Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

Tôi là Bánh – 19/08,– Chúa nhật 20 Thường niên, Năm B.


LỜI CHÚA: (Ga 6, 51-58)
Ðức Giêsu nói với người Do Thái rằng: 51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. 52 Người Dothái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” 53 Ðức Giêsu nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Ðấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Ðây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời”.

SUY NIỆM
Cả các Kitô hữu cũng ngỡ ngàng trước bí tích Thánh Thể. Ăn thịt và uống máu người mình yêu là điều khủng khiếp chẳng ai dám nghĩ tới. Nhưng Ðức Giêsu lại muốn nuôi cả nhân loại bằng Thịt và Máu Ngài. Và thực sự Ngài đã nuôi ta bằng cái chết thập giá – ở đó Ngài đã hy sinh Máu Thịt mình. Ðúng hơn, Ngài nuôi chúng ta bằng sự sống của Ngài: sự sống được trao đi qua cái chết tự nguyện, và sự sống được lấy lại qua phục sinh vinh quang.
Ðức Giêsu ban cho ta Tấm Bánh (c.51). Ngài còn tự nhận mình là Tấm Bánh (cc.48.51): Tấm Bánh có sự sống và Tấm Bánh ban sự sống. Tôi là Tấm Bánh: đó là định nghĩa của Ðức Giêsu về mình. Ðịnh nghĩa này có làm ta ngạc nhiên không? Bánh là cái gì ăn được và đem lại sự sống. Bánh không sống cho mình, nhưng cho người khác. Chấp nhận là bánh có nghĩa là chấp nhận mất mình, mà chỉ khi mất mình như thế, bánh mới thật là bánh, mình mới thật là mình. Thật ra bánh vẫn hiện diện và nên một với người ăn. Ðức Giêsu là Tấm Bánh đặc biệt. Khi tôi ăn, Ngài thành tôi và biến tôi thành Ngài. Một sự ở lại hai chiều, một sự hiệp thông sâu thẳm.
“Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (c.56). Rước lễ là đón lấy dòng sự sống, chấp nhận sống nhờ. Ðức Giêsu sống nhờ Cha và chúng ta sống nhờ Ðức Giêsu (c.57). Như cành nho sống nhờ thân cây nho, chúng ta cũng sống nhờ, nghĩa là sống trong và sống cho Chúa.
Trong nhiều thế kỷ, Hội Thánh đã từng có thái độ nhìn và thờ lạy Thánh Thể hơn là cầm lấy mà ăn. Ðộng từ ăn được nhắc đến 8 lần trong bài Tin Mừng này, như một lời mời gọi tha thiết của Ðức Giêsu. Ngày nay, người ta rước lễ nhiều hơn trước. Tiếc thay lắm khi cuộc gặp gỡ này khá vội vã, thiếu chuẩn bị và cũng thiếu đối thoại thân tình. Tôi lên rước lễ chỉ vì mọi người trong hàng ghế đã lên. Phút thinh lặng sau rước lễ cũng bị cắt ngắn. Tôi phải về ngay vì phải lấy xe, vì nhà thờ đóng cửa… Chính vì thế rước lễ chẳng gây được âm vang nào nơi tôi. Nó trở thành một thói quen, một nghi thức thuần tuý. Tôi lên ăn một vật thánh, thay vì đón một người. Ít khi có vị khách quý nào bị thường xuyên tiếp đón lạnh nhạt như thế! Rốt cuộc chẳng có cuộc gặp gỡ nào xảy ra, nên tôi vẫn cứ là tôi như trước.
Hãy dự lễ như người đi dự tiệc Lời Chúa, Mình Chúa. Chỉ ai biết ăn, biết thưởng thức và nghiền ngẫm, người ấy mới gặp được sự sống và gặp được Giêsu.

CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, Chúa đến với chúng con dưới dạng tấm bánh bình thường. Tấm bánh chẳng nói gì, chỉ biết lặng lẽ chờ đợi. Tấm bánh hiện diện là để phục vụ cho con người. Tấm bánh quá đỗi mong manh, nhỏ bé, có thể bị ẩm mốc làm hư hoại, và tan rất mau sau khi được nhận lãnh.
Lạy Chúa Giêsu, có cái gì tương tự giữa phận làm người và phận làm bánh của Chúa. Xin cho chúng con biết cách đến với con người hôm nay: đơn sơ, khiêm hạ, không chút vinh quang hay quyền lực. Nhờ ăn tấm bánh của Chúa, chúng con cũng trở nên tấm bánh ngon, được bẻ ra để đáp ứng khẩu vị của nhiều người.
Ước gì chúng con dám rước Chúa đi vào mọi vùng mờ tối của lòng mình, để sự hiện diện của Chúa trong con được lớn lên. Và ước gì chúng con trở thành những Nhà Tạm di động, đem Chúa đến cho đồng bào và quê hương chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 6, 51-58.
Jesus said to the crowd: «I am the living bread which has come from heaven; whoever eats of this bread will live forever. The bread I shall give is my flesh and I will give it for the life of the world». The Jews were arguing among themselves, «How can this man give us flesh to eat?». So Jesus replied, «Truly, I say to you, if you do not eat the flesh of the Son of Man and drink his blood, you have no life in you. The one who eats my flesh and drinks my blood live with eternal life and I will raise him up on the last day. My flesh is really food and my blood is drink. Those who eat my flesh and drink my blood, live in me and I in them. Just as the Father, who is life, sent me and I have life from the Father, so whoever eats me will have life from me. This is the bread which came from heaven; unlike that of your ancestors, who ate and later died. Those who eat this bread will live forever».
«I am the living bread which has come from heaven;
whoever eats of this bread will live forever»
Fr. Antoni CAROL i Hostench
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
Today, we persevere in the interpretation of the Discourse of the Living Bread that we have been commenting these last Sundays: «I am the living bread which has come from heaven» (Jn 6:51). It has a very well thought-out, and even literary, structure, full of valuable teachings. How wonderful it would be if we, Christians, could have a better knowledge of the Scriptures! We would discover the very Mystery of God that we receive as the true food of our souls, which, more often than not, are drowsy and craving for eternal life. This Living Word is really marvelous, the only Scripture that can actually change our hearts.
Jesus Christ, who is the Way, the Truth and the Life, speaks of himself by saying He is the Bread of Life. And, as we know quite well, the bread is to be eaten. But to eat —we should not forget— we must be hungry. How can we actually understand what being a Christian really means, if we have lost our hunger for God? Hunger to know Him, hunger to regard Him as a good Friend, hunger to make Him known to all, hunger to share Him, as we share our bread at the table. What a beautiful picture to see the head of the family slicing his daily bread earned by the sweat of his brow, while sharing it copiously with his sons! Now, however, it is the very Jesus who is offering himself as the Living Bread, and it is Himself who sets up the measure, and who gives Himself away to us, with an overflowing magnanimity that makes us shudder with emotion.
Bread of Life..., of what Life? It is quite clear that it will not allow us to live down here any longer than we should; though it may indeed change the quality and depth of every instant we live here. Let us honestly ask ourselves: —What life do I want for me? And let us compare it with what our present life really is. Is this what you expected? Don't you think your horizon can widen much more? Then, look: much more than you and I together could ever imagine... much fuller... much more beautiful... much more... is the Life of Christ that throbs and pulsates in the Eucharist. And He is there, expecting us to eat Him, waiting at the door to our heart, patient, passionate, for He knows how to love. And, after that, the eternal Life: «Whoever eats of this bread will live forever» (Jn 6:58). —What else do you want?
evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét