Một hôm, Ðức Giêsu cầu
nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói
với Người: “Thưa thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy
môn đệ của ông”. Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: Lạy Cha,
xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Ðại Cha mau đến. Xin Cha cho chúng
con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng
con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa
chước cám dỗ.”
SUY
NIỆM:
Có nhiều định nghĩa về
con người. Con người là con vật biết sử dụng các dụng cụ. Con người là con vật
biết suy nghĩ đắn đo. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Phải định nghĩa con người là
con vật biết cầu nguyện, nghĩa là có khả năng lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa. Con
người là sinh vật biết chuyện trò với Tạo Hoá. Cầu nguyện không phải là nói với
một sự vật, một ý tưởng, nhưng là nói với một Ðấng siêu vượt tôi, mà lại rất gần
gũi thân thương và biết tôi. Ðấng ấy nói với tôi và nghe được lời tôi nói.
Có nhiều tâm tình khi
ta cầu nguyện: thống hối, tri ân, ca ngợi, thờ lạy, dâng hiến, nài xin. Nài xin
chẳng phải là điều hạ giá con người. Con người cảm nghiệm được thân phận mong
manh, nên khiêm hạ đi tìm sự nâng đỡ. Xin cho chúng con bánh cần dùng mỗi ngày.
Bánh vật chất, bánh tinh thần, Bánh Thánh Thể. Bánh cho chúng con sự sống. Xin
tha thứ tội chúng con, để chúng con được sống bình an sau những va vấp. Xin đừng
để chúng con sa chước cám dỗ. Cơn cám dỗ lớn nhất là chỉ sống cho mình, và khép
lại trước Thiên Chúa và anh em. Quỳ xuống cầu xin là thái độ của người biết
mình, biết những gì mình có thể làm được, và biết những gì nằm ngoài tầm tay của
mình. Khi tương quan giữa Mỹ và I-rắc căng thẳng cực độ, Tổng thư ký Liên Hiệp
Quốc Kofi Annan đã tới Bagdad để thuyết phục phía I-rắc ký vào bản thoả thuận. Lúc
trở về, ông nói: “Tôi đặc biệt đã cầu nguyện nhiều. Ðừng bao giờ đánh giá thấp
sức mạnh của sự cầu nguyện.” Chẳng phải chỉ cầu nguyện khi gặp chuyện khó. Ðể
hít thở bình thường cũng cần đến ơn trên.
Cần có thái độ kiên
trì khi cầu nguyện. Hãy cứ gõ cửa nhà Chúa trong đêm mịt mù. Cần tập đứng đợi,
tập quấy rầy Chúa. Thế nào Ngài cũng mở cửa và cho mọi sự ta cần. Hãy để Ngài tự
do cho vào lúc và theo cách Ngài muốn, dù điều đó không hợp với ước mơ của ta. Lắm
khi ta có cảm tưởng Ngài không nhận lời. Có thể vì lời nài xin của ta đầy tính
ích kỷ, hay vì Ngài muốn dành cho ta một ơn lớn hơn. Xin Ðức Giêsu dạy ta biết
cách cầu xin, đưa ta ra khỏi những bận tâm hẹp hòi về chính mình, để thấy những
nhu cầu lớn lao của Hội Thánh.
Ơn cao cả nhất mà chắc
chắn Cha muốn ban cho ta đó là Chúa Thánh Thần. Có Thánh Thần là có niềm vui, sức
mạnh, ánh sáng, sự sống. Có khi nào ta nài xin Cha ban Thánh Thần chưa?
CẦU
NGUYỆN:
Con tạ ơn Cha vì những
ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những ơn con không nhận là ơn.
Con biết rằng con đã
nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì
những gì Cha không ban cho con, và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì Cha
cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì Cha muốn ban cho
con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin
vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 11, 1-4.
One day Jesus was
praying in a certain place and when He had finished, one of his disciples said
to him, «Lord, teach us to pray, just as John taught his disciples». And Jesus
said to them, «When you pray, say this: Father, hallowed be your name, may your
kingdom come, give us each day the kind of bread we need, and forgive us our
sins, for we also for-give all who do us wrong, and do not bring us to the
test».
«Lord, teach us to pray, just as John taught his disciples»
Fr. Austin Chukwuemeka IHEKWEME
(Ikenanzizi, Nigeria)
(Ikenanzizi, Nigeria)
Today, we see how one
of Jesus' disciples tells him: «Lord, teach us to pray, just as John taught his
disciples» (Lk 11:1). Jesus' reply: «When you pray, say this: Father, hallowed
be your name, may your kingdom come, give us each day the kind of bread we
need, and forgive us our sins, for we also forgive all who do us wrong, and do
not bring us to the test» (Lk 11:2-4), may be summarized in a single phrase:
the best mental attitude for the Christian prayer is that of a child in front
of his father.
We can see right away
that the prayer, according to Jesus, is something like a “father-son” kinship.
That is, a family matter based on a relation of closeness and love. The image
of God as a father speaks to us of a relationship based on affection and
intimacy, not on power and authority.
To pray as Christians
means to position ourselves in a situation whereby we see God as our father and
we speak to him as his sons: «You write: ‘To pray is to talk with God. But
about what?’. About what? About Him, about yourself: joys, sorrows, successes
and failures, noble ambitions, daily worries, weaknesses! And acts of
thanksgiving and petitions: and Love and reparation. In a word: to get to know
him and to get to know yourself: ‘to get acquainted!’» (St. Josemaria).
When children speak
with their parents they try to transmit, through their words and body language,
what they feel in their heart. We become better praying men and women when our
relation with God is more intimate, as that of a father with his son. Jesus
himself left with us his own example. He is the Way.
And, if you invoke the
Virgin Mother of God, master of prayer, it will even be easier! In fact «the
contemplation of Christ has in Mary its insurmountable model. The Son's face
belongs to her in a very special way (...). Nobody has devoted himself with
Mary's assiduity to the contemplation of Christ's face» (John Paul II).
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét