Bấy giờ, Đức Giê-su
nói với dân chúng và các môn đệ Người rằng:2 “Các kinh sư và các người
Pha-ri-sêu ngồi trên toà ông Mô-sê mà giảng dạy.3 Vậy, tất cả những gì họ nói,
anh em hãy làm, hãy giữ, còn những việc họ làm, thì đừng có làm theo, vì họ nói
mà không làm.4 Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ
thì lại không buồn động ngón tay vào.5 Họ làm mọi việc cốt để cho thiên hạ thấy.
Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài.6 Họ ưa ngồi
cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,7 ưa được người ta
chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “ráp-bi”. 8 “Phần anh
em, thì đừng để ai gọi mình là “ráp-bi”, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả
anh em đều là anh em với nhau.9 Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của
anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời.10 Anh em cũng đừng để ai gọi
mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Ki-tô.11 Trong
anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em.12 Ai tôn mình lên,
sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.
SUY
NIỆM:
Nửa sau của bài Tin Mừng
hôm nay có thể làm chúng ta bị sốc. Ðức Giêsu bảo ta đừng để ai gọi mình là thầy,
vì chỉ có một Thầy, một vị lãnh đạo là chính Ngài; cũng đừng gọi ai là cha, vì
chỉ có một Cha là Thiên Chúa trên trời. Vậy mà chúng ta vẫn gọi nhiều vị trong
Hội Thánh là cha, là Ðức Thánh Cha, là giáo phụ, thượng phụ, viện phụ… Chúng ta
có làm sai lời Chúa dạy không? Ta có phải hiểu theo nghĩa đen lời của Ðức Giêsu
không?
Hội Thánh sơ khai đã
không hề hiểu theo nghĩa đen. Thánh Phaolô đã coi mình là cha sinh ra các tín hữu,
đã gọi họ là con (1Cr 4,14-17; Gl 4,19). Hội Thánh cũng có những thầy dạy (Cv
13,1; 1Cr 12,28), và những vị lãnh đạo (Cv 15,22; Rm 12,8) Vậy đâu là điều Ðức
Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta? Chắc chắn Ngài không hề muốn phá bỏ những cơ cấu
cần thiết cho thân thể Hội Thánh, Ngài cũng không loại bỏ phẩm trật và quyền
hành. Ngài chỉ muốn chúng ta đừng quên: mọi quyền bính trong Hội Thánh đều bắt
nguồn từ Thiên Chúa và phải quy về Thiên Chúa. Nếu có ai làm thầy, làm người
lãnh đạo, thì vì họ được chia sẻ quyền làm Thầy của Ðức Giêsu. Nếu họ được gọi
là cha, thì vì họ được chia sẻ quyền làm Cha của Thiên Chúa. Dù có chức vụ hay
chức vị gì trong Hội Thánh, tôi cũng không được quên chân lý này: còn tất cả
anh em đều là anh em với nhau, con một Cha trên trời. Chỉ có một vị Thầy là Ðức
Giêsu. Nhưng Thầy Giêsu lại sống như bạn của các môn đệ, như anh em với họ (Ga
15,14; Mt 12,49-50), và nhất là như tôi tớ phục vụ họ (Mt 20,28). Ðức Giêsu mãi
mãi là gương cho các nhà lãnh đạo. Quyền lãnh đạo chính là để phục vụ con người.
Phần đầu của bài Tin Mừng
cho thấy sự giả hình của một số người pharisêu, có quyền giảng dạy Lề Luật. Giả
hình là không làm điều mình dạy người khác, là dễ dãi với chính mình, nhưng khắt
khe với tha nhân. Giả hình là biến việc thờ phượng Chúa thành thờ mình, làm việc
tốt để người ta thấy và thán phục. Khi nhìn khuôn mặt của người pharisêu giả
hình, tôi thấy tôi: háo danh, khoa trương, ích kỷ, dám “đốc” chứ không dám làm…
Có những đoạn Tin Mừng
làm chúng ta nhức nhối, vì mở cho chúng ta những chân trời xa, cho chúng ta thấy
những điều cần làm, phải làm, nhưng chưa làm.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, khi đến
với nhau, chúng con thường mang những mặt nạ. Chúng con sợ người khác thấy sự
thật về mình. Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả
dối.
Khi đến với Chúa, chúng
con cũng thường mang mặt nạ. Có những hành vi đạo đức bên ngoài để che giấu cái
trống rỗng bên trong. Có những lời kinh đọc trên môi, nhưng không có chỗ trong
tâm hồn, và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu, chúng
con cũng thường ngắm mình trong gương, tự ru ngủ và đánh lừa mình, mãn nguyện với
cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi
bỏ mọi thứ mặt nạ, đã ăn sâu vào da thịt chúng con, để chúng con thôi đánh lừa
nhau, đánh lừa Chúa và chính mình.
Ước gì chúng con xây dựng
bầu khí chân thành, để chúng con được lớn lên trong bình an.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 23, 1-12.
Jesus said to the
crowds and to his disciples, «The teachers of the Law and the Pharisees sat on
the seat of Moses. So you shall do and observe all they say, but do not do as
they do, for they do not do what they say. They tie up heavy burdens and load them
on the shoulders of the people, but they do not even raise a finger to move
them. They do everything in order to be seen by people; so they wear very wide
bands of the Law around their foreheads, and robes with large tassels. They
enjoy the first place at feasts and reserved seats in the synagogues, and being
greeted in the marketplace and being called “Master” by the people. »
But you, do not let
yourselves be called Master because you have only one Master, and all of you
are brothers and sisters. Neither should you call anyone on earth Father,
because you have only one Father, He who is in heaven. Nor should you be called
leader, because Christ is the only leader for you. Let the greatest among you
be the servant of all. For whoever makes himself great shall be humbled, and
whoever humbles himself shall be made great».
«Whoever makes himself great shall be humbled,
and whoever humbles himself shall be made great»
and whoever humbles himself shall be made great»
Fr. Antoni CAROL i Hostench
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
Today, once more, Jesus
Christ addresses us a request for humility, an invitation to position us in the
true place we belong to: «Do not let yourselves be called Master (…); neither
should you call anyone on earth Father, (…) nor should you be called leader»
(Mt 23:8-10). Before assuming all these titles, let us try to thank God, for we
have received from him whatever we have.
As St. Paul says «For
who makes you different? And what do you have that you did not receive? But if
you did receive it, why do you boast as if you had not received it?» (1Co 4:7).
So, when we are conscious of having correctly behaved, it would do us good to
repeat: «We are unworthy servants; we have only done our duty» (Lk 17:10).
Modern men are
undergoing a regrettable amnesia: we live and behave as if we should have been
the generators of life and creators of the world. In direct contrast, though,
Aristotle is to be admired. In his natural theology he ignores the concept of
“creation” (concept known in those times only by Divine Revelation), but, at least,
he had quite clear in his mind this world depended on the Divinity (the
“Incaused cause”). John Paul II appeals to us to remember what we owe to God:
«Man must honour his Creator by offering him, in praise and thanksgiving,
whatever he has received from Him. Man cannot lose this sense of duty, which
only him may recognize, amongst all other earthly realities».
Besides, thinking of
the everlasting life, our cooperation —He will not do anything without our
permission nor without our effort!— consists of not disturbing the Holy
Spirit's labour: to let God do it!; for saintliness is not “manufactured” by
us, but granted by him, who is Master, Father and Leader. In any case, if we do
believe we are and possess something, let us hasten to put it at the service of
our fellow men: «Let the greatest among you be the servant of all» (Mt 23:11).
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét