Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Lấy xà ra khỏi mắt – 25/06, Thứ Hai Tuần 12 Thường niên.


LỜI CHÚA: Mt 7, 1-5
Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán,2 vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy; và anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.3 Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?4 Sao anh lại nói với người anh em: “Hãy để tôi lấy cái rác ra khỏi mắt bạn”, trong khi có cả một cái xà trong con mắt anh?5 Hỡi kẻ đạo đức giả! Lấy cái xà ra khỏi mắt anh trước đã, rồi anh sẽ thấy rõ, để lấy cái rác ra khỏi mắt người anh em.

SUY NIỆM
Mỗi ngày chúng ta đưa ra biết bao nhận xét về người khác. Thầy cô phải nhận xét về học trò, cấp trên phải nhận xét về thuộc hạ. Việc lượng giá về từng cá nhân thường rất cần thiết và hữu ích. Trong đời sống tu trì, vẫn có chuyện anh em sửa lỗi cho nhau. Nói chung, sống thì phải đưa ra những phán đoán về người khác. Nhưng làm sao để phán đoán ấy không trở nên một xét đoán lệch lạc? Đức Giêsu dạy ta biết cách xét đoán qua bài Tin Mừng hôm nay.
“Anh em đừng xét đoán” : thật ra Đức Giêsu không cấm mọi thứ xét đoán. Ngài còn dạy các môn đệ biết cách phân biệt ngôn sứ giả và thật (Mt 7,15), phân biệt người xứng đáng và người không xứng đáng (Mt 10, 11), biết cách đề phòng thói xấu của nhóm Xađốc và Pharisêu (Mt 16, 6). Đức Giêsu chỉ đòi các tín hữu sống trong cộng đoàn huynh đệ phải tránh lối xét đoán thiếu bao dung, khắc nghiệt, mà quên chính mình cũng có những lỗi lầm lớn hơn nhiều. “Anh em xét đoán thế nào, thì cũng bị Thiên Chúa xét đoán như vậy” (c. 2). Ngài muốn ta nhẹ tay và nhân từ khi cần phải xét đoán người anh em. Vì cái đấu ta dùng để đong cho họ, Thiên Chúa sẽ dùng để đong cho ta. Đấu đong đi càng lớn, đấu đong lại càng đầy. Chỉ cần thay đổi cái đấu ta vẫn quen dùng, là cuộc đời của ta thay đổi.
Đức Giêsu dùng một hình ảnh liên quan đến nghề mộc của Ngài, để nói về chuyện người đạo đức giả. Đó là hình ảnh bụi mùn cưa trong mắt người khác và cái xà trong mắt mình. Một cái thì thật bé, một cái thì to đến độ khó lòng ở trong mắt được. Hình ảnh phóng đại này hẳn làm ai cũng phải buồn cười. Tôi thấy lỗi bé nơi anh em, nhưng lại không để ý tới lỗi lớn nơi tôi. Tôi hăng hái xin được lấy hạt bụi ra khỏi mắt anh em, nhưng lại rất khoan dung với cái xà trong mắt mình. Đức Giêsu hóm hỉnh khuyên chúng ta nên lấy xà ra khỏi mắt trước đã, rồi mới thấy tỏ tường để lấy hạt bụi mùn cưa khỏi mắt anh em.
Điều khó vẫn là thấy được cái xà trong mắt mình. Lẽ ra tôi phải thấy ngay vì nó quá lộ liễu. Nhưng nó khó thấy, vì tôi không muốn thấy cái xấu của mình. Càng có quyền, có chức, có uy tín, có tuổi tác và kinh nghiệm, càng khó chấp nhận nếp nhăn nơi khuôn mặt mình. Giá mà tôi thấy được cái xà nơi mắt tôi, chắc tôi đã không dám đòi lấy hạt bụi nơi mắt người khác, hay nếu có được ai nhờ lấy đi nữa, thì cũng chỉ lấy một cách khiêm hạ, nhẹ nhàng.
Trong bài hát “Chúa Hòa Bình” của Phạm Duy có câu: “Nếu có ai lầm lỡ, rồi sinh ra khắt khe…” Chỉ mong chúng ta, nhờ thấy mình lầm lỡ và đã được Chúa thứ tha, nên sinh ra dễ cảm thông với lỗi lầm người khác.

LỜI NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, khi đến với nhau, chúng con thường mang những mặt nạ. Chúng con sợ người khác thấy sự thật về mình. Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả dối.
Khi đến với Chúa, chúng con cũng thường mang mặt nạ. Có những hành vi đạo đức bên ngoài để che giấu cái trống rỗng bên trong. Có những lời kinh đọc trên môi, nhưng không có chỗ trong tâm hồn, và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cũng thường ngắm mình trong gương, tự ru ngủ và đánh lừa mình, mãn nguyện với cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi bỏ mọi thứ mặt nạ, đã ăn sâu vào da thịt chúng con, để chúng con thôi đánh lừa nhau, đánh lừa Chúa và chính mình. Ước gì chúng con xây dựng bầu khí chân thành, để chúng con được lớn lên trong bình an.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 7: 1-5
Jesus said to his disciples: "Stop judging, that you may not be judged. For as you judge, so will you be judged, and the measure with which you measure will be measured out to you. Why do you notice the splinter in your brother's eye, but do not perceive the wooden beam in your own eye? How can you say to your brother, 'Let me remove that splinter from your eye,' while the wooden beam is in your eye? You hypocrite, remove the wooden beam from your eye first; then you will see clearly to remove the splinter from your brother's eye."
"Remove the wooden beam from your eye first;
then you will see clearly to remove the splinter from your brother's eye"
Love — caritas — is an extraordinary force which leads people to opt for courageous and generous engagement in the field of justice and peace. It is a force that has its origin in God, Eternal Love and Absolute Truth. Each person finds his good by adherence to God's plan for him, in order to realize it fully: in this plan, he finds his truth, and through adherence to this truth he becomes free (cf. Jn 8:32)...
Charity is love received and given. It is “grace”. Its source is the wellspring of the Father's love for the Son, in the Holy Spirit. Love comes down to us from the Son. It is creative love, through which we have our being; it is redemptive love, through which we are recreated. Love is revealed and made present by Christ (cf. Jn 13:1) and “poured into our hearts through the Holy Spirit” (Rom 5:5). As the objects of God's love, men and women become subjects of charity, they are called to make themselves instruments of grace, so as to pour forth God's charity and to weave networks of charity.
This dynamic of charity received and given is what gives rise to the Church's social teaching...: the proclamation of the truth of Christ's love in society. This doctrine is a service to charity, but its locus is truth... Development, social well-being, the search for a satisfactory solution to the grave socio-economic problems besetting humanity, all need this truth. What they need even more is that this truth should be loved and demonstrated. Without truth, without trust and love for what is true, there is no social conscience and responsibility, and social action ends up serving private interests and the logic of power, resulting in social fragmentation, especially in a globalized society at difficult times like the present.

Daily Gospel.


Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét