Và này có người
thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải
làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp26 Người đáp: “Trong Luật đã viết
gì? Ông đọc thế nào? “27 Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của
ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến
người thân cận như chính mình.”28 Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm.
Cứ làm như vậy là sẽ được sống.”29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý,
nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi? “30 Đức
Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi
vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy
nửa sống nửa chết.31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy.
Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.32 Rồi cũng thế, một thầy
Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.33 Nhưng một người
Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng
thương.34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và
băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn
sóc.35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác
săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ
hoàn lại bác.”36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người
thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? “37 Người thông luật trả lời:
“Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông
ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.”
SUY
NIỆM:
Trong Tin Mừng Mátthêu
và Máccô (Mt 22, 36; Mc 12, 28) vị luật sĩ đặt câu hỏi về điều răn nào là điều
răn lớn nhất. Còn theo Tin Mừng Luca, vị này lại hỏi Đức Giêsu về việc phải làm
gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp (c. 25). Đức Giêsu nghĩ rằng câu trả
lời đã có trong sách Luật, nên Ngài hỏi lại ông. Ông này đã trích sách Đệ Nhị
Luật 6,5 và sách Lêvi 19,18 để trả lời. Động từ yêu mến diễn tả thái độ đối với
Thiên Chúa và người thân cận: “Hãy yêu mến Thiên Chúa với tất cả trái tim con,
với tất cả linh hồn con, với tất cả sức lực con và với tất cả trí khôn con, và
người thân cận như chính mình” (c. 27). Đức Giêsu khen ông trả lời đúng và khích
lệ ông (c. 28). Như thế giữa Ngài và vị thầy Do thái giáo đã có sự nhất trí nào
đó. Tình yêu không phải là một đòi hỏi mới của Kitô giáo, nhưng tình yêu đã là
điều cốt yếu của Do thái giáo từ xưa. Vấn đề là phải yêu Thiên Chúa với tất cả
trái tim, linh hồn, sức lực và trí khôn. Từ tất cả được lặp lại bốn lần để nói
lên một đòi hỏi tận căn, trọn vẹn.
Nhưng Đức Giêsu còn phải
trả lời cho vị luật sĩ câu hỏi: Ai là người thân cận của tôi ? Đức Giêsu đã trả
lời câu hỏi này bằng một dụ ngôn nổi tiếng, qua đó ngài đã mở rộng quan niệm
truyền thống về người thân cận. Một người từ Giêrusalem xuống Giêrikhô. Anh phải
vượt qua đoạn đường dài gần 25 cây số. Đoạn đường này thời bấy giờ có nhiều trộm
cướp. Anh đã bị bọn cướp trấn lột, đánh nhừ tử và đặt nằm đó nửa sống nửa chết.
Anh bị cướp này là ai, chúng ta không rõ. Chỉ biết anh đang rất cần sự trợ giúp
của người khác. Nhìn vào tình cảnh bi đát của anh, có ai muốn thương giúp anh
không? Có ba người đi qua chỗ anh nằm, một là thầy tư tế, hai là thầy Lêvi, Cả
hai đều có phản ứng giống nhau: thấy và tránh qua bên kia mà đi. Chúng ta không
rõ tại sao họ làm thế. Có thể vị tư tế sợ mình bị ô nhơ qua việc đụng chạm đến
xác chết, vì sách Lêvi 21, 1-3 cấm không được làm thế, trừ phi là xác bà con gần.
Nhân vật thứ ba đi
ngang qua nạn nhân là một người Samari. Hầu chắc nạn nhân là một người Do Thái,
vì không có chi tiết nào cho thấy anh ấy là dân ngoại cả. Giữa người Do Thái và
người Samari vốn có mối hiềm thù lâu đời. Người Samari cũng thấy như hai người
trước, nhưng đó không phải là cái nhìn lạnh lùng, vô cảm. Anh thấy bằng trái
tim của mình, chính vì thế anh chạnh lòng thương, điều mà hai người trước không
có. Mọi sự phải bắt đầu từ trái tim, không có sức thúc đẩy của tim thì tay bất
động. Người Samari đã làm một loạt hành động cụ thể: lấy dầu và rượu đổ lên vết
thương, băng bó, đặt nạn nhân trên lưng lừa, đưa về quán trọ săn sóc, ở lại
quán trọ nguyên ngày hôm ấy, trả tiền cho chủ quán và hứa sẽ trở lại trả thêm nếu
cần. Tất cả những hành động này khởi đi từ lòng thương xót (Lc 10,33). Lòng thương xót thật sự khiến ta
chấp nhận mất công, mất của, mất giờ, và có thể mất mạng nữa, vì có thể tên cướp
vẫn còn núp đâu đây.
Khi giúp cho kẻ lâm nạn,
dù đó là một người Do Thái kẻ thù của mình, người Samari đã làm một phép lạ lớn,
đó là biến mình trở thành người thân cận với anh ấy, và biến anh ấy trở thành
người thân cận của mình. Đây là phép lạ của tình thương phá vỡ và vượt qua mọi
biên giới của chủng tộc, tôn giáo và nhất là vượt qua những thù oán lâu đời. Để
trả lời câu hỏi của vị luật sĩ: ai là người thân cận của tôi ? Đức Giêsu đặt
câu hỏi ngược lại cho vị luật sĩ: “Theo ông, trong ba người, ai đã trở thành
người thân cận với kẻ bị nạn ?” Câu hỏi quá dễ, nhưng hàm chứa một điều mới mẻ
sâu xa. Trước khi giúp một người, không nên tự hỏi người này có thân cận với
tôi không. Chúng ta không chỉ giúp những người thân cận và loại trừ người khác.
Chúng ta giúp một người chỉ vì người đó cần chúng ta. Khi giúp, chúng ta trở
thành người thân cận với người ấy, và ngược lại. Ai được ta giúp đỡ thì người ấy
trở nên thân cận với ta. Càng giúp nhiều ta càng có nhiều người thân cận. Đức
Giêsu kết luận: Hãy đi và hãy làm như vậy.
Đất nước chúng ta đã
giàu lên đáng kể, nhưng vẫn không thiếu người nghèo, nghèo sức khỏe, nghèo tri
thức, nghèo vật chất tối thiểu, nghèo nhân phẩm… Chúng ta cũng bị cám dỗ “tránh
sang bên kia đường”, thấy mà làm như không thấy những Ladarô nằm trước cửa. Yêu
những người nghèo như chính mình, thương người như thể thương thân: Đó là cách
chúng ta rao giảng Tin Mừng cho quê hương Việt Nam hôm nay.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa, lúc đầu
chúng con chỉ muốn cầm tay nhau để làm thành một vòng tròn khép kín. Sau đó
chúng con hiểu rằng cần phải buông tay nhau để nhận những người bạn mới, để
vòng tròn được mở rộng đến vô cùng và trái tim được lớn lên mãi.
Lạy Chúa, chúng con biết
rằng cần phải nối vòng tay lớn uyên qua các đại dương và lục địa. vòng tay người
nối với người, vòng tay con người nối với Tạo Hóa.
Chúng con thích Chúa đứng
chung một vòng tròn với tất cả loài người chúng con, nắm lấy tay chúng con và
đưa chúng con lên cao.
Ước gì việc Chúa giang
tay trên thập giá giúp chúng con biết cầm lấy tay nhau và nhận nhau là anh em.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 10, 25-37.
A teacher of the Law
came and began putting Jesus to the test. And he said, «Master, what shall I do
to receive eternal life?». Jesus replied, «What is written in the Scripture?
How do you understand it?». The man answered, «It is written: You shall love
the Lord your God with all your heart, with all your soul, with all your
strength and with all your mind. And you shall love your neighbor as yourself».
Jesus replied, «What a good answer! Do this and you shall live».
The man wanted to keep
up appearances, so he replied, «Who is my neighbor?». Jesus then said, «There
was a man going down from Jerusalem to Jericho, and he fell into the hands of
robbers. They stripped him, beat him and went off leaving him half-dead. It
happened that a priest was going along that road and saw the man, but passed by
on the other side. Likewise a Levite saw the man and passed by on the other
side. But a Samaritan, too, was going that way, and when he came upon the man,
he was moved with compassion. He went over to him and treated his wounds with
oil and wine and wrapped them with bandages. Then he put him on his own mount
and brought him to an inn where he took care of him. The next day he had to set
off, but he gave two silver coins to the innkeeper and told him: ‘Take care of
him and whatever you spend on him, I will repay when I come back’». Jesus then
asked, «Which of these three, do you think, made himself neighbor to the man
who fell into the hands of robbers?». The teacher of the Law answered, «The one
who had mercy on him». And Jesus said, «Go then and do the same».
«The one who had mercy on him»
Brother Lluís SERRA i Llançana
(Roma, Italy)
(Roma, Italy)
Today, a Teacher of
the Law asks Jesus the kind of question we may have asked ourselves more than
once, in our life: «Master, what shall I do to receive eternal life?» (Lk
10:25). He wanted to put Jesus to the test. The Master, though, wisely answers
what is written in the Scriptures, that is, to love the Lord your God and your
neighbour as yourself (cf. Lk 10:27). The key is to love. If we seek the eternal
life, we know that «faith and hope will go away, but love will remain forever»
(cf. 1Cor 13:13). Any life project, any spirituality, that have not love in its
center furthers us away from the actual meaning of our existence. An often
forgotten but important reference point, is to love oneself. Only from our
personal identity can we love God and our neighbours.
The teacher of the Law
goes still further when asking Jesus: «Who is my neighbor?» (Lk 10:29). And he
gets his answer with a tale, a parable, a little story, far away from
complicated theories, but with a clear message. The model of the loving person
is a Samaritan, that is, someone who is a dropout, someone excluded from God's
people. When they saw the man beaten and half-dead, a priest and a Levite just
ignored him and passed by. Those who apparently are closer to God (the priest
and the Levite) are those who are farther away from their neighbour. The
teacher of the Law avoids to say the word “Samaritan” to state who did behave
as neighbor to the wounded man: «The one who had mercy on him» (Lk 10:37).
Jesus' proposal is
clear: «Go then and do the same». It is not a theoretical conclusion of the
debate but an invitation to live the reality of love, which is not only a
vaporous feeling but a behaviour that defeats socials denominations and stems
from a person's heart. St. John of the Cross reminds us «at the crepuscule of
your life you will only be examined of love».
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét