Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Như chiên con – 4/10, Thứ năm Tuần 26 Thường niên.


LỜI CHÚA: Lc 10, 1-12
Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.2 Người bảo các ông: 3 Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.4 Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này! “6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.8 Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em.9 Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”10 Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói:11 “Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.”12 Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó.”

SUY NIỆM:
Đức Giêsu sai các môn đệ của mình đi trước, từng hai người một, vào mọi thành phố và mọi nơi Ngài sẽ đến. Sứ mạng dọn đường này không dễ chút nào. Đức Giêsu biết rõ những hiểm nguy và chống đối đang chờ đợi họ. “Thầy sai anh em đi như chiên con vào giữa bầy sói.” (c. 3). Chiên con trở nên hình ảnh của người môn đệ, yếu đuối, không có khả năng chống cự khi gặp sự tấn công hung hãn. Chính Đức Giêsu cũng là Chiên Con được Thiên Chúa sai đi. Chính Ngài cũng “như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Người chẳng hề mở miệng” (Is 53, 7). Người môn đệ được sai vào thế giới mãi mãi thấy mình mong manh, trước thế lực tưởng như không thể thắng nổi của sự dữ.
Nhưng người môn đệ lại không được trang bị nhiều: không túi tiền, không bao bị, không giầy dép, dù đó là những điều bình thường thiết yếu cho một cuộc hành trình. Chính vì thế họ buộc lòng phải cậy dựa vào người khác. Mà không phải ai cũng có lòng, ai cũng vui vẻ đón nhận. Như thế là chấp nhận liên tục bấp bênh, liên tục cậy dựa vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
Nhà của các tín hữu là nơi hoạt động của người môn đệ. Căn nhà là nơi các môn đệ được trú ngụ, được chia sẻ bữa ăn. Họ sống gần gũi như người trong nhà, như người thợ làm việc. Nếp sống giản dị và siêu thoát của họ phải được bày tỏ qua việc chấp nhận mọi đồ ăn thức uống người ta dọn cho (cc. 7-8), cũng như việc không đi tìm một căn nhà khác tiện nghi hơn (c. 7). Ngoài ra các thành phố cũng là điểm đến của họ (cc. 8-12). Nhưng dù là vào một căn nhà hay vào một thành phố (cc. 5. 8), thái độ của người môn đệ đều rất tích cực và thân thiện. Họ chúc bình an, chữa bệnh, loan báo Nước Thiên Chúa đã đến gần. Họ cũng khiêm tốn chấp nhận bị từ chối, khi ơn bình an không được đón nhận, lời loan báo không được lắng nghe.
Những lời dặn dò của Đức Giêsu ngày xưa, bây giờ vẫn còn giá trị. Chúng ta vẫn tiếp tục được sai vào các thành phố hôm nay. Có biết bao người cần được chữa lành về thân xác, tinh thần, với những thứ bệnh mới của thời đại được coi là văn minh. Có bao người cần được nghe một lời đem lại cho đời họ chút hy vọng. Được sai vào thành phố thế kỷ 21 để rao giảng, thật là một thách đố. Làm sao ta có can đảm nói về Nước Trời cho những người vô tín, và những người bị cuốn vào cơn lốc của vật chất và khoái lạc ? Làm sao nói về Đấng Vô Hình khi nhiều người chỉ tin vào cái hữu hình ? Người môn đệ hôm nay vẫn phải lại gần con người để chia sẻ cuộc sống, như xưa các môn đệ xưa đã sống chung, ăn chung, và làm việc như một người thợ để phục vụ. Giáo Hội vẫn cần xin nhiều thợ hiền lành và can đảm để đến với thế giới.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu thương mến, xin ban cho chúng con tỏa lan hương thơm của Chúa đến mọi nơi chúng con đi. Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con bằng Thần Khí và sức sống của Chúa.
Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con, để những người chúng con tiếp xúc cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa, không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng cuộc sống chứng tá, và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 10, 1-12.
The Lord appointed seventy-two other disciples and sent them two by two ahead of him to every town and place, where he himself was to go. And He said to them, «The harvest is rich, but the workers are few. So you must ask the Lord of the harvest to send workers to his harvest. Courage! I am sending you like lambs among wolves. Set off without purse or bag or sandals; and do not stop at the homes of those you know. »
Whatever house you enter, first bless them saying: ‘Peace to this house’. If a friend of peace lives there, the peace shall rest upon that person. But if not, the blessing will return to you. Stay in that house eating and drinking at their table, for the worker deserves to be paid. Do not move from house to house.
»When they welcome you in any town, eat what they offer you. Heal the sick who are there and say to them: ‘The kingdom of God has drawn near to you’. But in any town where you are not welcome, go to the marketplace and proclaim: ‘Even the dust of your town that clings to our feet, we wipe off and leave with you. But know and be sure that the kingdom of God had come to you’. I tell you that on the Judgment Day it will be better for Sodom than for this town».

«Ask the Lord of the harvest to send workers to his harvest»
Fr. Ignasi NAVARRI i Benet
(La Seu d'Urgell, Lleida, Spain)
Today, Jesus speaks to us of his apostolic mission. Though «He appointed seventy-two other disciples and sent them» (Lk 10:1), the Gospel's proclamation is a task that «cannot be delegated to a few “specialists”» (John Paul II): we have all been called and we all have got to feel responsible. Each one from his own place and condition. The day of our Baptism we were told: «You are Priest, Prophet and King and you will receive eternal life». Today, more than ever before, our world needs the testimony of the Christ's followers.
«The harvest is rich, but the workers are few» (Lk 10:2): this positive interpretation of the mission is interesting. The text does not say, «there is a lot to sow and a few workers». Maybe today, we might have to speak like that, in view of the great ignorance of our society about Jesus Christ and his Church. A hopeful glance at the mission may engender optimism and illusion. Let us not be discouraged by pessimism or despair.
To start with, the mission waiting for us is, at the same time, exciting and difficult. Our mission neither can nor must pretend to force adhesion to the announcement of the Truth and of Life, but simply to hint a free attachment. Our Pope reminds us that the ideas are to be proposed not imposed.
«Set off without purse or bag or sandals...» (Lk 10:4): the only missionary's strength must be Christ. And, so that Christ may fill his life, the evangelizer must disembarrass of whatever is not Christ. Evangelic poverty is the great requisite and, at the same time, the most believable testimony the Apostle may offer while only this unselfishness can make us free.
The missionary announces peace. He is a bearer of peace because Christ, is the “Prince of Peace”. This is why, «whatever house you enter, first bless them saying: ‘Peace to this house’. If a friend of peace lives there, the peace shall rest upon that person. But if not, the blessing will return to you» (Lk 10:5-6). Our world, our families, our personal ego, they all need Peace. This is why our mission is so urgent and exciting.
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét