Đức Giê-su và các
môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho
ai biết,31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người
đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.”32
Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.
33 Sau đó, Đức Giê-su
và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông:
“Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy? “34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường,
các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả.35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi
Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết,
và làm người phục vụ mọi người.”36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các
ông, rồi ôm lấy nó và nói:37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy,
là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy,
nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”
SUY
NIỆM:
Ngoài chuyện chậm tin,
chậm hiểu, các môn đệ còn có một điểm yếu là hay cãi nhau. Họ cãi nhau xem ai
là người lớn nhất trong nhóm. Người ấy sẽ là người đứng đầu trong Nước sắp tới
của Đấng Mêsia. Tiếc thay trong bài Tin Mừng hôm nay, họ lại cãi nhau khi đang
đi ngoài đường (c. 33). Tệ hơn nữa, họ cãi nhau ngay sau khi Thầy Giêsu loan
báo lần thứ hai về cái chết và sự phục sinh sắp đến của mình (c. 31).
Hẳn Thầy Giêsu rất đau
vì thấy học trò của mình khá trần tục. Dù đang đi với Thầy trên cùng một con đường,
nhưng họ vẫn để lòng mình theo đuổi vinh quang thế gian. Đức Giêsu quả là một bậc
thầy về sự điềm đạm. Ngài đợi tới khi về nhà ở Caphácnaum mới gợi lại chuyện
trên đường. Ngài làm như mình không rõ về đề tài câu chuyện: “Dọc đường anh em
đã bàn tán điều gì vậy ?” Khi các ông mắc cỡ làm thinh, không dám nói ra chuyện
cãi nhau (c. 34), Thầy Giêsu cũng chẳng nỡ ép các ông phải nói. Ngài ngồi xuống
như một vị thầy bắt đầu giảng dạy (c. 35), gọi Nhóm Mười Hai lại – nhóm các nhà
lãnh đạo tương lai của Giáo Hội – và đưa ra một nguyên tắc chi phối việc quản
trị cộng đoàn: “Nếu ai muốn làm người đứng đầu thì phải làm người rốt hết của mọi
người và làm người phục vụ cho mọi người (c. 35).
Câu nói trên của Đức
Giêsu mở ra một cuộc cách mạng nơi tâm con người. Đức Giêsu không dạy ta lật đổ
người đứng đầu để chiếm lấy quyền lực. Ngài cũng không đòi ta bỏ ước mơ làm lớn.
Ngài dạy cho ta cách trở nên lớn lao thực sự trước mặt Thiên Chúa. Đó là trở
nên người phục vụ mọi người, sống như ngài đã sống: “Suốt đời Thầy đã sống giữa
anh em như một người phục vụ” (Lc 22, 27). Nếu làm đầu mà phải phục vụ thì có
ai muốn làm người đứng đầu nữa không ?
Lịch sử của nhân loại
là lịch sử của những cuộc cãi nhau không ngớt giữa các quốc gia, các tôn giáo,
các bộ tộc, và ngay trong giáo xứ, gia đình. Đề tài muôn thuở vẫn là quyền lực,
chức tước, địa vị, tiếng tăm. Ai cũng muốn làm đầu, làm lớn để được phục vụ, để
khỏi phải hầu bàn. Ước gì chúng ta hiểu rằng quyền uy chỉ là giấy phép để phục
vụ.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa, xin cất khỏi
con mọi lo lắng bề ngoài.
Xin tha thứ cho con vì
đã quá bận tâm đến những điều mình nói, đến ảnh hưởng của mình, đến những điều
người ta nói và nghĩ về con.
Xin tha thứ cho con vì
muốn nên giống kẻ khác mà quên mất chính mình, vì khao khát có được những đức
tính của họ, mà quên phát triển bản thân.
Xin tha thứ cho con vì
đã mất nhiều thời gian cho việc phô trương hơn là cho việc xây dựng bản thân.
Xin cho con biết cởi mở
với anh em; nhờ đó Chúa có thể đến với con như đến với một người bạn.
Và Chúa sẽ làm cho con
nên “người” mà Chúa mong muốn trong tình yêu của Ngài vì con là con của Chúa và
là anh em của mọi người.
Michel
Quoist
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Mark 9: 30-37.
Jesus and his
disciples left from there and began a journey through Galilee, but he did not
wish anyone to know about it. He was teaching his disciples and telling them, "The
Son of Man is to be handed over to men and they will kill him, and three days
after his death the Son of Man will rise." But they did not understand the
saying, and they were afraid to question him.
They came to Capernaum
and, once inside the house, he began to ask them, "What were you arguing
about on the way?" But they remained silent. For they had been discussing
among themselves on the way who was the greatest. Then he sat down, called the
Twelve, and said to them, "If anyone wishes to be first, he shall be the
last of all and the servant of all." Taking a child, he placed it in their
midst, and putting his arms around it, he said to them, "Whoever receives
one child such as this in my name, receives me; and whoever receives me, receives
not me but the One who sent me."
"If anyone wishes to be first, he shall be the last of
all"
Some people are
puzzled by the marks of the Passion on Christ's body and ask themselves: “Who
is this king of glory?” (Ps 24[23]:8). Answer them that it is the Lord strong
and mighty in all he has done and will continue to do... Show them the beauty
of the robe worn by Christ's suffering body, bejewelled by the Passion and
transfigured by the brilliance of the divinity, that robe of glory that offers
the object that is the most beautiful and most worthy of love in the world...
Does the fact that he humbled himself for your sake make him small? Does the
fact that he, the Good Shepherd who laid down his life for his flock (Jn 10:1),
who came to seek out the lost sheep and, when he had found it, set it on those
shoulders of his that had borne the cross for her, and who, when he had brought
her back, placed her among the faithful sheep who had remained in the fold (Lk
15:4f): does this make him contemptible? Do you think the less of him because
he girded himself with a linen towel to wash his disciples' feet, thus showing
them that the surest way of being exalted is to humble oneself? (Jn 13:4; Mt
23:12). For, by turning his soul to the earth, he humbles himself so as to
raise up with him all those who are bowed down beneath the weight of sin. Are
you going to blame him for having eaten with publicans and sinners for their
salvation? (Mt 9:10).
He knew weariness,
hunger, thirst, anguish and tears in accordance with the law of our human
nature. Yet, as God, what did he not do?... We need a God made man who has taken
mortal nature, if we are to live. We have shared in his purifying death;
through his death he enables us to share his resurrection; through his
resurrection he enables us to share his glory.
Daily
Gospel.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét