Tới ngày mãn nguyệt
khai hoa, bà Êlisabét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương
bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm
phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Dacaria mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên
tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gioan”. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng
của bà, chẳng ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem
ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên
cháu là Gioan”. Ai nấy đều bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra,
ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và
các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giuđê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy
nghĩ và tự hỏi: “Ðứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào đây?” Và quả thật có bàn tay
Chúa phù hộ em.
(80) Cậu bé càng lớn
lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt
dân Ítraen.
SUY
NIỆM
Giới trẻ ngày nay xem
ra thích mừng sinh nhật hơn mừng lễ bổn mạng. Ngày vui ấy thường đi với quà, tiệc
mừng và những lời cầu chúc. Thật ra mừng sinh nhật có thể là một hành vi mang
nhiều tính tôn giáo. Tôi nhớ đến ngày tôi được sinh ra, một sinh linh bé nhỏ
chào đời, mang hình ảnh của Thiên Chúa, mang khuôn mặt của Đức Giêsu. Ngày ấy
quan trọng và đáng nhớ ngay cả đối với chính Thiên Chúa. Dù thế giới có hơn 6,7
tỷ người thì một hài nhi mới sinh cũng
có một chỗ đặc biệt trong trái tim Thiên Chúa. Thiên Chúa có những ước mơ và dự
tính riêng về từng con người. Chẳng ai chào đời một cách tình cờ và ngẫu nhiên.
Mỗi người đều cần cho kế hoạch lớn của Thiên Chúa. Mừng sinh nhật một cách
nghiêm túc lại trở thành một lễ tạ ơn. Tạ ơn Chúa đã cho tôi được làm người ở đời.
Bất chấp những khổ đau vấp ngã, những thất bại đắng cay, tôi vẫn xin được yêu mảnh
đời Chúa dệt cho tôi.
Hôm nay Giáo Hội mừng
sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả. Chỉ có Đức Giêsu và Mẹ Maria mới được mừng
ngày sinh trong phụng vụ. Điều đó cho thấy sinh nhật của Gioan là biến cố có ảnh
hưởng lớn. Bài Tin Mừng hôm nay nói vắn gọn về chuyện sinh hạ và cắt bì Gioan, nhưng
kể dài hơn về chuyện đặt tên cho em. Chúng ta có thể cảm được niềm vui lớn lao
của người mẹ là bà Êlisabét. Niềm vui này đã bắt đầu từ khi bà có thai Gioan. Chẳng
biết bà bao nhiêu tuổi, chỉ biết là bà đã cao niên lại không sinh con. Hiếm muộn
thời xưa thường bị coi là do người vợ. Đó là một sự sỉ nhục (St 30, 23) và là một
hình phạt của Chúa (2 Sm 6, 23). Nhưng bà Êlisabét lại là người công chính thuộc
dòng tư tế Aharon, “sống đúng theo mọi điều răn và mệnh lệnh của Chúa, không ai
chê trách được điều gì” (Lc 1,6). Bà đã sống với nỗi đau này trong nhiều năm,
sau bao lần chờ đợi và thất vọng. Khi biết mình có thai trong lúc tuổi già, bà
tự nhủ : “Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người thương cất nỗi hổ nhục tôi
phải chịu trước người đời (Lc 1,25). Ngày sinh của Gioan là ngày vui đặc biệt
cho bà, người làm mẹ lần đầu. Niềm vui ấy còn được nhân lên vì bà sinh một cậu
con trai. Láng giềng, thân thích đến chung vui với bà vì bà được Chúa thương.
Chúng ta không rõ bởi
đâu mà Êlisabét đòi phải đặt tên cho con mình là Gioan. Chỉ biết bà đã phản ứng
quyết liệt chuyện đặt tên con là
Dacaria. Nhưng quyết định của người cha mới là quan trọng, vì người cha thường
là người có quyền đặt tên cho con, qua đó nhìn nhận người con ấy là của mình
(x. Mt 1, 21). Ông Dacaria chẳng những bị câm, lại còn điếc nữa, nên người ta
phải làm hiệu để hỏi ý ông. Khi ông viết trên bảng tên “Gioan” thì mọi người
chưng hửng. Chính lúc ấy một phép lạ xảy ra: ông nói được và chúc tụng Thiên
Chúa. Gioan là tên mà sứ thần đã dặn ông lúc dâng hương trong Đền thờ. Gioan
(Yôkhanan) có nghĩa là ĐỨC CHÚA thi ân. Gioan thật là một ơn của Chúa và sẽ
đóng một vai trò trong lịch sử cứu độ.
Chúng ta để ý đến vai
trò của bà con láng giềng trong bài Tin Mừng này. Họ đến chung vui, can thiệp
ít nhiều vào chuyện đặt tên đứa trẻ. Họ bỡ ngỡ với cái tên Gioan, và kinh sợ
khi ông Dacaria nói lại được. Việc sinh hạ Gioan quả đã được vây bọc bởi nhiều chuyện
lạ lùng. Tiếng vang không chỉ nơi láng giềng thân thích, mà còn được loan truyền
khắp vùng đồi núi xứ Giuđê (c. 65). “Rồi đây đứa trẻ này sẽ ra thế nào ?” Đó là
câu hỏi mà ai cũng để tâm suy nghĩ sau khi nghe câu chuyện. Hẳn là em này sẽ có
một định mệnh và ơn gọi đặc biệt. Có thể sau đó mọi sự lại lắng xuống, còn cậu
Gioan thì vẫn lớn lên, tinh thần vững mạnh. Cậu không lập gia đình và sống
trong hoang địa, chờ ngày đến với Ítraen.
Mừng sinh nhật của
thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta thấy được sự khiêm tốn của Thiên Chúa. Để giới
thiệu Con của Người là Đức Giêsu cho dân Ítraen, Thiên Chúa cần đến Gioan, một
người dọn đường. “Để dọn đường cho Đức Giêsu, ông Gioan đã rao giảng kêu gọi
toàn dân Ítraen chịu phép rửa tỏ lòng sám hối” (Cv 13, 24). Và Thiên Chúa đã
chuẩn bị rất kỹ cho cuộc sinh hạ của con người này. “Đức Chúa đã gọi tôi từ khi
tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi” (Is
49,1). Hình ảnh người Tôi Trung trên đây trong Isaia khá hợp với Gioan. “Người
là đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người Tôi
Trung đem nhà Giacóp về cho Người…” (Is 49,5). Hóa ra việc Thiên Chúa chọn, gọi
và giao sứ mạng đã diễn ra ngay từ con người chỉ mới là phôi thai trong lòng mẹ.
Điều này đúng với Gioan: “Em sẽ được đầy Thánh Thần ngay khi còn trong lòng mẹ.
Em sẽ đưa nhiều con cái Ít raen về với Đức Chúa… và chuẩn bị một dân sẵn sàng
đón Chúa” (Lc 1, 15-17).
Gioan đã được gọi để
làm ngôn sứ cho dân tộc của ngài, giúp cho dân Ítraen đón nhận Đấng đến sau ông
nhưng lại có trước ông. Ơn gọi ấy đã làm cho ông hiện hữu ở trên đời. Cuộc sinh
hạ của Gioan được coi là kỳ lạ. Thật ra cuộc sinh hạ nào cũng là một màu nhiệm
lạ lùng. Khi rửa tội một em bé mới sinh, chúng ta cũng vẫn đặt câu hỏi: Em này
rồi sẽ ra sao ? Đâu là định mệnh tương lai của em ? Đâu là con đường riêng mà
Chúa muốn em đi ? Chúng ta chỉ mong bàn tay Chúa ở với em (Lc 1, 66). Những
thai nhi, những hài nhi, những trẻ thơ hôm nay ở quanh ta cũng được hiện hữu và
được trao một sứ mạng. Mừng sinh nhật một vị thánh, chúng ta thêm trân trọng sự
sống nơi các em, và thấy mình có bổn phận nâng đỡ để các em đi con đường Chúa
muốn và trở thành những người đưa dân tộc Việt Nam đến với Chúa.
LỜI
NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu thương
mến, xin ban cho chúng con tỏa lan hương thơm của Chúa đến mọi nơi chúng con
đi.
Xin Chúa hãy tràn ngập
tâm hồn chúng con bằng Thần Khí và sức sống của Chúa. Xin Chúa hãy xâm chiếm
toàn thân chúng con để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa.
Xin Chúa hãy chiếu
sáng qua chúng con, để những người chúng con tiếp xúc cảm nhận được Chúa đang
hiện diện nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết
rao giảng về Chúa, không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng cuộc sống chứng
tá, và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)
Lm. Antôn Nguyễn Cao
Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 1: 57-66. 80
When the time arrived
for Elizabeth to have her child she gave birth to a son. Her neighbors and
relatives heard that the Lord had shown his great mercy toward her, and they
rejoiced with her. When they came on the eighth day to circumcise the child, they
were going to call him Zechariah after his father, but his mother said in
reply, "No. He will be called John." But they answered her, "There
is no one among your relatives who has this name." So they made signs,
asking his father what he wished him to be called. He asked for a tablet and
wrote, "John is his name," and all were amazed. Immediately his mouth
was opened, his tongue freed, and he spoke blessing God. Then fear came upon
all their neighbors, and all these matters were discussed throughout the hill
country of Judea. All who heard these things took them to heart, saying, "What,
then, will this child be?" For surely the hand of the Lord was with him.
The child grew and
became strong in spirit, and he was in the desert until the day of his
manifestation to Israel.
"He must increase, I must decrease" (Jn 3:30)
Rightly indeed can
John the Baptist say of the Lord our Savior: “He must increase but I must
decrease” (Jn 3:30). The statement is being fulfilled at this very moment: at
Christ's birth the days grow longer, at John's they grow shorter... When the
Savior appears it is clear that the day increases and it declines at the birth
of the last of the prophet's, for it is written: “The Law and the prophets
lasted until John” (Lk 16:16). Inevitably the observance of the Law sank in
shadow when the grace of the Gospel began to shine. The glory of the New
Testament takes the place of the prophecy of the Old...
The evangelist says
with regard to our Lord Jesus Christ: “He was the true light who enlightens
every man” (Jn 1:9)... It was when the duration of the night was extending over
almost the whole of the day that our Lord's coming suddenly cast all its
brightness. If his birth cast out the darkness of humankind's sins, his coming
put an end to night and brought us light and day...
Our Lord says that
John is a lamp: “He was a burning and shining lamp” (Jn 5:35). But the light of
a lamp pales when the sun shines: its flame dies down, overcome by an even more
radiant light. What sensible person uses a lamp in full sunlight?... Who would
still come for John's baptism of repentance (Mk 1:4) when Jesus' baptism brings
salvation?
Daily
Gospel.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét