Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

Mang nhiều hoa trái – 10/08 Thánh Laurensô, phó tế tử đạo.


Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 24 Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.25 Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.26 Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy.”

SUY NIỆM:
Khi nghĩ đến cái chết sắp đến của mình, Đức Giêsu lại nghĩ đến thân phận hạt lúa mì. Ngài nói một điều mà ai cũng biết như một định luật tự nhiên, một điều chẳng làm ai ngỡ ngàng kinh ngạc. “Nếu một hạt lúa rơi xuống đất và không chết đi, nó trơ trọi một mình; nhưng nếu nó chết đi, nó mới mang nhiều hoa trái” (c. 24). Đức Giêsu ví mình như hạt lúa đem gieo. Điều kiện để đời Ngài đơm bông kết trái, đó là cái chết. Không chấp nhận chết đi, hạt lúa vẫn chỉ là hạt lúa trơ trọi. Đức Giêsu không muốn mình là thứ hạt lúa ấy, được bao bọc vững chắc bởi lớp vỏ, cố giữ cho mình được nguyên vẹn,  vì thế cũng chẳng chịu vươn ra khỏi mình, chẳng dám đánh mất chính mình để nảy mầm sinh hạt. Đức Giêsu đã đón lấy cái chết như con đường để sự sống sinh sôi. Cái chết của Ngài trên thập giá có khả năng kéo được mọi người lên (Ga 12, 32), và thu hút cả vũ trụ về với Thiên Chúa.
Có một hạt lúa mang tên Giêsu. Hạt lúa ấy đã chấp nhận chịu mục nát, để cả thế giới trở thành đồng lúa thơm trĩu hạt. Mỗi Kitô hữu cũng là một hạt lúa, được mời gọi để sống như hạt lúa Giêsu. “Ai yêu mạng sống của mình, thì sẽ mất nó; còn ai ghét mạng sống của mình ở trần gian này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời” (c. 25). Vấn đề là yêu hay ghét cuộc sống ở đời này. Kitô hữu không phải là những kẻ chán đời hay khinh rẻ cuộc đời tại thế. Ghét mạng sống ở đây chỉ có nghĩa là không đặt nó lên chỗ cao nhất, không để nó chiếm chỗ của Thiên Chúa. Chính khi nhận ra giá trị tương đối của cuộc đời trần thế này, chúng ta mới có hy vọng giữ được nó mãi mãi. Ngược lại, thái độ bám chặt vào đời này, gắn bó với nó một cách lệch lạc, lại dẫn đến việc đánh mất hạnh phúc, cả đời này lẫn đời sau.
Thánh Laurensô đã bị thiêu sống ở Rôma trên một chiếc giường sắt, sau khi ngài đã phân phát tài sản của cộng đoàn cho người nghèo. Thầy phó tế Laurensô đã sống như người phục vụ cho Đức Kitô (c. 26) bằng cuộc sống và cái chết tử đạo năm 258. Được ở bên Thầy Giêsu mãi mãi và được Cha Thầy quý trọng, đó là điều Laurensô được hưởng và cũng là hy vọng của chúng ta.

CẦU NGUYỆN:
Chỉ mong tôi chẳng còn gì, nhờ thế Người là tất cả của tôi. Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì, nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi, đến với Người trong mọi sự, và dâng Người tình yêu trong mọi lúc. Chỉ mong tôi chẳng còn gì, nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người. Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì, nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
(R. Tagore)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 12, 24-26.
Jesus said, «Truly, I say to you, unless the grain of wheat falls to the earth and dies, it remains alone; but if it dies, it produces much fruit. Those who love their life destroy it, and those who despise their life in this world keep it for everlasting life. Whoever wants to serve me, let him follow me and wherever I am, there shall my servant be also. If anyone serves me, the Father will honor him».
«Whoever wants to serve me, let him follow me and wherever I am, there shall my servant be also»
Fr. Antoni CAROL i Hostench
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
Today, the Church —through the liturgy of the Eucharist celebrating the feast of St. Lawrence, the roman martyr— reminds us that «there exists a testimony of coherence that all Christians must be willing to give, even at the cost of great sacrifice and suffering» (Saint John Paul II).
Moral law is saint and inviolable. This assertion, certainly contrasts with the relativistic environment abounding now a days, whereas we tend to easily adapting ethical demands to our personal comfort or to our own weaknesses. We shall certainly not find anyone admitting: —I am immoral; —I am unconscious; —I am a person without truth... Anyone admitting these facts would automatically and immediately disqualify himself.
The definite question would therefore be: what moral, what conscience and what truth are we talking about? It is evident that social peace and healthy coexistence cannot be based on a “moral à la carte”, where each one chooses his own way, without bearing in mind the inclinations and aspirations the Creator has set out for our nature. This “moral”, far from leading us trough the «paths of righteousness» towards the «green pastures» the Good Shepherd wants for us (cf. Ps 23:1-3), it would irremediably take us to the quicksand of the “moral relativism”, where absolutely everything can be debated, agreed upon and justified.
Martyrs are unappealable testimonies of the saintliness of the moral law: there are basic demands of love that accept neither exceptions nor adaptations. In fact, «in the New Covenant we can find numerous testimonies followers of Christ that (...) accepted persecutions and death before making the idolatrous gesture of burning incense before the statue of the Emperor» (Saint John Paul II).
In the Roman environment of emperor Valerian, the deacon «St. Lawrence loved Christ in life, and imitated Christ unto death» (St. Augustine). And, once again, we see confirmed that «the man who hates his life in this world will keep it for eternal life» (Jn 12:25). Luckily for us, the memory of St. Lawrence will perpetually remain as a signal that to follow Christ is worth offering our life rather than admitting frivolous interpretations of his path.
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét