Khi ấy, Ðức Giêsu nói
với các môn đệ rằng: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người
bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé
lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả”; mà người kia từ trong nhà lại
đáp: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường
với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được”. Thầy nói cho anh em biết: dẫu
người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người
này tất cả những gì anh cần, vì thể diện.”
“Thế nên Thầy bảo anh
em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì
hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh
em là một người cha, mà khi con xin cá, lại lấy rắn thay vì cá mà cho nó? Hoặc
nó xin trứng, mà lại cho nó con bọ cạp? Vậy nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn
biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ
ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người.”
SUY
NIỆM:
Một thách đố lớn đối với
đức tin của người Kitô hữu đó là sự thinh lặng của Thiên Chúa. Gặp cơn cùng khốn,
con người cầu cứu Ngài nhưng không nghe thấy tiếng đáp lại. Người lành bị trù dập,
kẻ vô tội bị hàm oan, nỗi đau khổ thể xác tinh thần vây bọc lấy đời người. Con
người quằn quại, rên xiết, gào thét, nổi loạn. “Chúng tôi tố cáo Thiên Chúa vì
Ngài vắng mặt.” Ngài không được quyền vắng mặt và thinh lặng. Nếu Ngài là Thiên
Chúa quyền năng, Ngài phải tiêu diệt sự dữ và kẻ dữ.
Nếu Ngài là Cha yêu
thương, Ngài không thể quay lưng trước nỗi khổ của con người. Có nhiều người đã
lý luận như thế và kết luận: “Vì có đau khổ, nên không có Thiên Chúa.”
Có lúc người ta tưởng
đau khổ là một vấn đề có thể đem ra mổ xẻ, giải quyết. Nhưng rồi người ta thấy
đó là một mầu nhiệm. Chỉ ai tin mới đến gần được mầu nhiệm ấy, và đón nhận nó
trong bình an.
Ðức Giêsu đã không trình bày con đường diệt
đau khổ, nhưng Ngài mang lấy đau khổ vào thân. Trên thập giá, Ngài nghe được sự
thinh lặng của Thiên Chúa, và thấy được sự vắng mặt của Người. “Lạy Thiên Chúa
của tôi, tại sao Ngài bỏ tôi?” Như ta, Ngài cũng bước đi trong bóng tối của
lòng tin, dù bị thử thách, vẫn một niềm tín thác: “Lạy Cha, con phó linh hồn
con trong tay Cha.” Thiên Chúa vẫn là Ðấng toàn năng và yêu thương, nhưng Ngài
hành động không giống điều ta nghĩ. Ngài không đưa Ðức Giêsu xuống khỏi thập
giá nhưng đưa Con của Ngài ra khỏi nấm mồ, điều đó khó hơn nhiều.
Hôm nay Ðức Giêsu mời
chúng ta cứ xin, cứ tìm, cứ gõ và tin chắc sẽ được, sẽ thấy, sẽ mở cho. Chúng
ta tin Thiên Chúa là Cha nhân hậu, Ngài chỉ ban cho ta những điều tốt lành, những
điều có lợi thực sự cho ta, những điều làm ta trưởng thành và triển nở, những
điều đưa ta gặp hạnh phúc đích thực, thứ hạnh phúc không chỉ hạn hẹp ở đời này.
Chúng ta tin Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nhưng Ngài không nuông chiều con cái,
Ngài dám cắt tỉa để chúng ta sai trái hơn.
Bạn hãy cứ cầu xin
nhưng hãy để cho Ngài định liệu, vì Ngài biết rõ điều gì là tốt hơn cho bạn
trong hoàn cảnh này, ở đây, bây giờ. Cần cầu nguyện nhiều, bạn mới biết điều bạn
phải xin, vì những điều chúng ta xin còn mang nhiều cặn bẩn. Lắm khi chúng ta
xin rắn mà không hay. Cũng có khi ta tưởng Chúa cho chúng ta bọ cạp. Cần có đức
tin mới nhận ra rằng Chúa đã nhận lời mình rồi, nhưng theo một kiểu khác với kiểu
ta muốn. Cần đợi đến một lúc nào đó bạn mới thấy mọi biến cố trong đời đều là
quà tặng yêu thương.
CẦU
NGUYỆN:
Con tạ ơn Cha vì những
ơn Cha ban cho con, những ơn con thấy được, và những ơn con không nhận là ơn.
Con biết rằng con đã
nhận được nhiều ơn hơn con tưởng, biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì
những gì Cha không ban cho con, và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì
Cha cương quyết không ban bởi lẽ điều đó có hại cho con, hay vì Cha muốn ban
cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin
vào tình yêu Cha dù con không hiểu hết những gì Cha làm cho đời con.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 11, 5-13.
Jesus said to his
disciples, «Suppose one of you has a friend and goes to his house in the middle
of the night and says: ‘Friend, lend me three loaves, for a friend of mine who
is traveling has just arrived and I have nothing to offer him’. Maybe your friend
will answer from inside: ‘Don't bother me now; the door is locked and my
children and I are in bed, so I can't get up and give you anything’. But I tell
you, even though he will not get up and attend to you because you are a friend,
yet he will get up because you are a bother to him, and he will give you all
you need. »
And so I say to you,
Ask and it will be given to you; seek and you will find; knock and it will be
opened to you. For the one who asks receives, and the one who searches finds,
and to him who knocks the door will be opened. If your child asks for a fish, will
you give a snake instead? And if your child asks for an egg, will you give a
scorpion? Even you evil people know how to give good gifts to your children,
how much more then will the Father in heaven give holy spirit to those who ask
him!».
«How much more then will the Father in heaven
give holy spirit to those who ask him!»
Fr. Josep Mª MASSANA i Mola OFM
(Barcelona, Spain)
(Barcelona, Spain)
Today, the Gospel is a
catechesis by Jesus on prayer. He solemnly asserts that the Father always
listens to him: «Ask and it will be given to you; seek and you will find; knock
and it will be opened to you» (Lk 11:9).
At times, we may think
reality indicates that it is not always the case, that it does not actually
“works” in such a way. This is because we must want to pray with an attitude
adequate to an effective prayer!
The first premise is
dedication and perseverance. We must pray avoiding feeling disheartened, even
if we think our prayer is being ignored, or is not given heed to, right away.
This is the attitude of that inappropriate man calling on his friend's home, in
the middle of the night, to request a favor. With his doggedness he will get
the loaves he needs. God is the friend who listens from within to whom is
persistent enough. We must believe that He will end up by giving us what we are
asking, because in addition to being a friend, He is also our Father.
The second stipulation
Jesus teaches us is confidence and filial love. God's paternity goes far beyond
man's paternity, which is limited and imperfect: «Even you evil people know how
to give good gifts to your children, how much more then will the Father in
Heaven…!» (Lk 11:13).
The Third one: above
all we must ask for the Holy Spirit and not only for material things. Jesus
encourages us to invoke him, assuring us we shall receive it: «...much more
then will Father in heaven give Holy Spirit to those who ask him!» (Lk 11:13).
This petition is always listened to. It is very much like asking the grace of
the prayer, as the Holy Spirit is its source and its origin.
The blessed fra Giles
of Assisi, one of St. Francis' friars and friends, summarizes the idea of this
Gospel when he says: «Pray faithfully and devotedly, because a grace God has
not granted you once, He may grant to you some other time. On your hand, humbly
place your whole mind in God, and God will place his grace in you, as and when
He pleases».
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét