Lời Chúa:
Ga 7,40-53
40 Trong dân chúng, có những người
nghe các lời ấy thì nói: “Ông này thật là vị ngôn sứ.”41 Kẻ khác rằng: “Ông này
là Đấng Ki-tô.” Nhưng có kẻ lại nói: “Đấng Ki-tô mà lại xuất thân từ Ga-li-lê
sao?42 Nào Kinh Thánh đã chẳng nói: Đấng Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít
và từ Bê-lem, làng của vua Đa-vít sao? “43 Vậy, vì Người mà dân chúng đâm ra
chia rẽ.44 Một số trong bọn họ muốn bắt Người, nhưng chẳng có ai tra tay bắt.
45 Các vệ binh trở về với các thượng
tế và người Pha-ri-sêu. Họ liền hỏi chúng: “Tại sao các anh không điệu ông ấy về
đây? “46 Các vệ binh trả lời: “Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!
“47 Người Pha-ri-sêu liền nói với chúng: “Cả các anh nữa, các anh cũng bị mê hoặc
rồi sao?48 Trong hàng thủ lãnh hay trong giới Pha-ri-sêu, đã có một ai tin vào
tên ấy đâu?49 Còn bọn dân đen này, thứ người không biết Lề Luật, đúng là quân bị
nguyền rủa! “50 Trong nhóm Pha-ri-sêu, có một người tên là Ni-cô-đê-mô, trước
đây đã đến gặp Đức Giê-su; ông nói với họ:51 “Lề Luật của chúng ta có cho phép
kết án ai, trước khi nghe người ấy và biết người ấy làm gì không? “52 Họ đáp:
“Cả ông nữa, ông cũng là người Ga-li-lê sao? Ông cứ nghiên cứu, rồi sẽ thấy:
không một ngôn sứ nào xuất thân từ Ga-li-lê cả.”53 Sau đó, ai nấy trở về nhà
mình.
Holy Gospel
of Jesus Christ according to Saint John 7:40-53.
Some in the crowd who heard these
words of Jesus said, "This is truly the Prophet." Others said,
"This is the Messiah." But others said, "The Messiah will not
come from Galilee, will he? Does not scripture say that the Messiah will be of
David's family and come from Bethlehem, the village where David lived?" So
a division occurred in the crowd because of him. Some of them even wanted to
arrest him, but no one laid hands on him.
So the guards went to the chief
priests and Pharisees, who asked them, "Why did you not bring him?" The
guards answered, "Never before has anyone spoken like this one." So
the Pharisees answered them, "Have you also been deceived? Have any of the
authorities or the Pharisees believed in him? But this crowd, which does not
know the law, is accursed." Nicodemus, one of their members who had come
to him earlier, said to them, Does our law condemn a person before it first
hears him and finds out what he is doing? They answered and said to him,
"You are not from Galilee also, are you? Look and see that no prophet
arises from Galilee." Then each went to his own house,
Copyright ©
Confraternity of Christian Doctrine, USCCB
“This is the Messiah.”
The true and proper meaning of
mercy does not consist only in looking, however penetratingly and
compassionately, at... evil: mercy is manifested... when it... draws good from
all the forms of evil existing in the world and in man. Understood in this way,
mercy constitutes the fundamental content of the messianic message of Christ...
[This] message of Christ and His activity among people end with the cross and
resurrection... the divine dimension of the redemption uncovers the depth of
that love which does not recoil before the extraordinary sacrifice of the Son,
in order to satisfy the fidelity of the Creator and Father towards human
beings...
The events of Good Friday and, even
before that, in prayer in Gethsemane, introduce a fundamental change into the
whole course of the revelation of love and mercy in the messianic mission of
Christ. The one who "went about doing good and healing" and "curing
every sickness and disease" (Acts 10:38; Mt 9:35) now Himself seems to
merit the greatest mercy and to appeal for mercy, when He is arrested, abused,
condemned, scourged, crowned with thorns, when He is nailed to the cross and
dies amidst agonizing torments. It is then that He particularly deserves mercy
from the people to whom He has done good, and He does not receive it. Even
those who are closest to Him cannot protect Him and snatch Him from the hands
of His oppressors. At this final stage of His messianic activity the words
which the prophets, especially Isaiah, uttered concerning the Servant of Yahweh
are fulfilled in Christ: "Through his stripes we are healed” (53:5)...
For our sake God made him to be sin
who knew no sin," St. Paul will write (2Cor 5:21), summing up in a few
words the whole depth of the cross and at the same time the divine dimension of
the reality of the Redemption. Indeed this Redemption is the ultimate and
definitive revelation of the holiness of God, who is the absolute fullness of perfection.
Daily
Gospel.
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm qua cho thấy người
Do-thái không tin Đức Giêsu là Kitô vì đối với họ, Đấng Kitô phải là người mà họ
không biết xuất thân từ đâu. Còn Đức Giêsu thì họ tự hào đã quá biết gốc gác của
Ngài (Ga 7, 27). Bài Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục cuộc tranh luận về căn tính
của Đức Giêsu.
Đức Giêsu gây ra một sự chia rẽ
trong dân chúng đang nghe Ngài giảng tại Đền thờ Giêrusalem (cc. 40-45). Có những
người tin Ngài là Vị Ngôn sứ được ông Môsê tiên báo (Đnl 18, 15). Có người lại
cho Ngài là Đấng Kitô (c.41). Có người không đồng ý như thế, vì Đức Giêsu xuất
thân từ Galilê, còn Đấng Kitô thì phải xuất thân từ Belem, quê của vua Đavít
(c.42). Thật ra chuyện gốc Đức Giêsu ở đâu, chẳng quan trọng mấy. Chuyện quan
trọng là Đức Giêsu Nadarét ấy xuất thân từ Thiên Chúa.
Đức Giêsu còn gây ra sự chia rẽ
trong giới lãnh đạo. Các thượng tế và người Pharisêu đã sai các vệ binh đi bắt
Đức Giêsu (c.32). Nhưng họ đã không tuân lệnh các nhà lãnh đạo ấy, chỉ vì họ bị
ngây ngất trước lời giảng dạy đầy quyền uy của Đức Giêsu. “Xưa nay chưa hề có
ai nói năng như người ấy” (c. 46). Nhận xét của họ còn đúng mãi đến tận thế. Trước
chuyện bất phục tùng của các vệ binh, người Pharisêu cảm thấy bực bội. Họ không
thể hiểu được tại sao các vệ binh lại có thể bị lừa dối dễ đến thế. Vì khinh bỉ
những người tin vào Đức Giêsu, Họ gọi những người này là bọn dân đen, dốt nát
không biết Lề Luật. Ai không biết Lề Luật thì cũng chẳng thể giữ Lề Luật, nên
đây đúng là những người bị Thiên Chúa nguyền rủa (c. 49). Thật ra không phải là
không có thủ lãnh nào trong dân tin vào Đức Giêsu. Ông Nicôđêmô là một thủ lãnh
(Ga 3,1) đã đến gặp Đức Giêsu ban đêm. Ngay bây giờ ta sẽ thấy ông dám lên tiếng
để bênh vực cho Ngài (c. 50). Ông đòi Đức Giêsu phải có tiếng nói trước khi bị
kết tội (x. Đnl 1, 16-17). Khi kết án Ngài cách vội vã, Thượng Hội Đồng Do-thái
đã phạm luật. Nhưng tiếng nói của ông Nicôđêmô đã không được nghe nghiêm túc. Bất
chấp vai vế của ông, ông cũng bị chế nhạo: “Cả ông nữa, ông cũng là người
Galilê sao ?” (c.52). Người Galilê là hạng người bị coi khinh vì ít giữ Luật so
với người Giuđê. Nhưng đừng quên từ Galilê cũng có ngôn sứ Giô na, con ông
Amíttai (2V 14, 25).
Thái độ của những thượng tế và người
Pharisêu thật đáng ta suy nghĩ. Họ khép lại trong thành kiến với Đức Giêsu. Họ
vùi dập bất cứ ai có cái nhìn ngược với họ, dù là vệ binh hay Nicôđêmô. Họ
không ngại châm biếm hay khinh miệt những người khác quan điểm. Xin Chúa cho ta
hồn nhiên như các vệ binh, và can đảm nói sự thật như ông Nicôđêmô.
Lời nguyện:
Chỉ mong tôi chẳng còn gì, Nhờ thế
Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn
gì, nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi, Đến với Người trong mọi sự, Và dâng
người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì, Nhờ thế
tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng
còn gì, Nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người Và thực hiện ý Người trong suốt
đời tôi.
R. Tagore
Lm. Antôn
Nguyễn Cao Siêu, S.J.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét