Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Lòng anh em sẽ vui – 11/05, Thứ Sáu Tuần 6 Phục sinh.


LỜI CHÚA: Ga 16, 20-23a
Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Thầy bảo thật anh em: anh em sẽ khóc lóc và than van, còn thế gian sẽ vui mừng. Anh em sẽ lo buồn, nhưng nỗi buồn của anh em sẽ trở thành niềm vui. Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian. Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được. Ngày ấy, anh em không còn phải hỏi Thầy gì nữa. Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy.”

SUY NIỆM:
Hiếm khi một đoạn Tin Mừng ngắn mà lại có nhiều từ nói đến niềm vui, nỗi buồn như vậy. Khi sắp bước vào cuộc Khổ nạn, Đức Giêsu không giấu các môn đệ về những thử thách đang chờ họ. Khóc lóc, lo buồn, than van là những điều họ sẽ phải trải qua (c. 20). Nhưng tâm trạng đó chỉ là tạm thời. Niềm vui khi thấy Thầy phục sinh mới là điều còn mãi (c. 22).
Không có một Kitô giáo buồn. Niềm vui là một trong những nét đặc trưng của Kitô giáo, bởi lẽ Kitô giáo phát sinh từ Tin Mừng rộn rã, từ tiếng reo Halleluia: Đức Kitô đã sống lại rồi và đang ở giữa cộng đoàn tín hữu. Niềm vui ấy vẫn được diễn tả qua nhiều hình thức, qua tiếng chuông chiều cao vút của nhà thờ, qua các bài thánh ca dìu dặt đưa hồn bay lên gặp Đấng Tuyệt đối, qua những nụ cười tươi và tà áo muôn màu của giáo dân đi lễ mỗi Chúa nhật. Nhưng niềm vui không chỉ có ở nơi nhà thờ, mà còn ở mọi nơi. Niềm vui trên khuôn mặt một nữ tu cúi xuống vết thương của người phong. Niềm vui háo hức của một thanh niên bỏ tất cả để xin vào nhà Tập. Niềm vui bình an của những vị tử đạo Việt Nam trên đường ra pháp trường. Không thể hình dung một Kitô giáo mà không có niềm vui. Kitô giáo buồn thì chẳng phải là Kitô giáo nữa.
Thế giới hôm nay có quá nhiều cách để làm cho người ta vui. Niềm vui dường như có thể mua được bằng tiền. Người ta tưởng càng sở hữu nhiều, càng hưởng thụ nhiều thì càng vui. Nhưng chính lúc đó người ta lại rơi vào sự buồn chán. Thế giới hôm nay là một thế giới buồn. Ba mươi ngàn người Nhật tự tử trong một năm. Hiện nay ở Hàn Quốc đang lan rộng tình trạng tự tử tập thể. Khi đời sống vật chất quá đầy đủ, thừa mứa, người ta lại không biết mình sống để làm gì. Kitô giáo phải có khả năng đem lại niềm vui cho thế giới, không phải thứ niềm vui rẻ tiền, vì mua được một trận cười thâu đêm, nhưng là thứ niềm vui của người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.
Người mẹ phải chịu buồn phiền, đau đớn khi sinh con, nhưng sinh rồi thì vui sướng, chẳng còn nhớ đến chuyện vượt cạn (c. 21). Kitô giáo không né tránh đau khổ, cũng không tìm con đường diệt khổ, nhưng đón lấy đau khổ và tìm thấy ý nghĩa của nó trong tình yêu. Như người mẹ chịu đau để đứa con chào đời, người Kitô hữu vui sướng vì thấy hoa trái của những gian truân thử thách.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, các sách Tin Mừng chẳng khi nào nói Chúa cười, nhưng chúng con tin Chúa vẫn cười khi thấy các trẻ em quấn quýt bên Chúa. Chúa vẫn cười khi hồn nhiên ăn uống với các tội nhân. Chúa đã cố giấu nụ cười trước hai môn đệ Emmau khi Chúa giả vờ muốn đi xa hơn nữa. Nụ cười của Chúa đi đôi với Tin Mừng Chúa giảng. Nụ cười ấy hòa với niềm vui của người được lành bệnh.
Lạy Chúa Giêsu, có những niềm vui Chúa muốn trao cho chúng con hôm nay, có sự bình an sâu lắng Chúa muốn để lại. Xin dạy chúng con biết tươi cười, cả khi cuộc đời chẳng mỉm cười với chúng con. Xin cho chúng con biết mến yêu cuộc sống, dù không phải tất cả đều màu hồng. Chúng con luôn có lý do để lo âu và chán nản, nhưng xin đừng để nụ cười tắt trên môi chúng con. Ước gì chúng con cảm thấy hạnh phúc, vì biết mình được Thiên Chúa yêu thương và được sai đi thông truyền tình thương ấy. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 16: 20-23a.
Jesus said to his disciples: "Amen, amen, I say to you, you will weep and mourn, while the world rejoices; you will grieve, but your grief will become joy. When a woman is in labor, she is in anguish because her hour has arrived; but when she has given birth to a child, she no longer remembers the pain because of her joy that a child has been born into the world. So you also are now in anguish. But I will see you again, and your hearts will rejoice, and no one will take your joy away from you. On that day you will not question me about anything. Amen, amen, I say to you, whatever you ask the Father in my name he will give you."
The joy of the vision of the risen Lord, the joy of the vision of glory
After having applied the comparison (of the woman in labor) to the sadness of the Apostles, the Lord applies it to their future joy.
First of all he promises them they will see him again when he says: “But I will see you again.” He does not say “you will see me” but “I will see you” because the fact of himself showing himself derives from his mercy, as shown by his look. And so he says: “But I will see you again” at the Resurrection and, in future glory: “Your eyes will see the king in his beauty” (Is 33:17).
He then promises them gladness of heart and rejoicing, saying: “and your hearts will be full of joy,” namely the joy of seeing me at the Resurrection. Therefore the Church sings: “This is the day the Lord has made, let us rejoice in it and be glad” (Ps 117[118]:24). “And your hearts will be full of joy” also because of the vision of glory: “You will fill me with joy in your presence” (Ps 15[16]:11). Indeed, it is natural for every living being to find their joy in contemplation of the beloved reality. Now, no one can see the divine essence without loving it. Therefore joy necessarily accompanies this vision: you will “see it” when you know it with the mind, “and your hearts will rejoice” (Is 60:5) and this joy will itself rise up again even as far as the body when it is glorified. And so Isaiah adds: “and your bones will flourish” (Is 66:14). “Enter into the joy of your Lord” (Mt 25:21).
Finally, the Lord promises a joy that will last forever when he says: “and your joy”, that which you will have at the Resurrection because of me – “I will greatly rejoice in the Lord” (Is 61:10) – “no one will take away from you” because “rising from the dead. Christ dies no more; death no longer has power over him” (Rm 6:9). Or again: “your joy” the joy of enjoying glory, “no one will take away from you” because it cannot be lost, it is everlasting: “everlasting joy will be on their heads” (Is 35:10).
In fact no one takes this joy away himself through sin because, in this instance, each one’s will has been confirmed in virtue; and no one, either, will take this joy away from another because in that place there will be no violence and none will bear a grudge against another.

Daily Gospel.





Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét