ra khỏi
mình, ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan để sống theo những đòi hỏi
bất ngờ của Chúa, dù phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước gì con cảm nghiệm
được rằng trước khi con tập sống cho Chúa và thuộc về Chúa thì Chúa đã sống cho
con và thuộc về con từ lâu. Amen.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Mark 9, 38-43, 45, 47-48.
John said to him,
«Master, we saw someone who drove out demons by calling upon your name, and we
tried to forbid him because he does not belong to our group». Jesus answered,
«Do not forbid him, for no one who works a miracle in my name can soon after
speak evil of me. For whoever is not against us is for us. If anyone gives you
a drink of water because you belong to Christ and bear his name, truly, I say
to you, he will not go without reward. »
«If anyone should
cause one of these little ones who believe in me to stumble and sin, it would
be better for him to be thrown into the sea with a great millstone around his
neck. If your hand makes you fall into sin, cut it off! It is better for you to
enter life without a hand than with two hands to go to hell, to the fire that
never goes out. And if your foot makes you fall into sin, cut it off! It is
better for you to enter life without a foot than with both feet to be thrown
into hell. And if your eye makes you fall into sin, tear it out! It is better
for you to enter the kingdom of God with one eye than, keeping both eyes, to be
thrown into hell where the worms that eat them never die, and the fire never
goes out».
«No one who works a miracle in my name can soon after speak
evil of me»
Fr. Valentí ALONSO i Roig
(Barcelona, Spain)
Today, following the
example of the most modern TV producer, we are given to see Jesus conjuring
images of unstoppable fire and worms into a place we have to avoid by all
means: into hell, «where the worms that eat them never die, and the fire never
goes out» (Mk 9:48). It is a vivid description of the state a person may attain
when his/her life has not carried him/her where he/she wanted to go. It could
be compared to the moment when, while driving our car, we take the wrong road
by thinking it is the right one, and we end up in an unknown place, not knowing
where we are and where we did not certainly want to go. We have to avoid it, no
matter how, even if we have to get rid of some apparently unalienable things:
without hands (cf. Mk 9,43), without feet (cf. Mk 9,45), without eyes (cf. Mk
9,47). We have to have the strong desire to enter into the Kingdom of God even
if we have to go without an essential part of ourselves.
It is possible that
this Gospel may incite us to mull over something we may have, very dear to us,
but that prevents us from seeing God, —or even worse— that pushes us away from
God.
The same Jesus leads
us to look for the sin responsible for all our failings (hands, feet and eyes).
Jesus speaks about anyone that could cause one of these little ones who believe
in Him to stumble and sin (cf. Mk 9:42). “To cause someone to sin” is to turn
someone away from God. We, therefore, appraise in every person his nearness to
Jesus, the faith he may have.
Jesus teaches us we do
not have to belong to the Twelve or to be one of his most intimate disciples to
be able to stay beside Him: «For whoever is not against us is for us» (Mk
9:40). We can understand that Jesus saves all. It is a lesson of today's
Gospel: many are those who, because of their deeds, are closer to the Kingdom
of God than we may think. As St. Therese of Lisieux admitted: «The Lord cannot
reward me for my deeds (…) Thus, I hope He will reward me for His».
Heavenly Father, on this day in
honor of the Holy Archangels, may I invoke their intercession and protection,
seeking their aid in promoting the true, good and beautiful in the world. I
offer this day for the intentions of Pope Francis for this month. Our Father, Who art in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha trên trời, trong ngày tôn
vinh các Tổng Lãnh Thiên Thần, xin cho con biết tìm đến sự giúp đỡ và bảo trợ của
các ngài trong việc thúc đẩy sự thật, điều tốt lành và vẻ đẹp trên thế giới
này. Con xin dâng lên Cha ngày hôm nay theo ý cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô trong tháng này. Lạy Cha chúng
con ở trên trời….
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“Today is the Feast of the
Archangels Michael, Gabriel, and Raphael. Let us call on them so that we are
always reminded of God’s presence.” (Pope Francis)
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Hôm nay là ngày lễ của các Tổng
Lãnh Thiên Thần Micae, Gabrien, Raphaen. Chúng ta hãy gọi tên các ngài để chúng
ta luôn được nhắc nhở về sự hiện diện của Thiên Chúa.” (ĐGH Phanxicô)
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
As the evening stars rise above the
earth, I contemplate your celestial beauty. Thank you for this day and the many
gifts you have given me. How often did I think of your presence today? Did I
see you in the people I encountered? Forgive me if I strayed from the right
path today. With the help of the Holy Angels, may I follow your will tomorrow. Hail Mary…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Vào buổi tối khi các ngôi sao xuất
hiện trên trái đất, con chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các thiên thần. Cám ơn Chúa vì
một ngày đã qua và nhiều món quà Người đã ban tặng cho con. Con có thường nghĩ
đến sự hiện diện của Chúa trong suốt ngày hôm nay không? Con có nhận ra Ngài
nơi những người con gặp gỡ. Lạy Chúa, xin tha thứ cho con nếu con đi lạc ra khỏi
nẻo chính đường ngay. Với sự trợ giúp của các Thiên Thần, xin cho con biết theo
ý muốn của Chúa vào ngày mai. Kính Mừng
Maria…
Đức Giê-su thấy ông
Na-tha-na-en tiến về phía mình, liền nói về ông rằng: “Đây đích thật là một người
Ít-ra-en, lòng dạ không có gì gian dối.”48 Ông Na-tha-na-en hỏi Người: “Làm sao
Ngài lại biết tôi? ” Đức Giê-su trả lời: “Trước khi Phi-líp-phê gọi anh, lúc
anh đang ở dưới cây vả, tôi đã thấy anh rồi.”49 Ông Na-tha-na-en nói: “Thưa Thầy,
chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Ít-ra-en! “50 Đức Giê-su đáp:
“Vì tôi nói với anh là tôi đã thấy anh ở dưới cây vả, nên anh tin! Anh sẽ còn
được thấy những điều lớn lao hơn thế nữa.”51 Người lại nói: “Thật, tôi bảo thật
các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên
xuống xuống trên Con Người.”
SUY
NIỆM:
Trong kinh Tin Kính,
chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng dựng nên muôn vật hữu hình
cùng vô hình. Các thụ tạo vô hình ở đây chính là chư vị thiên thần. Chư vị này
sống gần bên Thiên Chúa để phục vụ Ngài và nhân loại.
Hơn nữa, các thiên thần
là những người đã phục vụ Đức Giêsu Kitô, từ khi Ngài chào đời đến khi Ngài
quang lâm. Sứ thần Gabrien được Thiên Chúa sai đến với trinh nữ Maria để loan
báo về sự hạ sinh của Đấng Cứu Độ (Lc 1, 26). Ta nghe tiếng ngợi khen của muôn
vàn thiên binh cùng với sứ thần trong đêm Con Thiên Chúa giáng sinh trên trái đất
(Lc 2, 13). Ta cũng thấy các thiên thần hiện ra để phục vụ Đức Giêsu (Mt 4,
11), sau khi Ngài chiến thắng những cám dỗ của quỷ dữ nơi hoang địa. Khi Đức
Giêsu bị xao xuyến trước cái chết sắp đến, một thiên thần từ trời đã đến tăng sức
cho Ngài (Lc 22, 43). Ngài đã không tránh né cái chết bằng cách xin Cha cấp cho
mình mười hai đạo binh thiên thần (Mt 26, 53). Tin Vui Phục sinh được loan báo
bởi các thiên thần từ mộ trống (Lc 24, 6). Vào ngày tận thế, các thiên thần của
Đức Giêsu sẽ đi theo Ngài khi Ngài trở lại trong vinh quang để phán xét cả thế
giới (Mt 16, 27). Đức Giêsu nay ngự bên hữu Thiên Chúa trên trời, trổi vượt
trên các thiên thần và được các thiên thần thờ lạy (Dt 1, 4. 6).
Câu cuối của bài Tin Mừng
hôm nay cũng nói đến tương quan giữa Đức Giêsu và các thiên thần. Trong lần gặp
gỡ với Nathanaen và các bạn của ông Đức Giêsu đã long trọng hứa là họ sẽ thấy
trời rộng mở, và “các thiên thần lên lên xuống xuống trên Con Người” (c. 51). Trong
một giấc mộng, Giacóp đã chiêm bao thấy “một chiếc thang dựng dưới đất, đầu
thang chạm tới trời, trên đó có các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống”
(St 28, 12). Đức Giêsu nhận mình chính là chiếc thang đó, là Đấng Trung Gian nối
đất với trời, nối Thiên Chúa với nhân loại. Các thiên thần cũng phải qua Ngài
mà đến phục vụ con người. Các thiên thần cũng là những đấng trung gian được sai
đi, nhưng họ phải qua Đấng Trung Gian duy nhất và đích thực, vì Đấng đó vừa trọn
vẹn là người, vừa trọn vẹn là Thiên Chúa.
Lên lên xuống xuống
trên thang Giêsu là việc của các thiên thần. Lên với Thiên Chúa để dâng cho
Ngài nỗi thống khổ của nhân loại. Xuống với nhân loại để mang cho họ ân lộc và
sứ điệp từ trời. Thiên thần vừa gần với con người, vừa gần với Thiên Chúa, vừa
tựa trên đất, vừa đụng tới trời, nên kéo trời xuống đất và đưa đất lên trời. Xin
được quyền năng của Sứ thần Micae: Ai bằng Thiên Chúa. Xin được sức mạnh của Sứ
thần Gabrien: Thiên Chúa hùng dũng. Xin được ơn lành mạnh của Sứ thần Raphaen:
Thiên Chúa chữa lành. Kitô hữu là người hạnh phúc vì biết mình được nâng đỡ chở
che.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi
là Đấng con tôn thờ, xin giúp con quên mình hoàn toàn để ở lại trong Chúa. lặng
lẽ và an bình như thể hồn con đã sống trong vĩnh cửu.
Lạy Đấng thường hằng bất
biến, mong sao không gì có thể khuấy động sự bình an của con, hay làm cho con
ra khỏi Chúa ; nhưng ước chi mỗi phút lại đưa con tiến xa hơn vào chiều sâu của
mầu nhiệm Chúa!
Xin làm cho hồn con
bình an thanh thản, xin biến hồn con thành chốn trời cao, thành nơi cư ngụ dấu
yêu của Chúa, nơi Chúa nghỉ ngơi.
Ước chi con không bao
giờ để Chúa ở đó một mình nhưng con luôn có mặt, với trọn cả con người, với
thái độ nhạy bén trong đức tin, cung kính tôn thờ và phó mình cho Chúa sáng tạo.
(Lời nguyện của chân
phước Elisabeth de Trinité)
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint John 1, 47-51.
When Jesus saw
Nathanael coming, He said of him, «Here comes an Israelite, a true one; there
is nothing false in him». Nathanael asked him, «How do you know me?». And Jesus
said to him, «Before Philip called you, you were under the fig tree and I saw
you». Nathanael answered, «Master, you are the Son of God! You are the King of
Israel!». But Jesus replied, «You believe because I said: ‘I saw you under the
fig tree’. But you will see greater things than that. Truly, I say to you, you
will see the heavens opened and the angels of God ascending and descending upon
the Son of Man».
«You will see the heavens opened and the angels of God
ascending and descending upon the Son of Man»
+ Cardinal Jorge MEJÍA Archivist and Librarian of Holy Roman
Church
(Città del Vaticano, Vatican)
Today, in the feast of
the Saints Archangels, Jesus manifests to his Apostles and to everybody else,
the presence of his angels and their relation with him. They are in the Lord's
celestial glory, where they perennially exalt the Son of man, who is the Son of
God. They surround him and are at his service.
This «Ascending and
descending» reminds us of the episode of the Patriarch Jacob, who, while
sleeping over a stone, on his trip to the dwelling land of his ancestors
(Mesopotamia), he had the vision of the angels “descending and ascending” by a
mysterious ladder which reached from earth to heaven, and of Yahweh renewing to
him the glorious promises which He had made to Abraham and Isaac. We should
notice the relation between the divine communication and the active presence of
the angels.
Gabriel, Michael and
Raphael appear, thus, in the Bible witnessing men's earthly vicissitudes and
bringing them —as St. Gregory the Great tells us— with their presence and their
own deeds, those communications that can definitely change our lives. They are
precisely named “archangels”, that is, princes of the angels, because they are
sent to the greatest missions.
Gabriel is sent to
announce to the Blessed Virgin Mary the virginal conception of the Son of God
(cf. Lk 1:28-30). Michael fights against the rebel angels who are cast out from
Heaven (cf. Rev 12). He announces, thus, the mystery of his divine justice,
which is also exerted against those rebelling angels, while assuring us of his
victory —and ours too— over the Evil. Raphael accompanies the young Tobias,
protects and advises him, and, finally, heals his father (cf. Tob). This way,
we are told of the presence of angels beside each one of us: the angel we name
the Guardian angel.
Let us learn from this
celebration of the archangels “ascending and descending” upon the Son of man,
that they serve God, but they serve him for our sake. They glorify the Holy
Trinity, and they do it while serving us. And, consequently, we realize how
much devotion we owe them and how grateful we should also be to the Father who
sends them for our own good.
Merciful Father, I pause to let
your love wash over me. Grant me the strength I need today to be charitable,
even to my enemies. I offer this day for the intentions of Pope Francis for
this month, that young people in Africa may have access to education and work
in their own countries. Hail Mary…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha giàu lòng thương xót, con
xin dừng lại giây phút để tình yêu của Cha gột rửa con. Hôm nay xin Cha ban cho
con sức mạnh con cần để trở nên thiện hảo, ngay cả với kẻ thù của con. Con xin
dâng lên Cha ngày hôm nay để hiệp với ý chỉ của Đức Giáo Hoàng trong tháng này,
là xin cho giới trẻ tại Châu Phi được hưởng một nền giáo dục và có công ăn việc
làm trong chính đất nước của họ. Kính mừng
Maria…
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“When you experience bitterness,
put your faith in all those who still work for good: in their humility lies the
seed of a new world.” (Pope Francis) Take, Lord, and receive my heart, and
teach me humility.
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Khi trải qua sự khổ đau, hãy đặt
lòng tin của con vào tất cả những người vẫn đang làm những điều tốt lành: lòng
khiêm nhường của họ như hạt giống trổ sinh thế giới mới.” (ĐGH Phanxicô) Lạy
Chúa, xin hãy lấy đi, đón nhận trái tim con và dạy con biết khiêm nhường.
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
At the end of this day, I review
the many moments that have passed. Which areas in my life do I need to improve?
How do I approach others? Are there people I need to forgive? Help me, Lord,
and teach me how to follow the Way of the Heart. Hail Mary…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Vào lời khắc cuối ngày, con xem xét
lại những khoảnh khắc mà con đã trải qua trong hôm nay. Đâu là những điều con cần
cải thiện trong cuộc sống? Làm sao để con đến gần hơn với người khác? Con cần
tha thứ cho những ai? Lạy Chúa, xin thương giúp con và dạy con làm cách nào để
tiến bước trên Đường của con tim. Kính mừng
Maria…
Hôm ấy, Đức Giê-su
cầu nguyện một mình. Các môn đệ cũng ở đó với Người, và Người hỏi các ông rằng:
“Dân chúng nói Thầy là ai? “19 Các ông thưa: “Họ bảo Thầy là ông Gio-an Tẩy Giả,
nhưng có kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, kẻ khác lại cho là một trong các ngôn sứ thời
xưa đã sống lại.”20 Người lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? ” Ông
Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa.”21 Nhưng Người nghiêm giọng
truyền các ông không được nói điều ấy với ai.22 Người còn nói: “Con Người phải
chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết,
và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.”
SUY
NIỆM:
Trong Tin Mừng Luca, Đức
Giêsu đã đi cầu nguyện một mình, trước khi đặt những câu hỏi quan trọng cho các
môn đệ. “Dân chúng nói Thầy là ai ?” (c. 18). Ngài muốn biết dư luận nghĩ gì về mình. Nói
chung họ nghĩ Ngài là một ngôn sứ đầy quyền năng (x. Lc 24, 19). Điều đó đúng
nhưng không đủ. Đức Giêsu mong nghe ý kiến của những người đã ở gần Ngài hơn. “Còn
anh em, anh em bảo Thầy là ai?” (c. 20). Phêrô đại diện anh em trả lời: “Thầy
là Đấng Kitô của Thiên Chúa.” Câu trả lời này đúng hơn và đủ hơn, nhưng cũng dễ
gây hiểu lầm và chưa đến lúc cần công bố. Chính vì thế Đức Giêsu đã cấm các môn
đệ không được tiết lộ (c. 21).
Phêrô đã trả lời đúng,
vì Thầy Giêsu quả là Đấng Kitô hay còn gọi là Đấng Mêsia mà dân Do Thái mong đợi
từ bao đời. Nhưng Phêrô có thể hiểu sai khuôn mặt của Đấng Mêsia đó. Mêsia
Giêsu không phải là người sẽ giải phóng Ítraen khỏi ách Rôma, cũng không phải
là người muốn nắm quyền lực trần thế. Nhưng Ngài sẽ phải chịu khổ hình và bị giết
chết bởi giới lãnh đạo (c. 22). Mêsia Giêsu mang khuôn mặt đau khổ của Người
Tôi Trung. Phêrô đã đi theo Mêsia nào? Nếu ông biết số phận bi đát đang chờ đợi
Thầy của ông, ông có còn muốn theo Ngài nữa không?
“Còn con, con bảo Thầy
là ai?” Đức Giêsu cũng hỏi từng người chúng ta như vậy, nhiều lần trong đời. Tôi
phải trả lời, vì tôi không nên đi theo Đấng mà tôi không biết là ai. Tôi nghe
câu hỏi trên ở mọi chặng đường của cuộc sống, và có thể đưa ra những câu trả lời
khác nhau, dựa trên kinh nghiệm, bởi lẽ Đức Giêsu là một Mầu nhiệm không ngừng
mở ra cho tôi. Qua từng biến cố trong đời, tôi lại khám phá ra những nét mới
nơi Ngài. Ngài vẫn là một, nhưng mang nhiều dáng dấp khác nhau khi đến với tôi,
để đáp lại những khát vọng sâu thẳm nơi trái tim.
Nhưng trả lời câu hỏi
của Thầy Giêsu không hẳn đã là điều quan trọng. Điều quan trọng là sống câu trả
lời của mình. Đời tôi là một chuỗi những câu trả lời cho câu hỏi đó. Nếu tôi coi
Ngài là Thầy, xin được ngồi nghe và để Thầy uốn nắn. Nếu tôi coi Ngài như Bạn,
xin được dành giờ để tâm sự, sẻ chia. Nếu tôi tin Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa
làm người, xin được cúi đầu thờ lạy trước tình yêu khiêm hạ. Nếu tôi gọi Ngài
là Chúa, xin được hiến trọn đời mình để cùng Ngài phục vụ cho kế hoạch cứu độ của
Cha. Nếu tôi gọi Ngài là Đấng Giải Phóng, xin Ngài cho tôi được tự do, và cho
tôi được cộng tác với Ngài giúp thế gian ra khỏi vòng nô lệ. Cuối cùng, nếu tôi
biết rõ Ngài yêu tôi cách độc nhất, xin để cho đời mình đáp lại tình yêu.
CẦU
NGUYỆN:
Xin hãy dẫn dắt con đi
từ cõi chết đến sự sống, từ lầm lạc đến chân lý.
Xin hãy dẫn dắt con đi
từ thất vọng đến hy vọng, từ sợ hãi đến tín thác.
Xin hãy dẫn dắt con đi
từ ghen ghét đến yêu thương, từ chiến tranh đến hòa bình.
Xin hãy đổ đầy bình an
trong trái tim chúng con, trong thế giới chúng con, trong vũ trụ chúng con.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 9, 18-22.
One day when Jesus was
praying alone, not far from his disciples, He asked them, «What do people say
about me?». And they answered, «Some say that you are John the Baptist; others
say that you are Elijah, and still others that you are one of the former
prophets risen from the dead». Again Jesus asked them, «Who then do you say I
am?». Peter answered, «The Messiah of God». Then Jesus spoke to them, giving
them strict orders not to tell this to anyone. And he added, «The Son of Man
must suffer many things. He will be rejected by the elders and chief priests
and teachers of the Law, and put to death. Then after three days he will be
raised to life».
«What do people say about me? (...). Who do you say I am?»
Fr. Pere OLIVA i March
(Sant Feliu de Torelló, Barcelona, Spain)
Today, in the Gospel
we find two questions that our Master is asking to all of us. The first one
requires an approximate statistical reply: «What do people say about me?» (Lk
9:18). This forces us to look around and see how others answer this question:
our neighbours, our work mates, our friends, our closest relatives... We look
about ourselves and we feel more or less responsible or close —depending upon
the cases— for some of the replies given by those who have some connection with
our environment, and us “the people”... And, their answers say a lot, inform us,
position us and make us realize what those who live next to us are looking for,
what they need, what they desire. It helps us to tune in, to discover a meeting
point with the other party, to grow closer...
But, there is a second
question for us: «Who then do you say I am?» (Lk 9:20). This becomes a
fundamental question knocking at our door; a question demanding from each one
of us: adhesion or denial; veneration or aloofness; to walk along with him and
in him or just end up a relationship of simple sympathy... This is a delicate
and determining question, because it affects us. What do our lips and attitude
say? Do we want to be faithful to Him who is and gives a meaning to our life?
Is there to be found a sincere disposition in us to follow him in our journey
through life? Are we ready to go with him to the Jerusalem of the Cross and the
Glory?
«It is a path of Cross
and Resurrection (...). The Cross is the Exaltation of Christ. He said it too:
‘When I am lifted up from the earth, I will draw all people to Me’. It is
evident, therefore, that the Cross is the Glory and exaltation of Christ» (St.
Andrew of Crete). Are we then ready to move on to Jerusalem? Only with him and
in him, is this not so?