Khi ấy, Đức Giêsu khiển
trách các kinh sư và người Pharisêu rằng: 23 “Khốn cho các người, hỡi các kinh
sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì
là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, lòng
nhân và thành tín. Các điều này vẫn cứ phải làm, mà các điều kia thì không được
bỏ.24 Quân dẫn đường mù quáng! Các người lọc con muỗi, nhưng lại nuốt con lạc
đà. 25 “Khốn cho các người, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình! Các
người rửa sạch bên ngoài chén đĩa, nhưng bên trong thì đầy những chuyện cướp
bóc và ăn chơi vô độ.26 Hỡi người Pha-ri-sêu mù quáng kia, hãy rửa bên trong
chén đĩa cho sạch trước đã, để bên ngoài cũng được sạch.
SUY
NIỆM:
Đức Giêsu đã từng nói
về tám Mối Phúc trong Bài Giảng trên núi. Trong chương này, Ngài sẽ nói với các
kinh sư và nhóm Pharisêu bảy lần: “Khốn cho các ngươi!” Đây không phải là lời
chúc dữ cho bằng là lời trách than, buồn tiếc, vì những sự giả hình, che đậy
nơi một số nhà lãnh đạo Do thái giáo. Nhưng giả hình không phải chỉ là bệnh của
một số kinh sư ngày xưa. Nó là bệnh của những Kitô hữu trong Hội Thánh của
Mátthêu sau năm 70. Và nó cũng là bệnh của những Kitô hữu thuộc thế kỷ hai mươi
mốt. “Khốn cho các ngươi!” là một lời cảnh báo đối với chính bản thân tôi.
Bệnh được nhắc đến
trong lời Khốn cho thứ tư (c. 23) là bệnh quá tập trung vào điều phụ thuộc mà bỏ
quên điều cốt yếu. Có một số người Pharisêu bày tỏ sự đạo đức của mình qua việc
nộp thuế thập phân về những thứ rau lặt vặt họ trồng trong vườn. Ba thứ rau
thơm: bạc hà, thì là, rau húng, đúng ra không phải tính thuế, vì chỉ phải nộp
thuế về hoa lợi của vụ mùa, của vườn cây ăn trái thôi. Nhưng có người đã nộp
thuế về mọi thứ rau cỏ trong vườn (Lc 11, 42). Thuế thập phân chỉ đòi nộp một
phần mười sản phẩm nông nghiệp làm được, để giúp việc thờ phượng Chúa trong Đền
thờ và các người làm việc tại đó. Đức Giêsu không cản chuyện nộp thuế về những
điều lặt vặt (c. 23). Ngài chỉ tiếc là những chuyện nặng ký hơn trong Lề Luật như
công lý, lòng nhân và thành tín, lại bị bỏ quên (c. 23). Ba điều này đều được
các ngôn sứ nhắc nhở (Is 1, 17; Hs 6, 6; Hb 2, 4). Ngôn sứ Mikha đã viết một
câu nổi tiếng (Mk 6, 8): “Đức Chúa đòi anh em điều gì nếu không phải là sống
theo công lý, mến chuộng lòng nhân và khiêm hạ đi với Thiên Chúa của anh em.” Có
thể thái độ đạo đức giả bắt nguồn từ thói háo danh và sợ khó. Nộp thuế dễ được
người ta thấy hơn và cũng khỏi phải hoán cải nơi bề sâu của lòng mình. Tập
trung vào những cái lặt vặt để khỏi phải áy náy về chuyện hệ trọng. Làm tốt một
chuyện nhỏ, nhưng lại làm hỏng một chuyện rất lớn.
Bệnh được nhắc đến
trong lời Khốn cho thứ năm (c. 25) là bệnh quá coi trọng cái bên ngoài mà coi
thường cái bên trong. Một số người Pharisêu loay hoay với chuyện lau sạch bên
ngoài chén đĩa. Họ sợ mình trở nên ô uế nếu sử dụng đồ chưa được rửa kỹ. Tiếc
thay, họ không để ý đủ đến sự nhơ uế bên trong tâm hồn. Mà đó mới là thứ nhơ uế
thật sự đáng quan tâm. Có nguy cơ là sự sạch sẽ bên ngoài nhằm che đậy sự nhơ uế
bên trong, và đánh lừa cái nhìn của người khác, khiến họ lầm tưởng. Thật ra trở
về với lòng mình để nhận ra những ô nhơ, thật là điều khó. Rửa tay trước khi
ăn, rửa bát đĩa trước khi dùng, là điều dễ hơn nhiều. Trở vào lòng mình, ta dễ
bắt gặp bao tham lam, gian dối, thèm muốn vô độ. Những điều ấy ta không muốn
nhìn nhận có nơi mình. Đức Giêsu mời chúng ta tìm kiếm sự tinh tuyền bên trong
trước đã, rồi mới để ý đến cái sạch sẽ bên ngoài sau (c. 26). Xin Chúa cho
chúng ta đừng bị đui mù, nhưng được sáng mắt (cc. 24. 26), để biết phân biệt
cái chính, cái phụ, cái trong, cái ngoài.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, khi đến
với nhau, chúng con thường mang những mặt nạ. Chúng con sợ người khác thấy sự
thật về mình. Chúng con cố giữ uy tín cho bộ mặt dù đó chỉ là chiếc mặt nạ giả
dối.
Khi đến với Chúa, chúng
con cũng thường mang mặt nạ. Có những hành vi đạo đức bên ngoài để che giấu cái
trống rỗng bên trong. Có những lời kinh đọc trên môi, nhưng không có chỗ trong
tâm hồn, và ngược hẳn với cuộc sống thực tế.
Lạy Chúa Giêsu, chúng
con cũng thường ngắm mình trong gương, tự ru ngủ và đánh lừa mình, mãn nguyện với
cái mặt nạ vừa vặn.
Xin giúp chúng con cởi
bỏ mọi thứ mặt nạ, đã ăn sâu vào da thịt chúng con, để chúng con thôi đánh lừa
nhau, đánh lừa Chúa và chính mình.
Ước gì chúng con xây dựng
bầu khí chân thành, để chúng con được lớn lên trong bình an.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 23, 13-22.
Jesus said, «Woe to
you, teachers of the Law and Pharisees, you hypocrites! You do not forget the
mint, anise and cumin seeds when you pay the tenth of everything, but then you
forget what is most fundamental in the Law: justice, mercy and faith. These you
must practice, without neglecting the others. Blind guides! You strain out a
mosquito, but swallow a camel. Woe to you, teachers of the Law and Pharisees,
you hypocrites! You fill the plate and the cup with theft and violence, and
then pronounce a blessing over them. Blind Pharisee! Purify the inside first,
then the outside too will be purified».
«Purify the inside first, then the outside too will be
purified»
Brother Lluís SERRA i Llançana
(Roma, Italy)
(Roma, Italy)
Today, Jesus assumes a
clear attitude of diatribe: «Woe to you (...)! Woe to you (...)!» (Mt
23:23-25). His objectives are the scribes and the Pharisees, who represent the
powerful class exerting a spiritual and moral influence over people. How can
they ever lead people if they are “blind guides”? Their blindness lies in the
incoherency of scrupulously observing the small details, which do have
importance, while neglecting the weightier things of the Law, such as justice,
love and fidelity. They are concerned over their own image, but it does not
correspond to their inside, full of «plunder and self-indulgence» (Mt 23:25).
Curiously enough, Jesus, uses here words referring to economic aspects.
Today's Gospel
represents an invitation for those persons and most outstanding groups of the
Christian communities, that is, their guides, to appraise their conscience. Do
we respect the fundamental values? Do we value norms more than people? Do we
impose upon others what we cannot do, ourselves? Do we speak from the
complacency of our own ideas or from our humility of heart? As Dom Helder
Camara said: «I would like to be a puddle of water to become the mirror of
heaven». Do people consider their pastors, men of God who can tell the
accessory from the fundamental? Feebleness deserves understanding, but
hypocresy provokes contempt.
When listening at
today's Gospel we may fall into some sort of snare. Jesus speaks to the scribes
and to the Pharisees, who are hypocrites, for there were also who were not. And
we may conclude that this text, today, may be intended for bishops and priests,
only. As guides of the Christian communities they must certainly be careful not
to tumble upon those attitudes denounced by God, but we must also remember that
every believer —man or woman— may harbor in his inside a “blind Pharisee”.
Jesus invites us to: «Cleanse first the inside of the cup, so that the outside
also may be clean» (Mt 23:26). The path to spirituality is through the human
heart.
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét