Lời Chúa: Mc 2, 23-28
23 Vào ngày
sa-bát, Đức Giê-su đi băng qua một cánh đồng lúa. Dọc đường, các môn đệ bắt đầu
bứt lúa.24 Người Pha-ri-sêu liền nói với Đức Giê-su: “Ông coi, ngày sa-bát mà họ
làm gì kia? Điều ấy đâu được phép! “25 Người đáp: “Các ông chưa bao giờ đọc
trong Sách sao? Ông Đa-vít đã làm gì, khi ông và thuộc hạ bị thiếu thốn và đói
bụng?26 Dưới thời thượng tế A-bi-a-tha, ông vào nhà Thiên Chúa, ăn bánh tiến, rồi
còn cho cả thuộc hạ ăn nữa. Thứ bánh này không ai được phép ăn ngoại trừ tư tế.”
27 Người
nói tiếp: “Ngày sa-bát được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho
ngày sa-bát.28 Bởi đó, Con Người làm chủ luôn cả ngày sa-bát.”
Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Mark
2:23-28.
As Jesus
was passing through a field of grain on the sabbath, his disciples began to
make a path while picking the heads of grain. At this the Pharisees said to
him, "Look, why are they doing what is unlawful on the sabbath?" He
said to them, "Have you never read what David did when he was in need and
he and his companions were hungry? How he went into the house of God when
Abiathar was high priest and ate the bread of offering that only the priests
could lawfully eat, and shared it with his companions?"
Then he
said to them, "The sabbath was made for man, not man for the sabbath. That
is why the Son of Man is lord even of the sabbath."
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB
"Lord
of the sabbath": the freedom brought by Christ
From the
beginning Christians were clearly conscious of this radical newness which the
Eucharist brings to human life. The faithful immediately perceived the profound
influence of the eucharistic celebration on their manner of life. Saint
Ignatius of Antioch (?-c.110) expressed this truth when he called Christians
"those who have attained a new hope," and described them as
"those living in accordance with the Lord's Day". This phrase of the
great Antiochene martyr highlights the connection between the reality of the
Eucharist and everyday Christian life. The Christians' customary practice of
gathering on the first day after the Sabbath to celebrate the resurrection of
Christ – according to the account of Saint Justin Martyr (c.100-160) – is also
what defines the form of a life renewed by an encounter with Christ.
Saint
Ignatius' phrase – "living in accordance with the Lord's Day" – also
emphasizes that this holy day becomes paradigmatic for every other day of the
week. Indeed, it is defined by something more than the simple suspension of
one's ordinary activities, a sort of parenthesis in one's usual daily rhythm.
Christians have always experienced this day as the first day of the week, since
it commemorates the radical newness brought by Christ. Sunday is thus the day
when Christians rediscover the eucharistic form which their lives are meant to
have. "Living in accordance with the Lord's Day" means living in the
awareness of the liberation brought by Christ and making our lives a constant
self-offering to God, so that his victory may be fully revealed to all humanity
through a profoundly renewed existence.
Suy niệm:
Các Kitô hữu
gốc Do Thái của Giáo Hội sơ khai thường bị chê trách vì đã lơ là trễ nải trong
việc giữ ngày sabát. Giữ ngày sabát là điều hết sức quan trọng đối với người
theo Do Thái giáo Ai vi phạm ngày này có thể bị xử tử (Xh 31, 14), bị ném đá
(Ds 15, 32-36). Qua bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu hẳn đã soi sáng cho vấn đề
này.
Câu chuyện
xảy ra vào một ngày sabát. Khi thầy trò băng qua đồng lúa, các môn đệ đã bứt
các bông lúa. Và hẳn họ đã vò lúa trong tay trước khi có thể ăn hạt bên trong. Theo
sách Đệ nhị luật (23, 26) thì hành động này được phép làm: “Khi vào đồng lúa của
người đồng loại, anh em có thể lấy tay bứt bông lúa.” Nhưng theo các kinh sư,
điều này bị cấm làm trong ngày sabát, lý do là vì bứt lúa và vò trong tay cũng
giống với hành vi gặt và xay lúa, mà gặt và xay lúa là một trong ba mươi chín
việc không được phép làm ngày sabát. Từ đó người Pharisêu kết luận việc các môn
đệ bứt lúa là phạm đến luật Môsê. Ngày nay chúng ta có thể buồn cười về chuyện
này, nhưng nó nói lên việc các kinh sư vì sợ người ta phạm luật nên sau này đã
thêm thắt những quy định tỉ mỉ chi li.
Đức Giêsu
đã trả lời người Pharisêu bằng đức cách trưng dẫn chuyện vua Đavít. Trong truyền
thống Do Thái, vua này thường được coi là đạo đức mẫu mực. Đavít đã làm điều
không được phép làm, đó là ăn bánh tiến (x. 1 Sm 21, 1-6). Bánh này gồm mười
hai ổ lớn được đặt trước nhà tạm (x. Lv 24, 5-9). Vào mỗi ngày sabát, bánh mới
được thay, bánh cũ chỉ dành cho các tư tế. Khi kể câu chuyện về vua Đavít, Đức
Giêsu muốn cho thấy rằng nếu Đavít và các thuộc hạ có thể được miễn giữ luật
liên quan đến bánh thánh thì Đức Giêsu và các môn đệ trong trường hợp nào đó cũng
có thể được miễn giữ ngày sabát thánh (x. 1 Mac 2, 34-38).
Theo Đức
Giêsu, ngày sabát được tạo cho loài người, chứ không phải ngược lại. Người
Pharisêu có lẽ đã quên đi mục đích của việc giữ luật ngày sabát. Thiên Chúa lập
nên ngày sabát để loài người có thời gian nghỉ ngơi hầu nhớ đến công trình tạo
dựng và giải phóng của Ngài (Đnl 5, 14-15). Ngày sabát đúng là ngày của Chúa,
dành cho Chúa, nhưng nó cũng là ngày cho loài người sau sáu ngày làm việc vất vả.
Ngày nay
chúng ta không còn giữ ngày sabát nữa, nhưng giữ ngày Chúa Nhật, ngày của Chúa.
Cám ơn vị nào đã lần đầu tiên dùng từ này để chỉ ngày đầu tiên của tuần. Trong
thế giới quá cạnh tranh hiện nay, chúng ta cần được nhắc nhở về chuyện nghỉ
ngơi để sống cho mình, cho nhau, cho Chúa. Ngày Chúa Nhật là thời gian tuyệt vời
đề sống cả ba chiều kích ấy.
Cầu nguyện:
Ngày lại
ngày, lạy Thiên Chúa, tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan, hai tay
cung kính, lạy Thiên Chúa muôn loài, tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung
nhan.
Dưới bầu trời
bao la, trong cô đơn và thầm lặng, với tấm lòng thanh tịnh, tôi sẽ đứng trước
Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Trong thế
giới ồn ào vì nhọc nhằn, huyên náo vì đấu tranh, giữa đám đông hối hả lăng
xăng, tôi sẽ đứng trước Người chiêm ngưỡng dung nhan.
Và khi đã
hoàn tất việc đời, lạy Thiên Chúa muôn loài, một mình, lặng lẽ, tôi sẽ đứng trước
Người chiêm ngưỡng dung nhan.
(R. Tagore
– Ðỗ Khánh Hoan dịch)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét