Có mấy người
Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói: “Thưa Thầy, có được phép rẫy
vợ mình vì bất cứ lý do nào không? “4 Người đáp: “Các ông không đọc thấy điều
này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ”,5 và Người
đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ
thành một xương một thịt.”6 Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một
xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân
ly.”7 Họ thưa với Người: “Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy
vợ? “8 Người bảo họ: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các
ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu.9 Tôi nói cho các ông biết: Ngoại
trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại
tình.”10 Các môn đệ thưa Người: “Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì
thà đừng lấy vợ còn hơn.”11 Nhưng Người nói với các ông: “Không phải ai cũng hiểu
được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu.12 Quả vậy,
có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có
những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý
không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu.”
SUY
NIỆM
“Sự gì Thiên Chúa đã
phối hợp, loài người không được phép phân ly.” Lời của Đức Giêsu đã vang vọng
qua hai mươi thế kỷ, và vẫn thường được chọn để in trên thiệp cưới. Phải chăng
người ta ngầm nhắc nhau rằng ly dị là từ không nên có trong từ điển của các đôi
vợ chồng. Tiếc thay số vụ ly hôn nơi các kitô hữu đã gia tăng đáng kể. Sống với
nhau đến đầu bạc răng long trở thành một giấc mơ.
Trong xã hội Do-thái
giáo thời Đức Giêsu, người phụ nữ không được bình đẳng với nam giới. Người vợ
là một thứ tài sản của người chồng, nên chỉ người chồng mới có quyền ly dị vợ,
có khi chỉ vì một lý do cỏn con. Trước câu hỏi: “chồng có được phép ly dị vợ vì
bất cứ lý do nào không?” Đức Giêsu đã kiên quyết nói không (c. 6). Ngài bênh vực
các bà vợ bị áp chế. Họ không phải là một món hàng bỏ đi khi không cần hay
không ưng. Lập trường của Ngài đi ngược với nền văn hóa và tôn giáo thời đó. Điều
này khiến chính các môn đệ bị sốc (c. 10). Hóa ra các ông vẫn cho mình có quyền
bỏ vợ khi họ muốn.
Người Pharisêu trích
sách Đệ Nhị Luật (24, 1) để biện minh cho việc được phép ly dị đúng theo Luật
Môsê (c. 7). Còn Đức Giêsu lại trích sách Sáng Thế (2, 24) để nhấn mạnh cho sự
hiệp nhất vĩnh viễn giữa đôi vợ chồng. “Cả hai thành một xương một thịt” không
chỉ về mặt thân xác, mà còn trở nên một lòng, một ý, một ước mơ, một hành động.
Ngài khẳng định điều này đã có từ thuở ban đầu (cc. 4. 8) và nằm trong ý định
nguyên thủy của Thiên Chúa. Việc Môsê cho phép ly dị chỉ là một nhượng bộ tạm
thời (c. 8). Đức Giêsu đến để hoàn chỉnh Luật Môsê và khai mở ý muốn trọn vẹn của
Thiên Chúa về hôn nhân.
Hôn nhân không phải chỉ
là chuyện của hai người yêu nhau và lấy nhau. Trong Lễ Cưới có sự hiện diện của
Thiên Chúa là Đấng phối hợp. Ngài tiếp tục bảo vệ tình yêu, cả khi hai người
cùng muốn chia tay. Hôn nhân không phải là một bản hợp đồng mà hai bên được
phép xé bỏ khi muốn. Chung thủy mãi mãi là chuyện khó đối với con người thời
nay. Khi thịnh vượng, lúc gian nan, khi mạnh khỏe, lúc đau yếu, khi buồn chán
và thất vọng về nhau, khi yếu đuối và vấp ngã, khi đổ vỡ quá lớn tưởng như
không sao hàn gắn được, khi đời sống vợ chồng thành như hỏa ngục trần gian… khi
ấy người ta cần Thiên Chúa để tiếp tục yêu thương và kính trọng nhau.
Xin bớt một chút ích kỷ
tự ái, thêm một chút khiêm hạ yêu thương, bớt một chút tự do đam mê, thêm một
chút hy sinh tha thứ… để gìn giữ tình nghĩa vợ chồng như quà tặng mong manh của
trời cao.
LỜI
NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, Xin
cho con gặp được ánh mắt của Chúa Ít là một lần trong đời.
Khi tương lai con đang
vững vàng ổn định, Xin hãy nhìn con như Chúa đã nhìn Lêvi Và mời gọi con đứng
lên theo Chúa, Bỏ lại tất cả những gì con cậy dựa. Khi con chẳng còn là mình, vấp
ngã như Simon, Xin hãy quay lại nhìn con Bằng ánh mắt xót thương, tha thứ, Để
con òa khóc như trẻ thơ. Khi con khao khát cuộc sống cuộc đời hoàn thiện, Xin
hãy nhìn con bằng ánh mắt yêu thương Như Chúa đã trìu mến Nhìn người thanh niên
giàu có. Khi con ước mong được thấy khuôn mặt Chúa, Xin Chúa hãy dừng lại và
ngước lên nhìn con, Như Chúa đã ngước lên nhìn Dakêu Và cho ông thấy cả tấm
lòng bao la bát ngát.
Lạy Chúa Giêsu, Xin dạy
chúng con biết nhìn con người hôm nay Bằng ánh mắt của Chúa.
Chúa động lòng thương Khi
thấy bao người yếu đau, Thấy đám đông bơ vơ như chiên không mục tử. Ánh mắt
Chúa thấu suốt lòng người. Chúa buồn phiền khi thấy có kẻ lòng chai dạ đá, Nhưng
Chúa cũng vui Khi thấy bà góa nghèo bỏ vào tất cả. Đôi mắt Chúa đã từng nhòa lệ
Trước cái chết của người bạn thân là Ladarô, Và trước viễn ảnh sụp đổ của thành
đô yêu dấu.
Lạy Chúa, đôi mắt là cửa
số của tâm hồn. Xin cho con qua cửa sổ ấy mà vào tâm hồn Chúa. Amen
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 19, 3-12.
Some Pharisees
approached Jesus. They wanted to test him and asked, «Is a man allowed to
divorce his wife for any reason he wants?». Jesus replied, «Have you not read
that in the beginning the Creator made them male and female, and he said: ‘Man
has now to leave father and mother, and be joined to his wife, and the two
shall become one body’? So they are no longer two but one body; let no one
separate what God has joined».
They asked him, «Then,
why did Moses command us to write a bill of dismissal in order to divorce?».
Jesus replied, «Moses knew your stubborn heart, so he allowed you to divorce
your wives, but it was not so in the beginning. Therefore I say to you: whoever
divorces his wife, unless it be for concubinage, and marries another, commits
adultery».
The disciples said,
«If that is the condition of a married man, it is better not to marry». Jesus
said to them, «Not everybody can accept what you have just said, but only those
who have received this gift. Some are born incapable of marriage. Some have
been made that way by others. But there are some who have given up the
possibility of marriage for the sake of the kingdom of heaven. Let the one who can
accept it, accept it».
«Let no one separate what God has joined»
Fr. Roger J. LANDRY
(Hyannis, Massachusetts, United States)
(Hyannis, Massachusetts, United States)
Today, Jesus responds
to his contemporaries questions about the true meaning of marriage by
underlining its indissolubility.
His answer, however,
also provides the adequate foundation for Christians to respond to those whose
stubborn hearts have made them seek to extend the definition of marriage to
homosexual couples.
In taking marriage
back to God's original plan, Jesus underlines four things relevant to why only
one man and one woman can be joined in marriage:
1) «In the beginning,
the Creator made them male and female» (Mt 19:4). Jesus teaches that there is
great meaning to our masculinity and femininity in God's plan. To ignore it is
to ignore who we are.
2) «Man has now to
leave father and mother and be joined to his wife» (Mt 19:5). God's plan is not
that a man leave his parents and cling to whomever he wishes, but to a wife.
3) «The two shall
become one body» (Mt 19:5). This bodily union goes beyond the short-lived
physical union that occurs in the act of making love. It points toward the
lasting union that happens when man and woman, through making love, actually
procreate a child who is the perduring marriage or union of their bodies. It is
obvious that man and man, and woman and woman, cannot become one body in this
way.
4) «Let no one
separate what God has joined» (Mt 19:6). God himself has joined man and woman
in marriage and whenever we try to divide what he has joined, we do so at our
own and all of society's expense.
In his catecheses on
Genesis, Pope John Paul II said: «In his answer to the Pharisees, Christ put
forward to his interlocutors the Total vision of man, without which no adequate
answer can be given to questions connected with marriage». Each of us is called
to be the “echo” of this Word of God in our own day.
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét