Lời Chúa: 2 Tm 1, 1-8
1Tôi là
Phao-lô, Tông Đồ của Đức Ki-tô Giê-su, do ý muốn của Thiên Chúa, chiếu theo lời
Thiên Chúa hứa ban sự sống vốn có trong Đức Ki-tô Giê-su,2 gửi anh Ti-mô-thê,
người con yêu dấu. Xin Thiên Chúa là Cha và xin Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng
ta, ban cho anh được ân sủng, lòng thương xót và sự bình an.
3 Tôi tạ ơn
Thiên Chúa, Đấng tôi phụng thờ với lương tâm trong sạch, theo gót tổ tiên; tôi
tạ ơn Người khi tôi không ngừng nhắc nhở đến anh, trong các lời cầu nguyện của
tôi, đêm cũng như ngày.4 Nhớ đến những giọt nước mắt của anh, tôi ước ao gặp lại
anh để được chan chứa niềm vui.5 Tôi hồi tưởng lại lòng tin không giả hình của
anh, lòng tin đã có nơi cụ Lô-ít, bà ngoại anh, nơi bà Êu-ni-kê, mẹ anh, cũng
như chính nơi anh, tôi xác tín như vậy.
6 Vì lý do
đó, tôi nhắc anh phải khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, đặc sủng anh đã nhận được
khi tôi đặt tay trên anh.7 Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí
làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta được đầy
sức mạnh, tình thương, và biết tự chủ.8 Vậy anh đừng hổ thẹn vì phải làm chứng
cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, người tù của Chúa; nhưng dựa vào sức
mạnh của Thiên Chúa, anh hãy đồng lao cộng khổ với tôi để loan báo Tin Mừng.
Second Letter to Timothy 1:1-8.
Paul, an
apostle of Christ Jesus by the will of God for the promise of life in Christ
Jesus, to Timothy, my dear child: grace, mercy, and peace from God the Father
and Christ Jesus our Lord.
I am
grateful to God, whom I worship with a clear conscience as my ancestors did, as
I remember you constantly in my prayers, night and day. I yearn to see you
again, recalling your tears, so that I may be filled with joy, as I recall your
sincere faith that first lived in your grandmother Lois and in your mother
Eunice and that I am confident lives also in you.
For this
reason, I remind you to stir into flame the gift of God that you have through
the imposition of my hands. For God did not give us a spirit of cowardice but
rather of power and love and self-control. So do not be ashamed of your
testimony to our Lord, nor of me, a prisoner for his sake; but bear your share
of hardship for the gospel with the strength that comes from God.
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB
Timothy and Titus, successors of the apostles
The whole
Church is apostolic, in that she remains, through the successors of St. Peter
and the other apostles, in communion of faith and life with her origin: and in
that she is "sent out" into the whole world. All members of the
Church share in this mission, though in various ways. "The Christian
vocation is, of its nature, a vocation to the apostolate as well." Indeed,
we call an apostolate "every activity of the Mystical Body" that aims
"to spread the Kingdom of Christ over all the earth." (Vatican II: AA
– Apostolicam actuositatem, The apostolate of the laity– 2).
"Christ,
sent by the Father, is the source of the Church's whole apostolate"; thus
the fruitfulness of apostolate for ordained ministers as well as for lay people
clearly depends on their vital union with Christ. In keeping with their
vocations, the demands of the times and the various gifts of the Holy Spirit,
the apostolate assumes the most varied forms. But charity, drawn from the
Eucharist above all, is always "as it were, the soul of the whole
apostolate." (AA 3)
The Church
is ultimately one, holy, catholic, and apostolic in her deepest and ultimate
identity, because it is in her that "the Kingdom of heaven," the
"Reign of God," already exists and will be fulfilled at the end of
time. The kingdom has come in the person of Christ and grows mysteriously in
the hearts of those incorporated into him, until its full eschatological
manifestation. Then all those he has redeemed and made "holy and blameless
before him in love," (Eph 1:4) will be gathered together as the one People
of God, the "Bride of the Lamb," "the holy city Jerusalem coming
down out of heaven from God, having the glory of God." For "the wall
of the city had twelve foundations, and on them the twelve names of the twelve
apostles of the Lamb." (Rv 21:9-11.14).
Suy niệm:
Khi xa
nhau, nhớ nhau, người ta thường viết thư cho nhau. Ngày xưa phải mất nhiều thời
gian một lá thư mới đến tay người nhận. Nhưng nhận được lá thư từ xa thì thật
là hạnh phúc. Có lẽ thánh Phaolô đã viết thư này cho anh Timôthê khi ngài đang
ngồi tù tại Rôma, vào những năm cuối đời. Ngài viết trong thư như sau: “Còn
tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi” (2 Tm 4, 6). Ngài
còn viết: “Vì Tin Mừng ấy, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một
tên gian phi” (2 Tm 2, 9). Nếu đúng thế, thì lá thư này là một thứ di chúc để lại
cho Timôthê, người môn đệ, bạn đồng hành mà ngài gọi là người con yêu dấu (c.
2).
Đọc những
câu đầu của lá thư, chúng ta thấy tình cảm gắn bó của Phaolô đối với Timôthê, người
mà ngày đêm ngài luôn nhớ đến trong lời cầu nguyện (c. 3). Phaolô cũng nhớ những
giọt nước mắt lúc chia tay của Timôthê (c. 4), lúc anh vâng lời ở lại Êphêsô,
còn Phaolô tiếp tục hành trình (1 Tm 1, 3). Phaolô vẫn không quên truyền thống
đức tin nơi gia đình của anh. Đức tin được thông chuyển đến Timôthê qua mẹ và
bà ngoại. Tên của hai phụ nữ này Phaolô còn giữ trong ký ức (c. 5). Xem ra chưa
phai mờ bao kỷ niệm thời Timôthê đi chung với Phaolô trong những cuộc hành
trình truyền giáo (Cv 16, 1-4; 19, 22). Chia sẻ bao buồn vui, nhọc nhằn và nguy
hiểm, trên đất liền và biển cả, Phaolô và Timôthê trở thành những người bạn
thân thiết cho sứ mạng.
Khi viết
thư cho Timôthê trong vai trò một người giám quản, phụ trách cộng đoàn Kitô hữu
ở Êphêsô, Phaolô muốn nâng đỡ Timôthê trong lúc anh đang gặp khó khăn. Có vẻ
anh muốn chùn bước trước những người dạy giáo lý sai lạc. Phaolô đụng ngay vào
tính nhút nhát của anh khi nhắc nhở: “Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một
tinh thần nhút nhát, nhưng một tinh thần mạnh mẽ, yêu thương và tự chủ” (c. 7).
Timôthê cần vượt lên trên sự xấu hổ để làm chứng cho Chúa, dám chia sẻ sự gian
khó để loan báo Tin Mừng (c. 8).
Có một ngọn
lửa nào cần khơi dậy nơi Timôthê. Đối với Phaolô ngọn lửa ấy chính là đặc sủng
của Thiên Chúa, đặc sủng mà Timôthê nhận được khi Phaolô đặt tay trên anh (c.
6), khi hàng kỳ mục ở Êphêsô đặt tay trên anh (1 Tm 4,14). Timôthê đã được thụ
phong rồi, ngọn lửa đã bừng sáng. Không thể để khó khăn, nguy hiểm nào làm nó tắt
được.
Mừng lễ hai
thánh Timôthê và Titô, hai phụ tá của thánh Phaolô, chúng ta cầu nguyện cho các
vị lãnh đạo Giáo Hội trên thế giới. Khi “dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa” (c.
8), chúng ta sẽ ra khỏi sự nhút nhát và xấu hổ, sợ hãi và lo âu của mình, để
làm chứng cho Chúa trong một thế giới đầy rối ren và phức tạp.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa
Giêsu, xin cho chúng con ngọn lửa trong Trái tim Chúa, ngọn lửa của tình yêu
Cha và nhân loại.
Xin làm tim
con ấm lại mỗi ngày, nhờ được nghe Chúa nói như hai môn đệ về Emmau, và được
Chúa nuôi bằng bánh ban sự sống.
Xin soi
sáng chúng con bằng ngọn lửa rực rỡ mỗi khi chúng con cầu nguyện hay quyết định.
Xin thanh
luyện chúng con bằng ngọn lửa hồng của những thất bại đắng cay trên đường đời.
Ước gì
chúng con luôn có lửa nhiệt thành để hết lòng phụng sự Nước Chúa, lửa tình yêu
để vượt qua những hận thù đố kỵ.
Lạy Chúa
Giêsu, thế giới hôm nay vẫn bị tối tăm, lạnh lẽo đe dọa. Xin ban cho chúng con
những lưỡi lửa để chúng con đi khắp địa cầu loan báo về Tình yêu và gieo rắc
Tình yêu khắp nơi. Amen.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét