Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Để khỏi làm cớ sa ngã – 13/08, Thứ hai Tuần 19 Thường niên.


Khi thầy trò tụ họp ở miền Galilê, Đức Giêsu nói với các ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy.” Các môn đệ buồn phiền lắm. Khi thầy trò tới Caphácnaum, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phêrô: “Thầy các ông không nộp thuế sao?” Ông đáp: “Có chứ!” Ông về tới nhà, Ðức Giêsu hỏi đón ông: “Anh Simon, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu thuế? Con cái mình hay người ngoài?” Ông Phêrô đáp: “Thưa, người ngoài.” Ðức Giêsu liền bảo: “Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.”

SUY NIỆM:
Đọc bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta không khỏi mỉm cười, khi nghĩ đến việc anh Phêrô đi ra hồ Galilê để thả câu bắt cá, một chuyện bắt cá rất bất thường, vì một mục đích cũng bất thường. Thầy Giêsu dặn anh hãy túm lấy con cá đầu tiên câu được, bắt lấy, mở miệng nó ra, thấy ngay một đồng tiền trị giá bốn quan, vừa vặn để nộp thuế Đền Thờ cho cả Thầy lẫn trò. Đây là thứ thuế mà hàng năm, theo sách Xuất hành (30, 14) những người đàn ông Do Thái trên hai mươi tuổi phải nộp để lo việc tu bổ Đền Thờ và việc tế tự trong đó. Ta không thấy kể chuyện anh Phêrô đã vâng lời Thầy ra sao, và phép lạ đã xẩy ra như thế nào. Chỉ biết chẳng khi nào trong Tân Ước Thầy Giêsu lại có ý làm một phép lạ vì lợi ích cho mình như vậy.
Nhưng chuyện bắt cá để lấy tiền nộp thuế lại không phải là chuyện quan trọng của đoạn Tin Mừng này. Điểm chính yếu nằm ở những câu nói của Thầy Giêsu. Ai cũng biết con cái của vua chúa trần gian thì được miễn thuế, vì các vua chỉ đánh thuế người ngoài thôi (c. 26). Đức Giêsu chính là Người Con tuyệt hảo của Vị Vua thiên quốc. Và những Kitô hữu cũng là con cái của Đức Vua tối cao. Họ là những người đã mở lòng đón nhận Nước Trời (Mt 13, 38), và đã gọi Thiên Chúa là Cha trên trời của chúng con (Mt 6, 9). Như thế Thầy Giêsu và các môn đệ của mình đều được miễn thuế. Thầy trò không phải nộp thuế Đền Thờ như những người Do Thái khác.
Tuy Thầy trò có quyền không nộp thuế, nhưng Thầy Giêsu lại không muốn làm cớ cho người khác vấp phạm. Khi về đến nhà của anh Phêrô ở Caphácnaum, Thầy Giêsu bày tỏ ý muốn nộp thuế Đền Thờ cho cả Thầy lẫn trò. Mối bận tâm của Thầy là tránh làm cớ cho người khác vấp phạm. Thầy biết mình có tự do, nhưng Thầy cũng dám hy sinh tự do ấy vì lợi ích cho người khác. Thánh Phaolô cũng sẽ nói về nguyên tắc này khi bàn về việc ăn đồ cúng. “Đành rằng mọi thức ăn đều thanh sạch, nhưng ăn mà gây cớ vấp ngã, thì là điều xấu” (Rm 14, 20). Chúng ta cần lưu tâm đến những người “yếu” trong cộng đoàn. Chính tình yêu đối với họ khiến tôi cân nhắc điều mình được phép làm. Tự giới hạn tự do của mình là một cách để biểu lộ tình yêu.
Thế giới hôm nay ca ngợi tự do, nên cũng đầy cớ gây vấp phạm. Bao sa ngã của giới trẻ là do sự phóng túng của người lớn. Con người hôm nay quá gần nhau bởi các phương tiện truyền thông, nên ảnh hưởng xấu lan đi vừa nhanh lại vừa rộng. Nếu chúng ta tự ý làm hay tránh làm một điều gì đó chỉ vì tôn trọng lương tâm mong manh của người khác, thì Thiên Chúa cũng sẽ giúp ta bằng những phép lạ thật ngỡ ngàng.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa, xin dạy con luôn tươi tắn và dịu dàng trước mọi biến cố của cuộc sống, khi con gặp thất vọng, gặp người hờ hững vô tâm, hay gặp sự bất trung, bất tín nơi những người con tin tưởng cậy dựa.
Xin giúp con gạt mình sang một bên để nghĩ đến hạnh phúc người khác, giấu đi những nỗi phiền muộn của mình để tránh cho người khác phải đau khổ.
Xin dạy con biết tận dụng đau khổ con gặp trên đời, để đau khổ làm con thêm mềm mại, chứ không cứng cỏi hay cay đắng, làm con nhẫn nại chứ không bực bội, làm con rộng lòng tha thứ, chứ không hẹp hòi hay độc đoán, cao kỳ.
Ước gì không ai sút kém đi vì chịu ảnh hưởng của con, không ai giảm bớt lòng thanh khiết, chân thật, lòng cao thượng, tử tế, chỉ vì đã là bạn đồng hành của con trong cuộc hành trình về quê hương vĩnh cửu.
Khi con loay hoay với bao nỗi lo âu bối rối, xin cho con có lúc thì thầm với Chúa một lời yêu thương. Ước chi đời con là cuộc đời siêu nhiên, tràn trề sức mạnh để làm việc thiện, và kiên quyết nhắm tới lý tưởng nên thánh. Amen.
(dịch theo Learning Christ)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 17, 22-27.
On day when they were together in Galilee, Jesus said to his disciples, «The Son of Man will be delivered into human hands, and they will kill him. But He will rise on the third day». The Twelve were deeply grieved.
When they returned to Capernaum, the Temple tax collectors came to Peter and asked him, «Does your master pay the temple tax?». He answered, «Certainly». Peter then entered the house, but immediately Jesus asked him, «What do you think, Simon? Who pay taxes or tributes to the kings of the earth: their sons or the other people?». Peter replied, «The others». And Jesus told him, «The sons, then, are tax-free. But so as not to offend these people, go to the sea, throw in a hook and open the mouth of the first fish you catch. You will find a coin in it, take it and let it pay for you and for me».
«When they were together in Galilee»
Fr. Joaquim PETIT Llimona, L.C.
(Barcelona, Spain)
Today, the liturgy offers, for us to consider, different possibilities. Amongst these we could, perhaps, stop in something implicit throughout the text: Jesus' familiar attitude with his disciples.
St. Matthew says that Jesus and his disciples «were together in Galilee» (Mt 17:22). Though it is quite evident, the fact the Evangelist deems it necessary to mention it seems to emphasize the nearness of Jesus Christ. Shortly afterwards, Jesus opens His heart to make them aware of his Passion, Death and Resurrection, that is, of something He had been keeping inside himself but He does not want to conceal any longer from those He loves so much. Still further, the text mentions the tax payment episode, and, here too, the Evangelist shows us Jesus' demeanor with them, by placing himself at Peter's level, and counterposing the tax-free sons (Jesus and Peter) to the others, who must pay. Finally, Christ, shows Peter how to get the necessary monies to pay, not only for Him, but for both of them and, thus, avoid any scandal.
In all these traits we may discover a fundamental vision of our Christian life: Jesus' desire to remain with us. In the book of Proverbs the Lord says: «Rejoicing in his whole world and delighting in mankind» (Pr 8:31). Amazing, how this reality may change our approach to our spiritual life where, at times, we only pay attention to what we do, as if that was the most important part of it…! Our interior life must be centered in Christ, in his love for us, in his dying on the Cross for me, in his constant search of our heart. In one meeting with the youth, in Spain, saint John Paul II expressed it very well, when he said, out loud: «Look at Him!».
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét