Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Em nhỏ và kẻ bé mọn – 14/08, Thứ Ba Tuần 19 Thường niên.


Lúc ấy, các môn đệ lại gần hỏi Đức Giê-su rằng: “Thưa Thầy, ai là người lớn nhất trong Nước Trời? “2 Đức Giê-su liền gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các ông3 và bảo: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời. 4 “Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời. 5 “Còn ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy. 10 “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.
12 “Anh em nghĩ sao? Ai có một trăm con chiên mà có một con đi lạc, lại không để chín mươi chín con kia trên núi mà đi tìm con chiên lạc sao?13 Và nếu may mà tìm được, thì Thầy bảo thật anh em, người ấy vui mừng vì con chiên đó, hơn là vì chín mươi chín con không bị lạc.14 Cũng vậy, Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.

SUY NIỆM:
Làm lớn ở trong nhóm hay trong Giáo Hội, đó vẫn là mối bận tâm gây tranh cãi giữa các môn đệ Thầy Giêsu. Sau khi Thầy loan báo lần thứ hai về cuộc Khổ nạn (Mt 17, 22-23), các môn đệ vẫn bị hút vào câu hỏi ai là người lớn nhất (c. 1). Như một nhà sư phạm khéo léo, Thầy Giêsu đã gọi một em nhỏ lại, đặt em đứng giữa các ông, và đưa ra câu trả lời.
Câu trả lời của Thầy chắc đã làm các môn đệ bị sốc. Trong xã hội Do thái thời Đức Giêsu, trẻ em không có vai vế gì, cũng chẳng có chút quyền hành hay sự độc lập. Chúng không phải là biểu tượng cho sự trong trắng, ngây thơ, cho bằng là biểu tượng cho sự tùy thuộc, lệ thuộc vào người lớn. Khi đặt một em nhỏ bằng xương bằng thịt giữa các ông, Thầy Giêsu đã đưa ra câu trả lời rồi. Đối với Thầy, điều kiện để vào Nước Trời mai sau, là phải trở nên như trẻ em (c. 3). Muốn trở nên như trẻ em, cần phải trở lại, nghĩa là quay lại, hoán cải. Chỉ người lớn nào dám đổi hướng sống, mới có thể trở nên trẻ thơ. Chỉ ai dám rũ bỏ đam mê về quyền lực và tiếng tăm, về địa vị và chỗ đứng, người ấy mới có thể vào Nước Trời. Nước Trời là Nước của trẻ thơ, và những ai trở nên giống trẻ thơ nhờ hoán cải.
Vậy ai là người lớn nhất trong Nước Trời? Thầy Giêsu trả lời, đó là người tự hạ, thấp kém như một em nhỏ (c. 4). Để vào được Nước Trời, để làm người lớn nhất trong Nước đó, cần trở nên như trẻ thơ, tay trắng, không tự hào, tự mãn về mình, không cậy dựa vào đạo đức của bản thân, nhưng vào tình thương của Chúa. như thế người lớn nhất trong Nước Trời lại là người nhỏ bé, khiêm nhu.
Thầy Giêsu không chỉ giúp môn đệ hiểu xem ai là người lớn nhất thực sự, Ngài còn dạy họ biết quý giá trị của từng con người trong cộng đoàn. Cộng đoàn tín hữu nào cũng có những môn đệ yếu kém mặt này, mặt khác. Ở đây họ được gọi là những kẻ bé mọn. Thầy Giêsu nhấn mạnh đến phẩm giá của những kẻ bé mọn này. Không ai được phép khinh rẻ một người nào trong nhóm họ. Họ được bảo trợ bởi các thiên thần riêng, và các thiên thần của họ vẫn chiêm ngưỡng nhan Cha ở trên trời (c. 10). Có những môn đệ bé mọn bị sa ngã, lạc lối. Thái độ của người lãnh đạo là để lại chín mươi chín con chiên để đi tìm một con chiên lạc. Cả con chiên lạc cũng vẫn có giá trị khiến ta phải tốn công sức để tìm về. “Thiên Chúa không muốn cho một ai trong những kẻ bé mọn này phải hư mất.” Chính vì thế từng con chiên lạc đều đáng chúng ta trân trọng. Khi nhìn trẻ nhỏ và kẻ bé mọn trong cộng đoàn bằng cặp mắt của Chúa, chúng ta sẽ biết cư xử tử tế và kính trọng họ hơn.

LỜI NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ, nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói, dễ thấy Chúa hiện diện và hoạt động trong đời con.
Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa, xin cho con đừng trở nên cứng cỏi, khép kín và nghi ngờ.
Xin dạy con sự hiền hậu để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân. Xin dạy con sự khiêm nhu để con dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm, vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài, hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 18, 1-5, 10, 12-14.
At that time the disciples came to Jesus and asked him, «Who is the greatest in the kingdom of heaven?». Then Jesus called a little child, set the child in the midst of the disciples, and said, «I assure you that unless you change and become like little children, you cannot enter the kingdom of heaven. Whoever becomes lowly like this child is the greatest in the kingdom of heaven, and whoever receives such a child in my name receives me. See that you do not despise any of these little ones, for I tell you: their angels in heaven continually see the face of my heavenly Father. What do you think of this? If someone has a hundred sheep and one of them strays, won’t he leave the ninety-nine on the hillside, and go to look for the stray one? And I tell you: when he finally finds it, he is more pleased about it than about the ninety-nine that did not get lost. It is the same with your Father in heaven: there they don't want even one of these little ones to be lost».
«It is the same with your Father in heaven:
there they don't want even one of these little ones to be lost»
Fr. Valentí ALONSO i Roig
(Barcelona, Spain)
Today, once more, the Gospel reveals to us God's heart. It gives us to understand the feelings the Father in Heaven reacts with, in relation to his children. His most impassionate concern is for the small ones, those, which nobody ever pays any attention to, those who do not attain wherever the rest of the world does. We already knew that the Father, as the good Father He is, has a preference for the small children, but to day we can recognize another wish of the Father that becomes compulsory for us: «I assure you that unless you change and become like little children, you cannot enter the kingdom of Heaven» (Mt 18:3).
We, therefore, realize that what the Father values the most is not so much "being small", as "becoming lowly". «Whoever becomes lowly (...) is the greatest in the Kingdom of Heaven» (Mt 18:4). This is why we can see our responsibility in this action of becoming lowly. It is not a matter of having been created small or simple, limited or more or less capable, but of being able to keep off any eventual greatness while remaining to the level of the humbler and simpler. The actual importance of each one consists in resembling one of those small ones Jesus introduces us to.
Last but not least, the Gospel teaches us today another lesson. There are, and closer to us than we think! some "small ones" that we may eventually have more forsaken than others: those that are like sheep gone astray; the Father looks for them and, when He finds them, He is more pleased because they come back home and do not go stray any more. Perhaps, if we should try to look at those surrounding us more as sheep sought and found by the Father than just sheep gone astray, we could also see more often and closer God's face. St. Asterius of Amasea tells us: «The parable of the lost sheep and the shepherd teaches us that we must not easily despair of those who are in danger or be slow to help them» .
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét