Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần,
lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.
Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Ðức Giêsu thương mến. Bà
nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở
đâu!” Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn
đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những
băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông
vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, và khăn che đầu Ðức Giêsu.
Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. Bấy
giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.
Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Ðức Giêsu phải trỗi
dậy từ cõi chết.
SUY NIỆM:
Niềm vui phục sinh khởi sự bằng
thái độ hốt hoảng. Tảng đá che cửa mộ đã bị ai đó lăn ra. Xác của Thầy đặt bên
trong đã biến mất. Thật là chuyện kinh khủng đối với bà Maria Mácđala!
Bà đã đi thăm mộ lúc trời còn tối. Có
lẽ cả đêm qua bà không chợp mắt được, chỉ mong cho chóng sáng để lên đường. Ai
có thể hiểu được trái tim của bà? Tình yêu đã khiến bà đứng dưới chân thập giá
(Ga 19,25) và tham dự cuộc mai táng Thầy Giêsu (Mt 27,61). Bây giờ tình yêu ấy
lại thúc đẩy bà ra mộ trước tiên, trước cả người môn đệ được Ðức Giêsu thương mến…
Maria hốt hoảng chạy về báo tin cho hai môn đệ. Bà nghĩ chắc có kẻ đã ăn cắp
xác Thầy. Vấn đề duy nhất làm bà âu lo khắc khoải, đó là họ đang để Người ở đâu
(Ga 20,2.13.15). Bà cần biết chỗ đó, để lấy ngay xác về. Maria chẳng nghĩ gì đến
chuyện Chúa phục sinh, bà chỉ mong tìm lại xác của Thầy đã chết.
Maria chạy về để kéo theo Phêrô và
Gioan chạy đến mộ, những bước chân hối hả vội vàng. Chỉ có ngôi mộ trống và những
băng vải đặt ở đó, còn khăn che đầu thì được cuốn lại, xếp riêng. Thấy mọi điều
đó, Gioan tin rằng Thầy đã phục sinh. Chẳng ai ăn cắp xác mà để lại gọn ghẽ
khăn vải liệm.
Chúng ta cần có lòng mến thiết tha
của bà Maria Macđala, nhưng cũng cần có sự nhạy cảm để tin như Gioan. Khi tin,
người ta khám phá ra ý nghĩa của các biến cố: ý nghĩa của cái chết bi đát trên
Núi Sọ, ý nghĩa của ngôi mộ trống và tấm khăn xếp gọn gàng. Chúng ta cần có
lòng tin để khỏi rơi vào sự thất vọng hay hốt hoảng, trước những thất bại, đổ vỡ
mất mát trong cuộc đời. Ðời chúng ta lắm khi giống ngôi mộ trống trải. Những gì
chúng ta yêu quý nay chẳng còn. Chúng ta đôn đáo kiếm tìm điều đã mất, trong nước
mắt đau khổ như bà Maria (Ga 20,11)
Nhưng nếu xác Ðức Giêsu cứ nằm yên
trong mồ, để cho bà Maria đến thăm viếng, thì làm gì có chuyện Chúa phục sinh? Phiến
đá cửa mộ không giữ được Ngài, những băng vải không ngăn được Ngài ra đi. Sự sống
bật dậy từ tro tàn của cái chết. Ánh sáng bừng lên từ bóng tối mịt mù. Tình yêu
thắng trận khi tưởng như bị hận thù nuốt chửng. Niềm vui phục sinh là quà tặng
bất ngờ cho Maria. Bà sẽ chẳng bao giờ tìm thấy xác Thầy trong mộ đâu, nhưng bà
sẽ gặp chính Ðấng Phục Sinh ở ngoài mộ đá.
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh xin ban
cho con sự sống của Chúa, sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.
Xin ban cho con bình an của Chúa, bình
an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.
Xin ban cho con niềm vui của Chúa, niềm
vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.
Xin ban cho con hy vọng của Chúa, hy
vọng làm con lại hăng hái lên đường.
Xin ban cho con Thánh Thần của
Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con.
Hết ngày sabát, bà Maria Mácđala với
bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Đức Giêsu.
Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ.
Các bà bảo nhau: “Ai sẽ lăn tảng đá ra khỏi cửa mộ giùm ta đây?”Nhưng vừa ngước mắt lên, các bà đã thấy tảng
đá lăn ra một bên rồi, mà tảng đá ấy lớn lắm. Vào trong mộ, các bà thấy một người
thanh niên ngồi bên phải, mặc áo trắng; các bà hoảng sợ. Nhưng người thanh niên
liền nói: “Đừng hoảng sợ! Các bà tìm Đức Giêsu Nadarét, Đấng bị đóng đinh chứ
gì! Người đã trỗi dậy rồi, không còn đây nữa. Chỗ đã đặt Người đây này! Xin các
bà về nói với môn đệ Người và ông Phêrô rằng Người sẽ đến Galilê trước các ông.
Ở đó, các ông sẽ được thấy Người như Người đã nói với các ông.” Vừa ra khỏi mộ,
các bà liền chạy trốn, run lẩy bẩy, hết hồn hết vía. Các bà chẳng nói gì với
ai, vì sợ hãi.
Holy Gospel
of Jesus Christ according to Saint Mark 16:1-7.
When the sabbath was over, Mary
Magdalene, Mary, the mother of James, and Salome bought spices so that they
might go and anoint him. Very early when the sun had risen, on the first day of
the week, they came to the tomb. They were saying to one another, "Who
will roll back the stone for us from the entrance to the tomb?" When they
looked up, they saw that the stone had been rolled back; it was very large. On
entering the tomb they saw a young man sitting on the right side, clothed in a
white robe, and they were utterly amazed. He said to them, "Do not be
amazed! You seek Jesus of Nazareth, the crucified. He has been raised; he is
not here. Behold the place where they laid him. But go and tell his disciples
and Peter, 'He is going before you to Galilee; there you will see him, as he
told you.'"
The whole world, celebrating the
paschal vigil throughout this night, bears witness to this night's splendor and
solemnity. And rightly so, for on this night death was conquered, Life lives,
Christ was raised from the dead. In former days, Moses said to the people
regarding this Life: "You will see your life suspended on the wood both
day and night" (Dt 28:66 Vg)... That this refers to Christ our Lord, he
himself show us in the Gospel when he says: "I am the Way, the Truth and
the Life" (Jn 14:6). He calls himself the Way because he leads us to the
Father; the Truth, because he condemns lies; and Life, because he rules over
death... "Death, where is your sting? Death, where is your victory?"
(1Cor 15:55). For death, which used always to be victorious, has been overcome
by the death of its victor. Life consented to die to put death to rout. Just as
shadows fade away at the rising of the sun, so death was wiped out when eternal
Life arose...
So here is the season of Easter. In
former times Moses spoke about it to the people when he said: "This month
will be the first month of the year for you" (cf Ex 12:2)... Thus the
first month of the year is not January, when all is dead, but Easter, when
everything comes back to life. Because this is the time when the grass of the
field rises up from death, so to speak, the time when trees are in blossom and
the vines in bud, the time when the very air seems happy to begin a new year...
Therefore this time of Easter is the first of months, the new season... and on
this day humankind itself is also renewed. And so we, who believe that the
Easter season is indeed the New Year, are to celebrate this holy day with all
joy and exultation and spiritual rejoicing so that in all truth we can say this
refrain to the psalm: "This is the day the Lord has made; let us rejoice
and be glad" (Ps 118[117]:24).
Daily
Gospel.
SUY NIỆM:
Sau hai buổi tối chờ đợi trong đau
đớn và thấp thỏm lo âu, sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, ngày Chúa nhật của
chúng ta, những phụ nữ đến viếng mộ của Thầy Giêsu, và đem theo dầu thơm để xức
xác. Các bà đã đi theo và giúp đỡ Thầy từ hồi ở Galilê (Mc 15, 41). Trong những
ngày qua, họ đã lên Giêrusalem chứng kiến Thầy bị đóng đinh (15, 40). và có người
còn đến xem tận mắt chỗ mai táng Thầy (15, 47). Chúng ta có thể cảm được nỗi
đau nơi trái tim của những phụ nữ.
Nhưng sáng sớm hôm nay, mặt trời đã
mọc, ánh sáng đã bừng lên. Ai quên được chuyện bóng tối đã bao phủ khắp mặt đất
ngay giữa trưa? Bóng tối ngạo nghễ chiến thắng khi Thầy Giêsu chết trên thập
giá. Nhưng chuyện ấy đã qua rồi, hoàn toàn qua rồi. Bây giờ là giờ của ánh
sáng, của sự sống, của mặt trời đến thăm. Thiên Chúa cho thấy sự hiện diện hùng
mạnh của Ngài nơi vùng chết chóc. Một tảng đá rất lớn che cửa mộ, ai sẽ giúp
các phụ nữ yếu đuối này lăn ra? Vậy mà vừa ngước lên nhìn, các bà thấy nó đã được
lăn ra rồi (c. 4). Thiên Chúa làm điều tưởng như không thể.
Các bà đi tìm xác Thầy thì không gặp,
lại gặp một thiên thần dưới dạng một thanh niên mặc áo trắng ngồi trong mộ (c.
5). Thật là đáng sợ khi thấy sự linh thánh cao cả lại gần gũi mình đến thế. Vị
thiên thần này loan báo cho các bà Tin Mừng mà họ chẳng dám nghĩ tới. Đây là việc
Thiên Chúa đã làm cho Thầy của họ: “Đức Giêsu Nadarét, Đấng đã bị đóng đinh, Đấng
ấy đã được trỗi dậy rồi.” Đấng là Con, đã khó nhọc xin vâng ý Cha trong vườn Dầu,
Đấng đã chấp nhận uống chén đắng, hiến mạng làm giá chuộc (Mc 10, 45), Đấng có
vẻ bị Cha ruồng rẫy khi chịu đóng đinh trên thập giá (15, 34), Đấng ấy nay được
Cha phục sinh, được Thiên Chúa nâng dậy rồi. Xác Ngài không còn đây, đây chỉ là
chỗ trước đây người ta đặt Ngài nằm. Thiên Chúa đã bất ngờ chuyển thất bại
thành chiến thắng cho Con của Ngài. Ánh sáng đã thắng bóng tối, sự sống đã thắng
sự chết, tình yêu đã thắng hận thù, công lý và sự thật đã thắng bất công và dối
trá. Chiến thắng của Giêsu là chiến thắng của những người cùng thân phận như
Ngài. Đây là khởi đầu cho chiến thắng chung cục của Thiên Chúa vào ngày tận thế.
Vị thiên thần nhờ các bà nhắn giùm
các môn đệ về cái hẹn sau khi ăn bữa Tiệc Ly của Thầy Giêsu: “Sau khi được trỗi
dậy, Thầy sẽ đến Galilê trước anh em” (14, 28). Bây giờ “Thầy đang đến Galilê
trước các ông rồi…” (15, 7). Nhưng theo thánh Marcô, các bà đã không nhắn, “họ
chẳng nói gì với ai.” Họ hoảng sợ, chạy trốn khỏi mộ, run lẩy bẩy, hết hồn hết
vía (c. 8). Như thế các phụ nữ phần nào cũng giống các môn đệ, sợ hãi và trốn
chạy. Họ đã theo Thầy Giêsu đến tận cùng của cái chết bi đát, nhưng họ lại hoảng
sợ trước ngôi mộ trống, trước Tin Mừng Phục sinh. Dầu vậy Thiên Chúa cũng thu xếp
để Đấng phục sinh gặp lại các môn đệ. nên cuộc hẹn gặp ấy không vì các phụ nữ
mà bị đổ vỡ.
Làm sao ta không sợ hãi và chạy trốn
trước việc đi loan báo Chúa Phục sinh? Làm sao ta không chỉ dừng lại trước cửa
mộ, trước cái chết của Chúa? Mầu nhiệm Phục sinh thật là cao cả, nhưng mầu nhiệm
ấy vẫn gọi ta đến gần. Ta phải sống mầu nhiệm đó mới thực sự là sống mầu nhiệm
Vượt Qua. “Hãy về nói với môn đệ của Người…” (c. 7). hãy về nói với thế giới
quanh ta rằng Đức Giêsu phục sinh muốn hẹn gặp họ. “Ở đó các ông sẽ thấy Người…”
Thế giới hôm nay cần thấy Đấng chịu đóng đinh, Đấng đang sống biết bao!
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa phục sinh, vì Chúa đã phục
sinh nên con thấy mình chẳng còn gì phải sợ.
Vì Chúa đã phục sinh nên con được tự
do bay cao, không bị nỗi sợ hãi của phận người chi phối, sợ thất bại, sợ khổ
đau, sợ nhục nhã và cái chết lúc tuổi đời dang dở.
Vì Chúa đã phục sinh nên con hiểu
cái liều của người kitô hữu là cái liều chín chắn và có cơ sở. Cái liều của những
nữ tu phục vụ ở trại phong. Cái liều của cha Kolbê chết thay cho người khác. Cái
liều của bậc cha ông đã hiến mình vì Đạo.
Sự Phục Sinh của Chúa là một lời mời
gọi mang một sức thu hút mãnh liệt khiến con đổi cái nhìn về cuộc đời: nhìn tất
cả từ trên cao để nhận ra giá trị thực sự của từng thụ tạo.
Sự Phục Sinh của Chúa giúp con dám
sống tận tình hơn với Chúa và với mọi người.
Và con hiểu mình chẳng mất gì, nhưng
lại được tất cả.
Trong Sách Nguyện Rôma, phụng vụ của
Tam Nhật Thánh được sắp đặt một cách đặc biệt; qua những lời nguyện, Hội Thánh
ước mong thông chuyển cho ta thực tại cuộc khổ nạn của Chúa, rồi xuyên qua và
vượt qua các từ ngữ, ta đi đến cái cốt lõi thiêng liêng của những biến cố xẩy
ra. Nếu muốn diễn tả bằng cách thâu tóm lại trong một vài từ ngữ các kinh nguyện
phụng vụ của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, thì trước hết, ta phải nói đến hiệu năng
của niềm bình an sâu xa toát ra từ đó. Chúa Kitô đã thấu nhập vào sự ẩn mình
(Verborgenheit), nhưng trong cùng một lúc và tận ở cái cốt lõi của niềm tăm tối
bất khả thấu nhập, Ngài đã đi sâu vào sự an toàn (Geborgenheit). Quả thế, Ngài
đã trở thành niềm chắc chắn tối hậu. Thế là lời khích lệ của Vịnh gia đã trở
thành sự thật: “Ngay cả khi con muốn lẩn trốn vào nơi địa ngục, thì Chúa cũng ở
đó rồi.” Càng đi sâu vào trong phụng vụ, ta càng thấy nhiều thêm những tia sáng
Phục Sinh chói lọi trong đó, y như vầng hào quang của ánh bình minh. Trong khi
ngày Thứ Sáu Tuần Thánh mở ra trước mắt ta cái dung nhan méo mó của kẻ bị đóng
đinh, thì phụng vụ ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh lại phản ảnh nhiều hơn cái bóng dáng
cây thánh giá thật thân gần với Hội Thánh ngày xưa: bóng thánh giá phủ đầy ánh
sáng, trong cùng một lúc, vừa là dấu chỉ của sự chết, vừa là chỉ dấu của sự phục
sinh.
Vì thế, ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh nhắc
nhở ta một khía cạnh của lòng thương xót Kitô giáo, có thể đã bị mai một với thời
gian. Khi ngước lên thánh giá cầu nguyện, ta thường nhìn nó chỉ như một dấu chỉ
cuộc khổ hình lịch sử của Chúa trên đồi Golgotha. Thế nhưng, nguồn gốc việc tôn
sùng thánh giá đã đổi thay: ngày xưa, khi cầu nguyện, các tín hữu quay mặt về
hướng Đông, vừa nói lên niềm hy vọng rằng Chúa Kitô, là mặt trời chân chính, sẽ
mọc lên trên dòng lịch sử, vừa biểu lộ niềm tin vào ngày Chúa sẽ trở lại. Trước
hết, thánh giá được trực tiếp gắn liền với ý hướng cầu nguyện này. Nó được biểu
hiện như một tấm bích chương được giương lên khi vị hoàng đế giáng lâm; trong
hình ảnh thánh giá, đội tiền phong của đoàn quân đã xuất hiện giữa lòng đám người
đang cầu nguyện. Đối với các Kitô hữu ngày xưa, thánh giá vượt lên trên tất cả
mọi dấu ấn hy vọng. Nó trỏ về một Đức Chúa sắp đến hơn là một Đức Chúa của quá
khứ. Hẳn nhiên, với thời gian, ta không thể không cảm thấy nhu cầu nội tại ngoái
nhìn về biến cố đã xẩy ra: điều thiết yếu là bảo vệ cái bản chất bao dung đến
điên cuồng của tình Chúa yêu thương thế nhân khốn cùng, đến nỗi đã trở thành một
phàm nhân, ôi phàm nhân tuyệt vời! Phải bảo vệ tình yêu Chúa chống lại những xu
hướng trốn tránh điều linh thánh, chống lại mọi cái nhìn sai lạc về việc Thiên
Chúa nhập thể. Phải bảo vệ tính ngu dại thánh thiện của tình Chúa yêu thương, Đấng
đã cố ý không muốn biểu dương quyền lực, mà đã chọn con đường yếu nhược đến bất
lực để đẩy những ước mơ quyền lực của ta lên cái giá treo cổ và đánh bại nó từ
trong trứng nước.
Nhưng liệu như thế có phải là ta
đang quên đi mối dây liên kết giữa thánh giá và niềm hy vọng, giữa quá khứ và
tương lai trong Kitô giáo, và quên rằng hướng Đông và hướng thánh giá cũng chỉ
là một mà thôi chăng?. Thần khí của hy vọng đang thổi làn hơi sinh động trong
những lời nguyện của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh phải một lần nữa thấu nhập vào
toàn thể cuộc hiện hữu Kitô giáo của ta. Kitô giáo không chỉ là một tôn giáo của
quá khứ, mà hơn hết, còn là tôn giáo của tương lai; niềm tin Kitô giáo cũng
chính là niềm hy vọng, bởi vì Chúa Kitô không chỉ đã chết và đã sống lại, mà
Ngài còn là đấng sẽ lại đến.
Lạy Chúa, xin dùng mầu nhiệm của niềm
hy vọng này để soi sáng lòng trí chúng con hầu cho chúng con nhận ra dòng ánh
sáng chiếu toả từ thánh giá Chúa. Xin ban cho các tín hữu Chúa đây biết mau bước
hướng về tương lai, mong chờ cuộc gặp gỡ trong ngày Chúa lại đến. AMEN.
LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu Kitô, trong bóng tối
của cái chết, Chúa đã chiếu toả một tia ánh sáng rạng ngời; trong vực thẳm nỗi
cô đơn tuyệt cùng, tình yêu bao dung đầy quyền lực của Chúa nay sống mãi muôn đời;
trong nỗi thống khổ của việc Chúa ẩn mình, giờ đây chúng con có thể cất tiếng
hát lên bài Allêluia của những kẻ được cứu thoát. Xin ban cho chúng con lòng
tin khiêm tốn đơn sơ, khiến chúng con không lạc bước khi Chúa gọi chúng con
trong những giờ phút tăm tối, lúc chúng con thấy như bị bỏ rơi, và khi mọi sự đều
chất ngất khó khăn; xin ban cho chúng con, khi đang chới với giữa một cuộc chiến
sống còn, nhuốm mầu chết chóc, được nhìn thấy ánh sáng để không lạc mất Chúa;
xin chiếu sáng chúng con để đến lượt mình, chúng con có thể dọi chiếu ánh sáng ấy
đến cho những ai đang cần đến. Xin làm cho mầu nhiệm Niềm Vui Phục Sinh của
Chúa bừng sáng lên như vầng hào quang của ánh bình minh, toả lan trên dòng đời
chúng con đang sống; xin cho chúng con thực sự trở thành những con người của Phục
Sinh ngay giữa ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh lịch sử. Xin ban cho chúng con, khi đang
sống những chuỗi ngày thời đại tranh tối tranh sáng hôm nay, được luôn thấy
mình mang những trái tim vui tươi bước đi trên đường hướng về vinh quang ngày
mai của Chúa. AMEN.
Việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế
giới đã tạo nên mầu nhiệm thực sự của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, cái mầu nhiệm đã
thoát lộ qua những từ ngữ bí ẩn: Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Cùng lúc ấy,
kinh nghiệm thời đại đã hiến tặng cho ta một lối tiếp cận ngày Thứ Bẩy Tuần
Thánh hoàn toàn mới mẻ, giả định việc Thiên Chúa ẩn mình trong thế giới vốn thuộc
về Ngài, và lẽ ra phải công bố danh thánh Ngài bằng muôn vàn ngôn ngữ, cái kinh
nghiệm về nỗi bất lực của một vị Thiên Chúa toàn năng—chính đây là kinh nghiệm
và nỗi khốn cùng của thời đại chúng ta.
Thế nhưng ngay cả khi Thứ Bẩy Tuần
Thánh có lôi kéo chúng ta tiến sâu về phía chiều hướng đó, ngay cả khi ta thấu
hiểu vị Thiên Chúa của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh nhiều hơn là sự mạc khải đầy quyền
năng của Thiên Chúa qua sấm chớp được Cựu Ước nói đến, thì có một câu hỏi vẫn
chưa có câu trả lời—đó là giải thích ý nghĩa chân thực của dòng chữ nhiệm mầu:
Chúa Giêsu “xuống ngục tổ tông.” Ta nên nhớ rõ rằng: chẳng ai thực sự có khả
năng giải thích được câu nói trên. Tình trạng cũng chẳng khả quan gì hơn nếu bảo
rằng “ngục tổ tông” chỉ là lối dịch tồi tệ từ ngữ “shê-ol” trong tiếng Do Thái,
vốn chỉ có nghĩa là vương quốc của thần chết. Như thế, cái công thức ấy nguyên
thủy chỉ có nghĩa là Chúa Giêsu đã bước xuống tận đáy thẳm của nỗi chết; Ngài
đã chết thưc sự để chia sớt với ta cái hố thẳm định mệnh của sự chết. Thực ra,
câu hỏi là thế này: chết thực sự có ý nghĩa gì? Cái gì sẽ thực sự xẩy ra khi ta
bước xuống tận đáy thẳm của cái chết? Ta còn phải ghi nhận sự kiện là: sự chết
đã không còn như trước nữa, nó đã khác đi kể từ ngày Chúa Kitô chịu chết, chấp
nhận cái chết, và đi vào cõi chết. Y như sự sống cũng thế: nó không còn giống
như trước đây nữa, kể từ khi Chúa Kitô đến với con người, lấy cuộc hiện hữu thần
linh hòa nhập với hiện hữu con người. Trước đây, chết chỉ đơn thuần là chết, là
cách biệt với cõi sống, cho dù ở những độ sâu khác nhau, một cái gì như thể là
cõi địa ngục, khía cạnh tối đen của vùng bóng tối sinh động và bất khả thấu nhập.
Thế nhưng, từ đây, chết cũng chính là sống, và khi ta bước qua ngưỡng cửa của sự
chết, như một vùng hoang mạc giá băng, ta sẽ luôn gặp lại được đấng hiện thân
cho sự sống; Ngài luôn ấp ủ ước muốn trở thành người bạn đường cùng đi với ta
vào cõi cô đơn cuối cùng. Trong cuộc thống khổ nơi vườn Cây Dầu, giữa cảnh cô
đơn tuyệt cùng nhuốm mầu tang tóc, khiến Chúa thảm thiết thốt lên lời này từ
trên thánh giá: “Lạy Chúa, lạy Chúa Trời con, sao nỡ bỏ rơi con thế này?” Chúa
Giêsu đã trở thành đấng thông chia nỗi cô đơn khổ sầu với ta. Vào một đêm tối,
khi em nhỏ phải một mình băng qua một cánh rừng già, thì chắc hẳn em sẽ sợ hãi,
cho dù ta có trấn an em cả trăm lần rằng không có gì phải sợ đâu. Thực ra, em
không sợ một cái gì rõ rệt, nỗi sợ của em là nỗi sợ không tên, nhưng trong bóng
đêm rợn rùng, em không khỏi cảm thấy bất an, cô độc, có cái gì đó nguy hiểm
đang rình chờ đâu đây. Chỉ một giọng nói của một ai đó mới có thể an ủi em; chỉ
có bàn tay của một người nào đó em yêu thương mới ngăn chận được nỗi ưu tư trĩu
nặng như một cơn ác mộng. Một nỗi ưu tư chính hiệu vừa khai sinh từ đáy sâu của
niềm cô đơn; không thể dùng lý trí mà xua tan đi được; chỉ sự có mặt của một ai
đó hằng thương yêu ta mới trị được nó mà thôi. Nỗi ưu tư này thực ra là nỗi ưu
tư không tên. Nó chính là biểu hiệu kinh khủng của niềm cô đơn tối hậu. Ai
trong chúng ta chưa từng trải nghiệm cái cảm giác bị chối từ đầy hãi hùng này?
Ai chưa hề nghe thấy phép lạ đầy ủi an và phúc lành xẩy ra trong những hoàn cảnh
như thế xuất phát từ một câu nói ân cần? Thế nhưng, chính ở nơi nào phủ ngập cô
đơn mà lại không thể nghe được những lời nói yêu thương có mãnh lực biến đổi,
thì nơi đó chính là địa ngục rồi đấy. Trong thời đại chúng ta, không phải là có
ít người, đầy vẻ lạc quan, nhưng lại chủ trương rằng cuộc gặp gỡ nào cũng đều hời
hợt nông cạn hết thảy; họ cho rằng chẳng ai thấu đạt được cõi sâu thẳm chân thực
của người khác, và do đó, ngay trong đáy sâu tột cùng của mọi hiện hữu đều thấy
chực chờ một nỗi tuyệt vọng, một nền địa ngục. Jean Paul Sartre đã diễn tả tình
trạng này một cách thi vị trong một vở kịch của ông và đồng thời cũng bộc lộ
cái cốt lõi của lý thuyết ông có về con người. Có một điều chắc chắn sẽ xẩy ra:
đó là sẽ có một đêm khi không một lời nói ủi an nào có thể thấu nhập vào sự chối
từ tăm tối, để rồi một cánh cửa sẽ mở ra cho ta bước qua trong tuyệt cùng cô
đơn: đó là cánh cửa của nỗi chết. Rốt cuộc, tất cả mọi ưu tư trên cõi đời này đều
xuất phát từ nỗi cô đơn tuyệt cùng ấy. Chính vì thế mà trong Cựu Ước, từ ngữ ám
chỉ vương quốc của thần chết cũng chính là từ ngữ ám chỉ địa ngục: shê-ol. Chết,
thực ra, chính là niềm cô đơn tuyệt đối. Thế nhưng, nỗi cô đơn nào đã chìm quá
sâu đến nỗi không một tia sáng tình yêu nào dọi thấu, thì đó chính là địa ngục
vậy.
“Xuống ngục tổ tông”--lời thú nhận
này của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh có nghĩa là Chúa Kitô đã bước qua cánh cửa cô
đơn, rồi Ngài đã đi xuống sâu, thật sâu đến độ thân phận cô đơn của ta không
sao dò thấu, không sao tiến đến gần được. Thế nhưng đó cũng có nghĩa là, ngay
trong khi bức màn đêm mù đặc khiến cho không lời nào thấu nhập vào được, và khi
tất cả chúng ta đây chẳng khác gì lũ trẻ bị đuổi xua, nức nghẹn, thì bỗng vang
lên một giọng nói, gọi đúng tên ta, một cánh tay vươn ra nắm lấy tay ta và dẫn
ta đi. Niềm cô đơn bất khuất đã bị khuất phục ngay từ giây phút Ngài bước vào
đó. Địa ngục đã bị đánh bại ngay từ khoảnh khắc tình yêu bước nhẹ vào cõi chết
và vùng đất cô đơn hoang lạnh có Ngài cắm lều định cư. Tự đáy sâu thăm thẳm,
con người không sống bằng cơm bánh. Trong chân tính hữu thể của mình, con người
sống bằng sự kiện mình được thương yêu, và được trao cho khả năng yêu thương.
Ngay từ cái khoảnh khắc có tình yêu hiện diện trong cõi chết, thì sự sống thấu
nhập sự chết: “Sự sống các tín hữu Ngài không bị tước đoạt, lạy Chúa, mà được
biến đổi,” đó là điều Hội Thánh cầu xin trong phụng vụ lễ an táng.
Rốt cuộc, chẳng ai có thể đo lường
được tầm mức của những lời “xuống ngục tổ tông.” Thế nhưng khi nào đã gần đến
giờ bước vào niềm cô đơn tuyệt cùng, chắc hẳn chúng ta sẽ được ban cho ơn hiểu
biết một cách rõ ràng cái mầu nhiệm tăm tối này. Ta có thể tin chắc rằng khi đã
đến giờ phút cô đơn tột cùng, ta sẽ không đơn độc, bởi vì ngay từ bây giờ, ta
đã có thể mường tượng điều gì sẽ xẩy ra. Chính trong cơn thống khổ vì phải đối
chọi với bóng tối sự chết của Chúa mà ta bắt đầu biết cảm tạ hồng ân vì đã nhìn
thấy ánh sáng toả ra từ chính vùng tăm tối ấy.
Càng ngày người ta càng nhấn mạnh rằng
hôm nay Thiên Chúa đã chết rồi. Lần đầu tiên người ta nói thế, trong tác phẩm của
Jean Paul, đó thật là một giấc mộng hãi hùng: Giêsu, kẻ đã chết, công bố với những
người đã chết, từ trên thượng tầng thế giới rằng, khi du hành sang qua bên kia
thế giới, ông chẳng thấy gì cả, không thiên đàng, không Thượng Đế từ nhân, chỉ
có hư không biền biệt, và niềm im lặng của cõi hư vô trống rỗng. Đó vẫn còn là
giấc mộng rùng rợn, bị xô đẩy sang một bên, tan biến dần khi trở giấc, đúng
theo kiểu của mộng mơ, cho dù nỗi ưu tư nó mang đến sẽ chẳng bao giờ biến tan
được, bởi vì lúc nào nó cũng nằm chờ đợi, đầy vẻ nham hiểm, ở sâu trong đáy
lòng.
Một thế kỷ sau, trong tác phẩm của
Nietzsche, điều đó lại trở thành một lối trịnh trọng đến chết người, được diễn
đạt bằng một tiếng kêu, chất đầy kinh hãi: “Thượng Đế đã chết! Thượng Đế còn tiếp
tục chết! Chính chúng ta đã giết Ngài!” Năm mươi năm sau, người ta luận bàn về
điều này một cách phóng khoáng theo kiểu hàn lâm, và rồi người ta chuẩn bị cho
một thứ “thần học đàng sau cái chết của Thượng Đế,” trong khi đưa mắt dáo dác
dõi tìm nẻo đường đi tới. Người ta khích lệ nhau chuẩn bị cho việc thế chỗ cho
Thượng Đế. Mầu nhiệm kinh hoàng của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, vực thẳm im lặng của
nó, chính ngày hôm nay, đã thủ đắc được một thực tại tan nát. Bởi lẽ, hôm nay
là Thứ Bẩy Tuần Thánh: ngày Thiên Chúa ẩn mình, ngày của cái nghịch lý chưa từng
có mà ta đọc được trong Kinh Tin Kính với những lời như: “xuống ngục tổ tông,”
đi sâu vào lòng mầu nhiệm sự chết. Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ta còn nhìn
thấy hình hài kẻ bị đóng đinh. Nhưng sang đến ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, hoàn
toàn trống vắng, tảng đá che mồ đang phủ lấp người đã chết, tất cả đã chấm hết,
niềm tin dường như đã dứt khoát bị lột mặt nạ trơ ra thành một thứ cuồng tín.
Chẳng có vị Thiên Chúa nào cứu nổi ông Giêsu này dù với tư cách là Con Thiên
Chúa. Chẳng còn phải lo lắng gì nữa: kẻ thận trọng đã có lúc do dự, đã băn
khoăn tự hỏi xem liệu sự việc có thể khác đi được chăng, hay có thể xẩy ra đúng
y như mình tưởng không. Thứ Bẩy Tuần Thánh: ngày Thiên Chúa được mai táng; đó
không phải là ngày ta đang sống đây sao? Thế kỷ này chẳng phải đã đánh dấu sự
khởi đầu của một ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh dài dằng dặc, ngày mà Thiên Chúa vắng
mặt, và khi ngay cả tâm hồn các môn đệ cũng đắm chìm trong một hố thẳm cóng lạnh,
càng ngày như càng khoét sâu thêm, để rồi khi trở về nhà, lòng các ông trĩu nặng
niềm xấu hổ và ưu tư, tinh thần rã rời, trống rỗng và tuyệt vọng, lê bước trên
đường về Emmaus, thật không ngờ kẻ mà mình tin rằng đã chết, nay lại đang hiện
diện giữa các ông? “Thiên Chúa đã chết, và chúng ta đã giết Ngài”: có bao giờ
ta ý thức rằng câu nói này đã được lấy ra, từng chữ một, từ trong truyền thống
Kitô giáo, và trong khi đi đàng thánh giá, chúng ta cũng thường lặp lại câu nói
ấy mà không hề nhận thức được hết cái sức nặng khủng khiếp của điều ta thốt
lên? Ta đã giết Ngài, khi giam hãm Ngài trong cái vỏ rệu rã của lối nghĩ suy cũ
kỹ sáo mòn, khi đầy ải Ngài vào một cõi hình thức xót thương rỗng tuếch, khiến
Ngài bị mất hút trong cái vòng tròn của những lời lẽ đạo đức, hoặc của những thứ
của cải cổ lỗ. Ta đã giết Ngài khi lối sống hàm hồ của ta buông phủ bức màn tăm
tối che lấp đi hình ảnh của Ngài. Quả vậy, còn điều gì làm cho Thiên Chúa trở
thành vấn đề trong thế giới hôm nay ngoài chính niềm tin và tình yêu của người
tín hữu, vốn tự nó đã chất chứa đủ mọi thứ vấn đề?
Sự khuất bóng Thiên Chúa ngày hôm
nay, trong thế kỷ này, đang dần trở thành một ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh dài dằng
dặc. Sự khuất vắng này đang lên tiếng gọi mời lương tâm chúng ta. Nhưng dù sao
chăng nữa, điều đó cũng an ủi ta phần nào. Cái chết của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
Kitô cùng một lúc biểu lộ tình Ngài triệt để liên đới với ta. Cùng một lúc, cái
mầu nhiệm tăm tối nhất của đức tin lại cũng chính là dấu chỉ sáng chói nhất của
một niềm hy vọng vô tận. Còn hơn thế nữa, chỉ qua cái thất bại của ngày Thứ Sáu
Tuần Thánh, chỉ qua niềm thinh lặng của nỗi chết trong ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh
mà các môn đệ mới mở trí ra để thấu hiểu được chân tính của Chúa Giêsu và chân
lý của sứ điệp Ngài. Thiên Chúa phải chết cho họ thì Ngài mới sống thực nơi họ.
Cái hình ảnh không tốt đẹp mà họ có về Thiên Chúa phải bị xoá bỏ, ngõ hầu, qua
đống hoang tàn của căn nhà đổ nát, họ có thể thấy được bầu trời cao xanh, và
nhìn nhận Ngài vẫn mãi vĩ đại, cao cả vô biên. Ta cần đến niềm im lặng của
Thiên Chúa để có thể cảm nghiệm lại được cái hố thẳm nơi vẻ cao cả của Ngài và
cái vực sâu trong nỗi hư vô của ta, cái cõi thăm thẳm ấy sẽ cứ mãi ngoác to hơn
và khoét sâu thêm, nếu không có Ngài.
Có một hoạt cảnh Tin Mừng lột tả hết
sức kỳ diệu niềm thinh lặng của ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh, và do đó, một lần nữa,
phản ảnh trung thực cái giai đoạn lịch sử mà ta đang sống. Chúa Kitô đang thiêm
thiếp ngủ trên mạn thuyền, giữa cảnh phong ba bão táp. Ngôn sứ Êlia đã có lần
diễu cợt các tư tế tôn thờ thần Ba-al khi họ gào thét khẩn cầu thần linh của họ
cho lửa xuống thiêu đốt hy lễ. Ông khích bác họ nên hò hét dữ dội hơn, ngộ nhỡ
vị thần của họ đang còn say ngủ. Thế nhưng, có đúng là Thiên Chúa không hề ngủ
say chăng? Có phải lời diễu cợt của vị ngôn sứ đã chẳng rơi xuống trên đầu các
tín hữu hằng tôn thờ Đức Chúa của Israel, là vị đang cùng ta ở trên một con
thuyền sắp sửa đắm chìm? Thiên Chúa thì say ngủ trong khi các tín hữu của Ngài
sắp sửa chết đuối? Đó chẳng phải là cái kinh nghiệm của cuộc đời ta đang sống
hay sao? “Hội Thánh, niềm tin, chẳng giống như chiếc thuyền mong manh sắp đắm
chìm vì không cưỡng nổi những đợt sóng cả và những trận cuồng phong dập vùi,
chính trong cái giờ khắc mà Thiên Chúa tưởng như đang vắng mặt đó sao?” Các môn
đệ đang kêu cứu đến tuyệt vọng. Họ vội đánh thức Ngài dậy. Thế nhưng Chúa lại tỏ
vẻ ngạc nhiên và quở trách họ vì lòng tin yếu kém. Tình trạng này có hề khác với
những gì đang xẩy đến cho ta chăng? Khi giông bão đã qua đi rồi, ta sẽ hiểu
ngay rằng sự yếu tin đã khiến ta trở thành ngu muội biết bao nhiêu.
“Chúa ơi, làm sao chúng con có thể
không đánh thức Chúa dậy được, bởi vì Chúa cứ mãi lặng im, cứ mãi ngủ say, còn
chúng con thì không thể không kêu gào: thức dậy đi, Chúa ơi, Chúa không thấy
chúng con sắp chìm xuồng sao? Xin Chúa chỗi dậy, đừng để bóng tối của ngày Thứ
Bẩy Tuần Thánh phủ tràn mãi mãi. Xin Chúa cho tia sáng của ngày Phục Sinh toả
chiếu trên thời đại chúng con hôm nay. Xin Chúa đồng hành với chúng con đang
hoang mang lầm lũi tiến về Emmaus, để cho tâm hồn chúng con bừng nóng lên trong
sức ấm nồng toả ra từ sự hiện diện gần gũi của Chúa. Lạy Chúa, Chúa đã âm thầm ẩn
mình, len lỏi bước đi trên những nẻo đường Do Thái, để trở thành một con người
giữa lòng thế nhân, xin chớ để chúng con đắm chìm trong bóng tối; xin đừng để lời
Ngài biến tan đi trong lúc chúng con đang phí phạm lời nói, đang tuôn ra những
lời phù phiếm. Xin hãy giúp chúng con, bởi vì không có Chúa, chúng con sẽ chìm
lỉm mất thôi. AMEN.
Mặc dù chúng ta vẫn nhìn thấy cây
thập giá Chúa Giêsu hằng ngày, nhưng hình ảnh cây thập giá có ý nghĩa đặc biệt
với chúng ta trong Tuần Thánh. Bởi lẽ trong tuần này, chúng ta tưởng niệm cuộc
thương khó của Chúa, cùng chia sẻ cuộc sống của Chúa Giêsu trong những biến cố
quan trọng của cuộc đời Người, nhằm đem lại ơn cứu độ cho trần gian.
Nghi lễ phụng vụ Tuần Thánh giúp
chúng ta suy tư cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Là Con Thiên Chúa nhập thể làm người,
Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng đem lại bình an và sự giải thoát. Nhưng, “Người
đã đến nhà mình mà người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11). Bóng tối đã khước
từ ánh sáng. Sự gian dối muốn chối bỏ sự thật. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập
giá là hậu quả của sự chối từ thảm hại ấy.
Như ngôn sứ Isaia, chúng ta bàng
hoàng trước hình hài của một con người bị đánh bầm dập, đến mức “Người chẳng
còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì
khiến chúng ta ưa thích”(Is 53,2). Có lẽ nào con người lại độc ác như vậy đối với
Con Thiên Chúa, đối với người vô tội? Và, trên đồi Canvê, Con Thiên Chúa đã bị
tử hình như một kẻ gian phi. Những đau khổ Người phải chịu từ khi bị kết án tại
Công nghị Do Thái cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá, chúng ta gọi
đó là “Cuộc Thương khó”. Con Thiên Chúa làm người đã kết thúc cuộc đời trần thế
trong đau thương, bị các môn đệ bỏ rơi mặc dù Người tha thiết nài nỉ: “Các con
không thức được với Thầy một giờ sao?” (Mt 26,40).
Khi tham dự các lễ nghi của Tuần
Thánh, tôi không thờ ơ dửng dưng như một người qua đường ở cửa thành Giêrusalem
năm xưa. Tôi cũng không mang tâm trạng hằn học của các thượng tế, kinh sư và
người biệt phái. Những người đứng xem Chúa bị hành hình thì rất đông và họ tỏ
thái độ thách thức: “Mi là kẻ đã phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại
được, hãy cứu lấy mình đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, thì hãy xuống khỏi thập
giá xem nào!” (Mt 27,40). Khi cầu nguyện suy tư trước cây thập giá trong Tuần
Thánh, tôi được mời gọi nhận ra Đấng bị treo trên cây gỗ đã chết cho tôi sống,
đã hứng chịu mọi đau khổ cho tôi hạnh phúc, đã gánh lấy tội lỗi trần gian cho
tôi được đến gần Chúa Cha. Đấng chịu treo trên thập giá là Đấng hiền lành và
khiêm nhường. Người đã lấy tình yêu đáp lại hận thù. Người đã lấy sự hiền lành
bao dung đáp lại bạo lực bất công. Máu của Chúa Giêsu từ đồi Canvê như dòng suối
ân sủng tuôn chảy đến mọi nẻo đường của cuộc sống và làm cho trần gian được ơn
tha thứ, như dòng nước tuôn chảy cuốn đi mọi thứ rác rưởi, đem lại cho cuộc đời
sự trong lành thanh thoát.
Sự thương khó của Chúa Giêsu là một
sự kiện lịch sử nhưng không như một câu chuyện đã cũ. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu
khổ nạn vẫn dang hiện diện nơi khuôn mặt của anh chị em tôi, những người đang bị
đè nén dưới sức nặng của sự nghèo khó, bệnh tật, bất công, đau khổ, bạo lực. Nếu
Đức tin vào Chúa mời gọi tôi đừng dửng dưng với Đấng chịu treo trên thập giá,
thì cũng Đức tin ấy nhắc bảo tôi phải có trách nhiệm liên đới với anh chị em
tôi đang chịu đau khổ, đang vác thập giá và thậm chí đang bị treo trên cây gỗ
khổ hình. Có những khi sự đau khổ của anh chị em tôi đến từ sự vô tâm của tôi,
tức là chính tôi đã tạo nên những thập giá nặng nề rồi bắt anh chị em tôi vác.
Nếu tôi biết nhận ra gương mặt khả ái của Chúa Giêsu nơi anh chị em tôi, thì cuộc
đời này sẽ bớt đi biết bao những bất hạnh. Có thể đói nghèo vẫn còn đó, nhưng
đó là sự đói nghèo trong thanh bạch và trong niềm vui. Có thể thập giá cuộc đời
vẫn còn đó nhưng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn vì có mọi người lân cận vác đỡ cho
nhau. Có thể đau khổ vẫn còn đó nhưng được siêu nhiên hóa để bớt đi sự hiu quạnh
và tìm ra lối thoát. Vâng, Đức Giêsu vẫn đang chịu cực hình khi xung quanh tôi
còn có người đau khổ. Bởi lẽ Người đã tự đồng hóa với những người bé mọn, tù đầy
đói khát và không chỗ tựa nương. Sự thương khó là câu chuyện xa xưa mà đang tái
diễn trong hiện tại. Bài học của cây thập giá luôn luôn là những bài học mới mẻ,
giúp tôi có cái nhìn bao dung quảng đại với anh chị em và sẵn sàng đón nhận họ
vì họ cùng với tôi làm thành gia đình của Thiên Chúa. Như thế, khi tôi dửng
dưng trước nỗi đau khổ của anh chị em, là tôi dửng dưng với Đấng đã chịu khổ
hình và đã chết vì tôi.
“Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc
Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”. Cảm nhận
ý nghĩa và giá trị cuộc khổ hình của Chúa Giêsu, tôi có nhiệt thành và thiện
chí loan báo cho anh chị em tôi về cái chết mang giá trị cứu độ của Chúa Giêsu
không? Tôi có làm chứng về sự sống lại của Chúa qua một cuộc sống đã được thay
đổi của tôi không? Tôi có diễn tả Đức Giêsu phục sinh qua chính thái độ sống của
tôi đối với anh chị em tôi không? “Loan truyền Chúa chịu chết, tuyên xưng Chúa
sống lại”, chính là những nỗ lực của mọi tín hữu khi ý thức mình thuộc về Giáo
Hội, là chi thể của thân thể huyền nhiệm Chúa Giêsu và là môn đệ của Người.
Hình ảnh Đức Giêsu chịu treo trên thập giá phải đem lại cho tôi sự kiêu hãnh và
tự hào thay vì sự xấu hổ và thành kiến. Danh xưng Kitô hữu phải làm cho tôi được
vinh dự trước mặt những anh chị em không cùng tôn giáo, thay vì làm cho tôi mặc
cảm và nhiều khi không dám nhận mình là người thuộc về Chúa Kitô.
Cây thập giá mà không có Chúa Giêsu
treo trên đó thì chỉ là một cây gỗ như bao cây gỗ bình thường khác, dù nó được
làm bằng chất liệu quý giá đến đâu đi nữa. Cây gỗ chỉ trở thành bài học yêu
thương khi nó giúp người ta liên tưởng tới Đấng chịu khổ hình. Xin đừng quên rằng
bên cạnh Chúa Giêsu cũng có hai cây thập giá, trên đó có hai người trộm bị đóng
đinh. Một người đã sám hối và nhận ra vương quyền của Đức Giêsu. Một người lại
cứng lòng và tuôn ra những lời chửi rủa, nhục mạ người khác. Hình ảnh hai cây
thập giá ấy là tượng trưng cho cách đối diện với đau khổ của con người trong cuộc
đời hôm nay. Có những người chịu đau khổ trong hằn học, vô tín; nhưng cũng có
những người đón nhận và vượt lên đau khổ nhờ Đức tin vào quyền năng của Thiên
Chúa. Dù đón nhận cách nào đi nữa, đau khổ vẫn còn đó, bởi vì những khó khăn phức
tạp đã gắn liền với kiếp nhân sinh, bất kể người ta ở bậc vua chúa hay sống đời
thường dân. Tuy vậy, người có Đức tin sẽ cảm thấy những khó khăn của cuộc sống
bớt nghiệt ngã hơn, vì họ tin rằng Chúa Giêsu đang vác đỡ họ gánh nặng cuộc đời.
“Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ
được ở với tôi trên Thiên Đàng!” (Lc 23,43). Ôi thật là ngọt ngào và hạnh phúc
khi được nghe lời tuyên bố như vậy. Lời Chúa nói với người trộm sám hối làm cho
tôi được ấm lòng, vì nhiều khi tôi bi quan chán nản vì mặc cảm về thân phận tội
lỗi của mình. Tôi thấy tội của tôi thật nặng nề, khó có hy vọng được Chúa tha
thứ. Người trộm trên cây thập giá là một tội nhân. Anh đã nhận ra sự yếu hèn của
mình. Anh cũng nhận ra Đấng chịu đóng đinh bên cạnh mình là Thiên Chúa quyền
năng. Anh đã “tranh thủ” một cơ hội tốt, một cơ may trong đời để đạt được Nước
Trời. Anh đã được toại nguyện khi nghe lời tuyên bố ngọt ngào của Chúa, như lời
vị thẩm phán tuyên bố một bị can vô tội và từ nay được tự do. Lời Chúa nói với
người trộm củng cố Đức tin của tôi, vì lời ấy chứng minh cho tôi thấy Đấng bị
hành hình như một tên tử tội lại là một vị Vua có quyền cho một công dân được
gia nhập vào vương quốc của mình. Ngai tòa của vị Vua ấy là cây thập giá. Vương
miện của vị Vua ấy là vòng gai. Vâng, Đức Giêsu là vị Vua hoàn toàn khác biệt
các vua chúa trần thế, vì vậy mà vương quốc của Người cũng không được đánh dấu
bằng biển rộng sông dài, mà đó là một vương quốc trong lòng con người. Những ai
sống nhân ái yêu thương thì thuộc về vương quốc ấy.
“Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ
không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Nơi Đấng chịu treo trên thập giá, ta thấy tấm
lòng bao dung vô bờ bến. Người đãdạy
các môn đệ: “Thầy bảo anh em, hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược
đãi anh em” (Mt 5,44). Trên cây thập giá, Người thực hiện điều Người đã giáo huấn
người khác. Trong Tân Ước, chúng ta thấy rất nhiều dẫn chứng cho thấy Đức Giêsu
là một bậc thầy đã luôn chứng minh những điều giảng dạy bằng chính cuộc sống của
mình. Lời cầu xin Chúa Cha tha thứ cho những kẻ hành hình giết chết mình chứng
minh lòng bao dung tha thứ của Chúa Giêsu. Lời ấy cũng là một bài học cho tôi,
vì trong những tương quan của cuộc sống đời thường, tôi khó lòng tha thứ cho những
anh chị em đã xúc phạm đến tôi. Tha thứ đòi hỏi phải can đảm và chấp nhận người
ta coi mình là “hèn”, là “nhu nhược”, là “dại dột”. Chúa Giêsu trên thập giá đã
vượt lên tất cả để thể hiện tình yêu thương bác ái, qua lời cầu nguyện xin Chúa
Cha tha tội cho những kẻ giết mình.
“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
Hiểu ý nghĩa và giá trị của cây thập giá, tôi sẽ ý thức khi cầu nguyện và khi
làm dấu thánh giá. Khi làm dấu thánh giá, tôi phác họa trên thân thể tôi hình ảnh
của cây thập giá để sứ điệp của cây thập giá được khắc sâu trong trái tim và
trong cuộc đời tôi.
Đã hai ngàn năm, cây thập giá vẫn sừng
sững hiên ngang như biểu tượng của Đức tin Kitô giáo. Đã hai ngàn năm, biết bao
người đã đến với cây thập giá của Chúa Giêsu và thấy gánh nặng cuộc đời trở nên
nhẹ nhàng hơn. Lạy Đấng chịu đóng đinh trên cây thập giá, xin cho con biết
chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền diệu của cây thập giá để cùng với Người bước đi trong
hành trình cuộc đời. Amen.
Hải Phòng, những ngày chuẩn bị bước
vào Tuần Thánh 2014.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành Lễ
Lá tại Quảng trường Thánh Phêrô vào lúc 10h sáng Chúa Nhật 25/3. Đây cũng là
Ngày Giới Trẻ Thế Giới cấp giáo phận lần thứ 33.
Buổi lễ bắt đầu với nghi thức làm
phép lá diễn ra tại chân cây tháp bút ở giữa Quảng trường và cuộc rước lá diễn
ra tiếp theo đó với sự tham dự của đông đảo các bạn trẻ của giáo phận Rôma và đặc
biệt là 300 bạn trẻ trên thế giới về Rôma tham dự khoá họp Tiền Thượng Hội Đồng
Giám Mục về Thanh Niên. Thánh Lễ đã được diễn ra tại trước tiền đình Đền Thờ
Thánh Phêrô.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Chúa Giêsu tiến vào thành
Giêrusalem. Phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta chia sẻ trong niềm vui và bầu khí
tưng bừng của dân chúng đang ca ngợi Chúa của họ; một niềm vui sẽ mờ dần và để
lại một hương vị cay đắng và sầu buồn vào cuối trình thuật cuộc Thương khó. Buổi
lễ này dường như kết hợp những câu chuyện vui mừng và đau khổ, sai lầm và thành
công, là những mảng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong tư cách là các
môn đệ của Chúa. Bằng cách nào đó, nó diễn tả những cảm xúc trái ngược nhau mà
cả chúng ta, những người nam nữ ngày hôm nay, cũng cảm thấy: đó là khả năng yêu
mến thật bao la... bên cạnh lòng căm thù tận xương tủy; khả năng can đảm hy
sinh quên mình, lẫn với khả năng “rửa tay” đúng lúc; bên cạnh năng lực trung
thành, còn có sự bỏ rơi và phản bội.
Chúng ta cũng thấy rõ xuyên suốt
Tin Mừng rằng niềm vui Chúa Giêsu khơi dậy, đối với một số người, lại là căn cớ
cho sự tức giận và khó chịu.
Chúa Giêsu tiến vào thành vây quanh
bởi dân Ngài và những tiếng ca hát reo hò huyên náo. Chúng ta có thể tưởng tượng
rằng giữa những tiếng hò reo ấy, có tiếng hô của người con trai được tha thứ, của
người phong cùi được chữa lành, hoặc tiếng kêu be be của con chiên lạc. Rồi
cũng có tiếng hát của người thu thuế và của người đàn ông từng bị ô uế; lẫn với
tiếng kêu của những người sống bên lề thành phố. Và cũng có những tiếng kêu của
những người nam nữ đã đi theo Chúa Giêsu vì họ cảm nhận được lòng từ bi của
Ngài trước những đau đớn và bất hạnh của họ... Những tiếng reo hò ấy là bài hát
và là niềm vui tự phát của tất cả những ai bị bỏ lại phía sau và bị người đời
chê chối, những người, sau khi đã chạm được vào Chúa Giêsu, có thể hô vang lên:
“Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa”. Làm sao họ có thể không ca ngợi Đấng
đã phục hồi nhân phẩm và hy vọng của họ? Niềm vui của họ là niềm hân hoan của
cơ man những người tội lỗi được tha thứ, là những người giờ đây có thể tin tưởng
và hy vọng một lần nữa.
Tất cả niềm vui này và sự tán tụng
này là căn cớ gây khó chịu, gây ra tai tiếng và tức tối cho những người tự coi
mình là công chính và “trung thành” với lề luật và các khuôn mẫu nghi lễ của lề
luật. [1] Đó là một niềm vui không thể chấp nhận được của những ai lòng chai dạ
đá trước những đau thương, chịu đựng, và bất hạnh. Một niềm vui không thể chấp
nhận được đối với những người đã quên bao nhiêu những cơ hội được trao ban cho
chính bản thân họ. Thật khó biết bao cho những người tự mãn và tự coi mình là
công chính có thể hiểu được niềm vui và cử mừng lòng thương xót của Thiên Chúa!
Thật khó biết bao cho những người chỉ tin tưởng vào bản thân mình, và coi thường
người khác, để có thể chung chia niềm vui này. [2]
Còn đây là nơi xuất phát một loại
la hét khác, đó là tiếng gào quyết liệt của những kẻ đang hét to: “Đóng đinh nó
đi!” Những tiếng kêu ấy không phải là tự phát nhưng đã được vũ trang bởi những
lời phỉ báng, vu khống và làm chứng dối. Đó là tiếng nói của những người uốn nắn
thực tại và chế tác ra những câu chuyện vì lợi ích riêng của họ, mà không cần
quan tâm đến danh thơm tiếng tốt của người khác. Đó là tiếng gào của những người
không thấy có vấn đề gì trong việc tìm kiếm mọi cách để đạt được quyền lực và để
bịt miệng những tiếng nói trái chiều với mình. Tiếng kêu đó xuất phát từ việc
“nhào nặn” các sự kiện và tô vẽ chúng để làm biến dạng khuôn mặt của Chúa Giêsu
và biến Người thành ra một tên “tội phạm”. Đó là tiếng nói của những người muốn
bảo vệ vị trí của mình, cách riêng là bằng cách làm mất uy tín của những người
vô phương tự vệ. Đó là tiếng gào thể hiện sự tự mãn, tự hào và kiêu ngạo của những
kẻ không thấy có vấn đề gì khi hét lên: “Đóng đinh nó đi, đóng đinh nó”.
Và vì thế, cuối cùng, việc cử mừng
của người dân bị dập tắt. Hy vọng bị tắt ngấm, giấc mơ bị chôn vùi, niềm vui bị
vùi dập; con tim bị đóng lại và lòng mến ra nguội lạnh. Đó là tiếng kêu “hãy cứu
mình đi”, làm thui chột cảm thức về tình liên đới của chúng ta, hạ giảm những
lý tưởng của chúng ta, và làm mờ tầm nhìn của chúng ta... đó là tiếng gào muốn
xóa sạch lòng thương cảm.
Đối mặt với những người như thế,
phương dược tốt nhất là nhìn vào thập giá của Chúa Kitô và để mình được thách
thức bởi tiếng kêu cuối cùng của Người. Ngài chết đi khi đang thốt lên tình yêu
của mình cho mỗi người chúng ta, người già người trẻ, những bậc thánh nhân và
những kẻ tội lỗi, những người trong thời của Người và những người trong thời đại
của chính chúng ta. Chúng ta đã được cứu bởi thập giá của Người và không ai có
thể đè nén niềm vui của Tin Mừng; không ai trong bất kỳ tình huống nào, bị tách
biệt khỏi cái nhìn thương xót của Chúa Cha. Nhìn lên cây thập giá có nghĩa là để
những ưu tiên của chúng ta, những lựa chọn và hành động của chúng ta bị thử
thách. Nó có nghĩa là chất vấn mình về sự nhạy cảm đối với những ai gặp khó
khăn. Trái tim của chúng ta tập trung vào đâu? Liệu Chúa Giêsu có còn tiếp tục
là một nguồn mạch của niềm vui và tán tụng trong trái tim của chúng ta, hay những
ưu tiên và những mối quan tâm trong lòng làm cho chúng ta xấu hổ khi nhìn vào
những người tội lỗi, những người rốt cùng và những người bị lãng quên?
Các bạn trẻ thân mến, niềm vui mà
Chúa Giêsu đánh thức trong các bạn là căn cớ cho sự tức giận và khó chịu đối với
một số người, vì khó mà thao túng được một người trẻ tuổi vui tươi.
Nhưng hôm nay, một loại la hét thứ
ba có thể đang vang lên: “Trong đám đông, có vài người thuộc nhóm Pharisêu nói
với Đức Giêsu: ‘Thưa Thầy, Thầy trách môn đệ Thầy đi chứ!’ Người đáp: ‘Tôi bảo
các ông: họ mà làm thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!’” (Lc 19: 39-40).
Sự cám dỗ muốn bịt miệng những người
trẻ luôn luôn tồn tại. Chính những người Pharisiêu đã quở trách Chúa Giêsu và
đòi Ngài bắt họ phải im lặng.
Có rất nhiều cách để bịt miệng những
người trẻ và làm cho họ thành ra vô hình. Có nhiều cách để gây tê họ, để làm
cho họ im lặng, không hỏi gì, không thắc mắc điều chi. Có rất nhiều cách để làm
họ vô cảm, để giữ cho họ không dự phần vào, để biến ước mơ của họ thành nhạt nhẽo
và tầm thường, vụn vặt và ảm đạm.
Vào ngày Chúa Nhật Lễ Lá này, khi
chúng ta kỷ niệm Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, chúng ta hãy lắng nghe câu trả lời của
Chúa Giêsu dành cho tất cả những người Pharisêu xưa và nay: “Nếu họ mà làm
thinh, thì sỏi đá cũng sẽ kêu lên!” (Lc 19:40).
Các bạn trẻ thân mến, trong lòng
các bạn có điều để gào lên. Tùy thuộc vào các bạn lựa chọn tiếng hô vang
“Hosanna” của ngày Chúa Nhật, để khỏi phải gào lên tiếng hét “Đóng đinh nó đi!”
của ngày thứ Sáu... tùy thuộc vào bạn đừng giữ im lặng. Ngay cả khi những người
khác giữ im lặng, nếu những người già chúng tôi và các nhà lãnh đạo giữ im lặng,
nếu cả thế giới này giữ im lặng và đánh mất đi niềm vui của mình, tôi hỏi các bạn:
Liệu các bạn có kêu lên không?
Xin vui lòng lựa chọn, trước khi sỏi
đá sẽ kêu lên.
Nguồn: Vietcatholic News
[1] Cf. R. Guardini, The Lord,
Chicago, 1959, 365.
Chính Người vác lấy thập giá đi ra,
đến nơi gọi là Cái Sọ, tiếng Hípri là Gôngôtha; tại đó, họ đóng đinh Người vào
thập giá, đồng thời cũng đóng đinh hai người khác nữa, mỗi người một bên, còn Đức
Giêsu thì ở giữa. Ông Philatô cho viết một tấm bảng và treo trên thập giá; bảng
đó có ghi: “Giêsu Nadarét, Vua dân Do thái.” Trong dân Do thái, có nhiều người
đọc được bảng đó, vì nơi Đức Giêsu bị đóng đinh là một địa điểm ở gần thành. Tấm
bảng này viết bằng các tiếng: Hípri, Latinh và Hy lạp. Các thượng tế của người
Do thái nói với ông Philatô: “Xin ngài đừng viết: “Vua dân Do thái”, nhưng viết:
“Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do thái”.” Ông Philatô trả lời: “Ta viết sao, cứ
để vậy!”
Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá
xong, lính tráng lấy áo xống của Người chia làm bốn phần, mỗi người một phần; họ
lấy cả chiếc áo dài nữa. Nhưng chiếc áo dài này không có đường khâu, dệt liền từ
trên xuống dưới. Vậy họ nói với nhau: “Đừng xé áo ra, cứ bắt thăm xem ai được.”
Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: Áo xống tôi, chúng đem chia chác, cả áo dài,
cũng bắt thăm luôn. Đó là những điều lính tráng đã làm.
Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có
thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria
Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu
nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ:
“Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Sau đó, Đức Giêsu biết là mọi sự đã
hoàn tất. Và để ứng nghiệm lời Kinh Thánh, Người nói: “Tôi khát!” Ở đó, có một
bình đầy giấm. Người ta lấy miếng bọt biển có thấm đầy giấm, buộc vào một nhành
hương thảo, rồi đưa lên miệng Người. Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Thế là đã hoàn
tất!” Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.
Holy Gospel
of Jesus Christ according to Saint John 18:1-40.19:1-42.
Then he handed him over to them to
be crucified. So they took Jesus, and carrying the cross himself he went out to
what is called the Place of the Skull, in Hebrew, Golgotha.There they crucified
him, and with him two others, one on either side, with Jesus in the middle. Pilate
also had an inscription written and put on the cross. It read, "Jesus the
Nazorean, the King of the Jews." Now many of the Jews read this
inscription, because the place where Jesus was crucified was near the city; and
it was written in Hebrew, Latin, and Greek. So the chief priests of the Jews
said to Pilate, "Do not write 'The King of the Jews,' but that he said, 'I
am the King of the Jews.'" Pilate answered, "What I have written, I
have written."
When the soldiers had crucified
Jesus, they took his clothes and divided them into four shares, a share for
each soldier. They also took his tunic, but the tunic was seamless, woven in
one piece from the top down. So they said to one another, "Let's not tear
it, but cast lots for it to see whose it will be," in order that the
passage of scripture might be fulfilled (that says): "They divided my
garments among them, and for my vesture they cast lots." This is what the
soldiers did.
Standing by the cross of Jesus were
his mother and his mother's sister, Mary the wife of Clopas, and Mary of
Magdala. When Jesus saw his mother and the disciple there whom he loved, he
said to his mother, "Woman, behold, your son." Then he said to the
disciple, "Behold, your mother." And from that hour the disciple took
her into his home.
After this, aware that everything
was now finished, in order that the scripture might be fulfilled, Jesus said,
"I thirst." There was a vessel filled with common wine. So they put a
sponge soaked in wine on a sprig of hyssop and put it up to his mouth. When
Jesus had taken the wine, he said, "It is finished." And bowing his
head, he handed over the spirit.
Blessed may he be who let his
hands, his feet and side be pierced that I might make my nest “in the clefts of
the rock” (Sg 2:14). Blessed may he be who has fully opened himself up to me so
that I might go in to the sanctuary of God (cf Ps 42[41],5) and “conceal myself
in the shelter of his tent” (Ps 27[26]:5). This rock is our refuge… the doves’
sweet place of rest, since the sanctifying holes of those wounds covering his
body hold out forgiveness to sinners and grant grace to the just. It is a sure
abode, my brethren, “a tower of strength against the enemy” (Ps 61[60]:4), when
we dwell within the wounds of Christ our Saviour by means of loving and
constant meditation, when we seek a sure shelter for our souls in faith and
love for the Crucified: a shelter against the rebellion of the flesh, the tempests
of the world, the attacks of the devil. The protection of this sanctuary lifts
it above all worldly esteem…
So enter into this rock, hide
yourself…, take refuge in the Crucified… What is the wound in Christ’s side if
not the door of the ark, open to all who will be rescued from the flood? Noah’s
ark, however, was only a symbol; here is the reality. In this case it is no
longer a question of restoring mortal life but of receiving the immortal…
Thus it is wholly right that today
Christ’s dove, his beautiful one (Sg 2:13-14),… should joyfully sing his
praise. From the remembrance or the imitation of the Passion, from meditation
on the holy wounds as from the clefts of the rock, his sweetest voice resounds
in the Bridegroom’s ears (Sg 2:14).
Daily
Gospel.
SUY NIỆM:
Vào Chúa nhật Lễ Lá chúng ta đã
nghe đọc bài Thương Khó trong các sách Tin Mừng Nhất Lãm. Vào thứ Sáu Tuần
Thánh, chúng ta luôn nghe đọc bài Thương Khó theo Gioan. Thánh Gioan kể lại cuộc
Khổ nạn của Chúa Giêsu với những nét riêng của ông. Chúng ta trân trọng cái
nhìn bổ sung của thánh Gioan cho những Tin Mừng khác.
Trong cuộc Khổ Nạn, Đức Giêsu của
Gioan tỏ ra là người chủ động. Ngài biết trước các biến cố sắp xảy ra, và Ngài
có quyền năng làm chủ mọi sự. Chính Ngài tiến ra và hỏi các kẻ đến bắt Ngài:
“Các anh tìmai?” Câu trả lời của Ngài đủ
làm họ lùi lại và ngã xuống đất (18, 4-9). Đức Giêsu bình an và uy nghiêm bước
vào cuộc Khổ nạn, vì Ngài đã chấp nhận chén đắng Cha trao (18, 11).
Khi bị vị thượng tế Khanna tra hỏi
về giáo huấn, chẳng chút sợ hãi, Ngài đã thẳng thắn từ chối trả lời (18,
19-21). Khi bị vả mặt, Ngài cũng đòi kẻ xúc phạm Ngài phải nói rõ tại sao (18,
23). Đức Giêsu bị đem tới dinh tổng trấn Philatô lúc trời đã sáng. Philatô là
người xét xử Đức Giêsu, nhưng có vẻ ông là người bị động. Ông bị giằng co giữa
một bên là Đức Giêsu đang ở trong dinh, bên kia là đám đông và các nhà lãnh đạo
Do thái giáo đang ở ngoài dinh. Một bên là ông Giêsu mà ông không tìm thấy lý
do nào để kết tội (18, 38; 19, 4. 6). Bên kia là chức tổng trấn và chức “Bạn của
Xêda” mà ông đang nắm giữ (19, 12). Philatô không biết phải theo ai, chọn ai
trong tình cảnh căng thẳng này. Vì thế ông đã đi ra, đi vào cả thảy bảy lần
(18, 18, 29. 33. 38; 19, 1. 4. 9. 13). Đức Giêsu đã đối thoại khá dài với
Philatô về Nước của Ngài (18, 36-37), một nước không có trên bản đồ, không có
quân đội, không dùng bạo lực. Nước của Ngài gồm những người biết nghe sự thật
và đứng về phía sự thật, sự thật này được Ngài làm chứng và cất tiếng nói lên. “Đây
là Vua các người”, Philatô đã giới thiệu Đức Giêsu như thế (19, 14) và ông đã
cương quyết giữ lại tấm bảng treo trên thập giá mang dòng chữ: “Giêsu Nadarét,
Vua dân Do thái” (19, 19).
Đức Giêsu đã tự mình vác thập giá
lên đồi Sọ và bị đóng đinh vào giữa trưa. Chiên Thiên Chúa bị giết đúng vào lúc
ở Đền Thờ người ta giết chiên Vượt qua. Đức Giêsu không cô đơn trên thập giá vì
có Mẹ và người môn đệ dấu yêu. Suốt một đời Ngài đã sống cho sứ mạng Cha trao,
nay Ngài biết nó đã hoàn tất. Chủ động cả trong cái chết, Ngài “gục đầu xuống
và trao Thần Khí” (19, 30). Qua cái chết trên thập giá, Đức Giêsu cho thấy tình
yêu lớn nhất của Ngài (15, 13), tình yêu trao hiến cả Máu và Nước từ trái tim bị
đâm thâu (19, 34). Nhưng thập giá cũng cho thấy tình yêu của Cha khi ban Con Một
cho ta (3, 16).
Đức Giêsu Kitô đã trở về với Cha bằng
con đường khó đi. Người Kitô hữu cũng về với Thiên Chúa bằng con đường hẹp. Ước
gì chúng ta sống cuộc Khổ nạn của mình với sự bình an, can đảm của Giêsu.
CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, vì Chúa đã bẻ tấm
bánh trao cho chúng con, xin cho những người nghèo khổ được no đủ.
Vì Chúa đã xao xuyến trong Vườn Dầu,
xin cho các bạn trẻ đủ sức đối diện với những khó khăn gay gắt của cuộc sống.
Vì Chúa bị kết án bất công, xin cho
chúng con can đảm bênh vực sự thật.
Vì Chúa bị làm nhục và nhạo báng, xin
cho phụ nữ và trẻ em được tôn trọng.
Vì Chúa chịu vác thập giá nặng nề, xin
cho những người bệnh tật được đỡ nâng.
Vì Chúa bị lột áo và đóng đinh, xin
cho sự hiền hòa thắng được bạo lực.
Vì Chúa dang tay chết trên thập
giá, xin cho đất nối lại với trời, con người nối lại mối dây liên đới với nhau.
Vì Chúa đã phục sinh trong niềm vui
òa vỡ, xin cho chúng con biết đón lấy đời thường với tâm hồn thanh thản bình
an. Amen.