Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Bên ngoài, bên trong – 16/10, Thứ Ba Tuần 28 Thường niên.


LỜI CHÚA: Lc 11, 37-41
Đức Giê-su đang nói, thì có một ông Pha-ri-sêu mời Người đến nhà dùng bữa. Tới nơi, Người liền vào bàn ăn.38 Thấy vậy, ông Pha-ri-sêu lấy làm lạ vì Người không rửa tay trước bữa ăn.39 Nhưng Chúa nói với ông ấy rằng: “Thật, nhóm Pha-ri-sêu các người, bên ngoài chén đĩa, thì các người rửa sạch, nhưng bên trong các người thì đầy những chuyện cướp bóc, gian tà.40 Đồ ngốc! Đấng làm ra cái bên ngoài lại đã không làm ra cái bên trong sao?41 Tốt hơn, hãy bố thí những gì ở bên trong, thì bấy giờ mọi sự sẽ trở nên trong sạch cho các người.

SUY NIỆM:
Một ông Pharisêu mời Đức Giêsu đến dùng bữa. Cử chỉ đó cho thấy thiện cảm của ông đối với Ngài. Đức Giêsu đã đáp lại lời mời, đã đến nhà ông và liền ngồi vào bàn tiệc. Ông chủ nhà bị sốc vì thấy khách không rửa tay trước khi ăn. Đối với ông đây là một thói quen quan trọng, không thể thiếu. Thế là Đức Giêsu đã giảng cho ông một bài hẳn hoi. Tuy nhiên, vì tế nhị, vì là khách mời cho một bữa ăn, nên chắc Ngài đã chẳng nặng lời đến mức đó. Bài Tin Mừng này thật ra phản ánh sự căng thẳng từ sau năm 70, giữa những người Pharisêu thuộc giới lãnh đạo hội đường với các Kitô hữu.
Đức Giêsu đã dùng hình ảnh một cái chén uống nước và cái đĩa. Đối với Ngài, các người Pharisêu chỉ lo lau rửa ở bên ngoài chén đĩa. Chú trọng tỉ mỉ đến cái bên ngoài là nét riêng của họ. Lắm khi cái bên ngoài chỉ là những cái phụ thuộc, không cần thiết. Điều họ muốn mọi người tuân giữ lại không phải là chính Luật Môsê, nhưng chỉ là những lời giải thích chi li Luật đó được truyền miệng nơi các rabbi, rồi sau này được viết lại thành sách. Đức Giêsu cho thấy cái bên trong của người Pharisêu, cái bên trong của chén và đĩa mà họ không để tâm lau rửa. “Cái bên trong của các người thì đầy chuyện cướp bóc, gian tà” (c. 39). Như thế cái bên trong của chén đĩa tượng trưng cho cái bên trong của tâm hồn con người. Rửa sạch cái bên ngoài của chén đĩa, không đủ. Cần phải rửa sạch cả cái lòng tham lam chiếm đoạt và lòng độc ác gian tà. Rửa sạch cái bên trong mới là điều quan trọng hơn, cấp thiết hơn, khó hơn. Có khi vì khó nên người ta né tránh bằng cách làm cái dễ.
Đức Giêsu bực bội về sự tương phản này nơi một số người Pharisêu, tương phản giữa cái bên ngoài rất sạch và cái bên trong rất dơ, khiến nhiều người có thể bị ngộ nhận. Nhưng Thiên Chúa thì không. Ngài thấy cả hai, vì ngài đã làm ra cả cái bên ngoài lẫn cái bên trong (c. 40). Đức Giêsu cho ta cách để tẩy rửa cái bên trong nhơ uế, đó là bố thí (c. 41). Trong tiếng Hy Lạp, bố thí có nghĩa gốc là bày tỏ lòng thương xót. “Bấy giờ mọi sự trở nên sạch cho các người.” Khi bố thí chia sẻ, người ta biến đổi từ bên trong. Tấm lòng tham lam ác độc trở nên đầy tình bác ái xót thương.
Đức Giêsu đưa chúng ta về với cái bên trong, cái cốt lõi của đời Kitô hữu. Như người Pharisêu cách đây hai ngàn năm, chúng ta vẫn bị cám dỗ để dừng lại và mãn nguyện với cái bên ngoài. Làm sao để chúng ta thực sự trong sạch dưới ánh mắt của Thiên Chúa? Làm sao để cái bên ngoài của chúng ta thực sự phản ánh cái bên trong? Đời Kitô hữu chính là một nỗ lực đi từ việc giữ đạo hời hợt, hình thức, đến việc sống đạo từ trong máu thịt mình. Xin Chúa giúp ta rút ngắn khoảng cách giữa cái bên ngoài và cái bên trong.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, khi đến với nhau, chúng con thường mang những mặt nạ. Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình. Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi đến với Chúa, chúng con cũng thường mang mặt nạ. Có những hành vi đạo đức bên ngoài để che giấu cái trống rỗng bên trong. Có những lời kinh đọc trên môi, nhưng không có chỗ trong tâm hồn, và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng thường ngắm mình trong gương, tự ru ngủ và đánh lừa mình, mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ, đã ăn sâu vào da thịt chúng con, để chúng con thôi đánh lừa nhau, đánh lừa Chúa và chính mình.
Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành, để chúng con được lớn lên trong bình an.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 11, 37-41.
As Jesus was speaking, a Pharisee asked him to have a meal with him. So He went and sat at table. The Pharisee then wondered why Jesus did not first wash his hands before dinner. But the Lord said to him, «So then, you Pharisees, you clean the outside of the cup and the dish, but inside yourselves you are full of greed and evil. Fools! He who made the outside, also made the inside. But according to you, by the mere giving of alms everything is made clean».

«But according to you,
by the mere giving of alms everything is made clean»
Fr. Pedro IGLESIAS Martínez
(Rubí, Barcelona, Spain)
Today, the evangelist shows us Jesus at a banquet: «A Pharisee asked him to have a meal with him» (Lk 11:37). The host must have frowned when he realized his guest could not care less about the hand washing ritual (which was not a precept of Law, but just a tradition from the old rabbis) on top of frowning upon him and his social group. The Pharisee did not hit the right day, and Jesus' behavior, as we would say today, was not “politically correct”.
The Gospels show us that the Lord was basically uninterested in what “people might say” or in what may be considered “politically correct” behavior; we see in the Gospels that Jesus didn’t care much for what people might say or what is politically correct, whether we like it or not. These are not criteria on which Christians should base their decisions. Jesus clearly condemns double morality, which clearly seeks convenience or deception: «So then, you Pharisees, you clean the outside of the cup and the dish, but inside yourselves you are full of greed and evil. Fools!» (Lk 11:39). God's word, as usual, questions us about customs and habits of our daily life, when we end up converting trivia into “values”, to disguise our sins of arrogance, selfishness and conceit, while attempting to “globalize” morals with political correction in order to avoid being out of tune or being marginalized, and this, irrespective of the price to be paid in terms of the soilure of our soul, as, after all, everybody does the same.
St. Basil used to say, «he who is prudent must be mostly afraid of living pending of others' opinion». If we are witnesses to Christ, we must know that the truth will always shine through. This is our mission amidst these men we share our live with, while trying to keep us clean after the model of man God has revealed to us in Christ. The cleanliness of spirit goes far beyond any social forms and, if we ever have any doubts, let us then remember that blessed are the clean of heart, for they shall see God. Each one must decide what he wants to see for all eternity.
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét