Khi ấy, Đức Giêsu nói
với các môn đệ rằng: “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ
anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em
tới sự thật toàn vẹn, Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng nghe gì, Người
sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ đến. Người sẽ tôn vinh Thầy,
vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. Mọi sự Cha có, đều là
của Thầy. Vì thế Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh
em.”
SUY
NIỆM:
Làm người ở đời, một
trong những điều rất khó là sống bình an hạnh phúc với người khác. Trong gia
đình, nơi Giáo hội, ngoài xã hội, trên thế
giới, đâu đâu cũng thấy những xung đột và khổ đau do con người gây cho
nhau. Từ cái chết của Aben đến cái chết của một thai nhi bị người mẹ chối từ. Một
triết gia người Pháp viết: “Hỏa ngục chính là những người khác.” Mục tiêu của
giáo dục không phải chỉ là đào tạo những người giỏi giang, mà còn là huấn luyện
nên những người biết sống với và sống cho người khác. Để được vậy, cần giúp người
ta ra khỏi sự ích kỷ, khép kín của lòng mình. Đời sống của Ba Ngôi giúp chúng
ta biết cách sống với người khác.
Ba Ngôi sống tùy thuộc
lẫn nhau. Cha đã sai Đức Giêsu đến với thế gian (Ga 3, 17). Khi rời bỏ thế
gian, Đức Giêsu đã sai Thánh Thần đến (Ga 15, 26; 16, 7). Chấp nhận được sai
phái là chấp nhận tùy thuộc. Nếu Đức Giêsu đã không tự mình nói điều gì, và chỉ
nói đúng những điều mà Ngài đã nghe được từ Cha (Ga 8, 26; 12, 50), thì Thánh
Thần cũng không tự mình nói điều gì (c. 13). Thánh Thần chỉ loan báo điều mình
đã nghe từ Đức Giêsu (c. 14), và làm các môn đệ nhớ lại những gì Thầy Giêsu đã
nói (Ga 14, 26). Không tự mình nói, không tự mình làm: đó là dấu hiệu của sự
tùy thuộc.
Ba Ngôi sống cho nhau.
Nếu Đức Giêsu đã tôn vinh Cha bằng cách vuông tròn việc Cha giao (Ga 17, 4), thì Thánh Thần cũng tôn vinh Đức Giêsu bằng
việc loan báo, soi sáng, nhắc nhớ những lời Ngài dạy (c. 14). Chính Chúa Cha
cũng tôn vinh Đức Giêsu qua phục sinh vinh hiển (Ga 17,1). Ba Ngôi không tìm
vinh quang cho mình, nhưng mở ra để chia sẻ. “Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy”
(c. 15). “Tất cả những gì của Cha đều là của Con…” (Ga 17, 10). Cha là nguồn mạch
trao cho Con tình yêu, sự sống, quyền năng, vinh quang. Và Con cũng chẳng giữ
gì cho mình, Con chia sẻ cho cả các môn đệ.
Đến giờ phút chia tay,
nhưng Thầy Giêsu phải khiêm tốn nhìn nhận rằng mình còn nhiều điều chưa nói hết
(c. 12). Khiêm tốn là chấp nhận ra đi khi phần việc của mình đã xong, tuy công
việc vẫn còn dang dở. Khiêm tốn là chấp nhận giới hạn của các môn đệ, họ cần thời
gian để chín. Khiêm tốn là chấp nhận mình cần được bổ sung bởi người khác, mình
không làm được hết mọi sự. Đức Giêsu là Sự Thật đã được chính Ngài vén mở cho
ta, nhưng Thánh Thần mới là Đấng đưa chúng ta vào mầu nhiệm Giêsu, vào Sự Thật
trọn vẹn (c. 13).
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin
ban sức sống cho chúng con. Xin cho cuộc đời Kitô hữu của chúng con đừng rơi
vào sự đơn điệu nghèo nàn, vào những lối mòn quen thuộc, nhưng xin canh tân và
tái tạo chúng con mỗi ngày.
Xin nuôi chúng con bằng
những thức ăn mới, cho chúng con khám phá ra những chiều sâu khôn dò của Đức
Kitô và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
Lạy Chúa Thánh Thần là
Đấng ban sự sống, thế giới hôm nay luôn bị đe dọa bởi bạo lực, khủng bố, chiến
tranh; mạng sống con người bị coi rẻ.
Xin cho chúng con biết
say mê sự sống, và gieo vãi sự sống khắp nơi.
Ước gì Chúa ban cho
nhân loại một lễ Hiện Xuống mới để con người có thể hiểu nhau hơn và đón nhận
nhau trong yêu thương.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint John 16: 12-15.
Jesus said to his
disciples: "I have much more to tell you, but you cannot bear it now. But
when he comes, the Spirit of truth, he will guide you to all truth. He will not
speak on his own, but he will speak what he hears, and will declare to you the
things that are coming. He will glorify me, because he will take from what is
mine and declare it to you. Everything that the Father has is mine; for this
reason I told you that he will take from what is mine and declare it to
you."
"When he comes, the Spirit of truth, he will guide you
to all truth"
What is the key to
knowledge if not the grace of the Holy Spirit conferred by faith? Its
illumination truly gives knowledge, divine knowledge, and opens our closed and
veiled minds, as we frequently experience with regard to many parables and
figures, to say nothing of clearer demonstrations. Pay careful attention,
therefore, to the spiritual meaning of the word. If the key does not open the
door - for Scripture says, to him the doorkeeper opens - it remains unopened;
and if the door is not opened, no one enters the Father's house. As Christ
says: "No one comes to the Father except through me" (Jn 14:6).
Now the fact that it
is the Holy Spirit who first opens our minds and teaches us about the Father
and the Son is again stated by Christ himself: "When the Spirit of truth
comes, who proceeds from the Father, he will bear witness to me and he will
lead you to the whole truth" (Jn 15:26; 16:13). Do you not see how through
the Spirit, or rather in the Spirit, the Father and the Son come to be known
inseparably?...
The Holy Spirit is
called the key because it is through him and in him that we first receive
spiritual illumination, and being purified, are enlightened with the light of
knowledge, and baptized from above, and born again, and called children of God.
As Paul says: "The Spirit himself intercedes for us with inexpressible
groans" (Rm 8:26); and again, "God has given his Spirit to our hearts
and he cries out, 'Abba, Father' " (Gal 4:6). It is the Spirit, therefore,
who shows us the door which is light, and the door teaches us that he who
inhabits the dwelling is himself also light inaccessible.
Daily
Gospel.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét