Khốn cho các người,
hỡi các người Pha-ri-sêu! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, vân hương, và
đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Các điều
này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ.43 Khốn cho các người, hỡi các
người Pha-ri-sêu! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích được người
ta chào hỏi ở nơi công cộng.44 Khốn cho các người! Các người như mồ mả không có
gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay.”45 Một người trong số các nhà thông
luật lên tiếng nói: “Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ cả chúng tôi nữa!
“46 Đức Giê-su nói: “Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà thông luật! Các người
chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các người,
thì dù một ngón tay cũng không động vào.
SUY
NIỆM:
Trong bài Tin Mừng hôm
nay, Đức Giêsu trách các nhà lãnh đạo. Họ là những người Pharisêu, những nhà
thông luật. Họ được dân chúng kính nể vì học thức, vì chức vụ, vì đời sống đạo
đức. Nhưng họ cũng có những khiếm khuyết cần sửa đổi.
Đức Giêsu ba lần nói
“Khốn cho” đối với người Pharisêu (cc. 42-44). Khốn cho thứ nhất vì họ quá chú
tâm giữ những điều lặt vặt, phụ thuộc, mà xao lãng cái chính yếu và quan trọng.
Họ nộp thuế 10% về những thứ rau cỏ ngoài vườn để tỏ lòng đạo đức. Tiền thuế
này được dùng để giúp đỡ các tư tế và các thầy Lêvi. Nhưng tiếc là họ không để
ý đến sự công bình đối với tha nhân, và lòng yêu mến đối với Thiên Chúa (c.
42). Tương quan hai chiều của họ bị tổn thương. Việc nộp thuế, dâng cúng cho
nhiều cũng không sao kéo lại được. Đức Giêsu đòi giữ cả hai, nhất là những bổn
phận chính yếu: “Các điều này phải làm mà các điều kia cũng không được bỏ.”
Khốn cho thứ hai vì họ
thích tiếng khen từ người đời. Không yêu mến Thiên Chúa, nhưng họ lại yêu mến
ghế đầu nơi hội đường, và yêu thích được chào hỏi nơi công cộng (c. 43). Địa vị,
tiếng tăm là điều họ tha thiết tìm kiếm. Mọi việc họ làm đều nhằm tôn vinh cho
cái tôi. Chính vì thế một đời sống bề ngoài có vẻ sống cho Chúa, kỳ thực lại là
một tìm kiếm hư danh cho chính mình. Khốn cho thứ ba gắn liền với sự giả hình
trên đây. Đức Giêsu ví họ với mồ mả người chết chôn dưới đất. Vì không có gì
làm dấu, nên chẳng ai biết đó là mồ mả để tránh. Nhiều người giẫm lên nên bị ô
nhơ mà không hay.
Nghe Đức Giêsu nói, một
nhà thông luật cảm thấy bị xúc phạm. Đức Giêsu cũng sẽ nói ba lần Khốn cho đối
với các vị này. Họ là những nhà chuyên môn giải thích luật và là thầy dạy dân
chúng. Khốn cho đầu tiên vì họ đã làm cho luật trở nên một gánh quá nặng. Những
giải thích của họ làm sinh ra bao cấm đoán và đòi buộc vượt xa những gì chính bản
văn lề luật đòi hỏi. Thí dụ trong ngày sabát, có 39 loại công việc không được
phép làm. Luật thay vì là nguồn vui, nguồn hạnh phúc, thì lại trở nên ách nặng
nề. Nhiệm vụ của người thông luật không phải chỉ là dạy luật, mà còn là giúp
người khác giữ luật. Với thái độ đứng ngoài, không muốn động vào, không muốn trợ
giúp, dù bằng một ngón tay (c. 46), người thông luật sẽ không làm cho người ta
cảm thấy tình yêu Thiên Chúa.
Những lời Khốn cho của
Đức Giêsu cách đây hai mươi thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị cho Hội Thánh của các
Kitô hữu hôm nay. Để có thể xây dựng một Hội Thánh Việt Nam cho kỷ nguyên mới, chúng
ta cần tránh những lỗi của người xưa.
CẦU
NGUYỆN:
Giữa một thế giới đề
cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm. Giữa một thế giới
say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy
phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm. Giữa một thế
giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài
là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành
tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết
yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và
khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và
trong lòng từng con người bé nhỏ.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 11, 42-46.
Jesus said, «A curse is on you, Pharisees; for the Temple you give a tenth of all, including mint and rue and the other herbs, but you neglect justice and the love of God. This ought to be practiced, without neglecting the other. A curse is on you, Pharisees, for you love the best seats in the synagogues and to be greeted in the marketplace. A curse is on you for you are like tombstones of the dead which can hardly be seen; people don't notice them and make themselves unclean by stepping on them». Then a teacher of the Law spoke up and said, «Master, when you speak like this, you insult us, too». And Jesus answered, «A curse is on you also, teachers of the Law. For you prepare unbearable burdens and load them on the people, while you yourselves don't move a finger to help them».
Jesus said, «A curse is on you, Pharisees; for the Temple you give a tenth of all, including mint and rue and the other herbs, but you neglect justice and the love of God. This ought to be practiced, without neglecting the other. A curse is on you, Pharisees, for you love the best seats in the synagogues and to be greeted in the marketplace. A curse is on you for you are like tombstones of the dead which can hardly be seen; people don't notice them and make themselves unclean by stepping on them». Then a teacher of the Law spoke up and said, «Master, when you speak like this, you insult us, too». And Jesus answered, «A curse is on you also, teachers of the Law. For you prepare unbearable burdens and load them on the people, while you yourselves don't move a finger to help them».
«This ought to be practiced, without neglecting the other»
+ Fr. Joaquim FONT i Gassol
(Igualada, Barcelona, Spain)
(Igualada, Barcelona, Spain)
Today, we can see how
the Divine Master gives us a few lessons: amongst them, He speaks of the tithe
and also of the coherence educators (parents, teachers and all Christian
believers) must have. In today's Mass, the teachings of St. Luke's Gospel
appear in a somewhat synthesized form, but Matthew's parallel passages (23:1…)
are more comprehensive and concrete. Our Lord's entire line of thought infers
that at the heart and soul of our activity there must be justice, charity,
mercy and faith (cf. Lk 11:42).
The Old Testament
tithing and our present collaboration with the Church, according to laws and
norms, follow the same principle. Notwithstanding, to apply the principle of a
mandatory law to small things —as the Masters of the Law used to do— is
exaggerated and wearing: «Woe to you also, teachers of the Law! For you prepare
unbearable burdens and load them on the people, while you yourselves don't move
a finger to help them» (Lk 11:46).
It is true that
sensible people can show true instances of unselfishness. We have recent
personal experiences of people who, out of their harvest, have given to the
Church —for worship and the poor— the 10% (tithe); of others, who reserve their
first flower (their choicest fruits), or the best fruits of their orchard; or,
of others, who come to offer the same amount they have spent on their holiday
vacation; and, of others, who just bring the pick of their work for the same
purpose. One can guess all of them have assimilated the influence of the Holy
Spirit. Love is imaginative; from small things it manages to take out joy and
merits before God.
The good shepherd goes
before the flock. Good parents are models to follow: example attracts. Good
educators make a point of living by the virtues they teach. This is being
coherent. Not only to a point, but fully: living a life close to the
tabernacle, the devotion to the Mother of God, some small services at home,
spreading good Christian humor... «Great souls know how to take advantage of
small things» (St Josemaria).
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét