LỜI
CHÚA: Ga 13, 1-15
1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết
giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu
thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.
2 Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa,
con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su.3 Đức Giê-su biết rằng: Chúa
Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở
về cùng Thiên Chúa,4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo
ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng.5 Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa
chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.
6 Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn
Phê-rô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?
“7 Đức Giê-su trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh
sẽ hiểu.”8 Ông Phê-rô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu
đâu! ” Đức Giê-su đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần
với Thầy.”9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những
chân, mà cả tay và đầu con nữa.”10 Đức Giê-su bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì
không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch,
nhưng không phải tất cả đâu! “11 Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới
nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch.”
12 Khi rửa chân cho các môn đệ
xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm
cho anh em không?13 Anh em gọi Thầy là “Thầy”, là “Chúa”, điều đó phải lắm, vì
quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa.14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa
chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.15 Thầy đã nêu gương
cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.
Holy Gospel
of Jesus Christ according to Saint John 13:1-15.
Before the feast of Passover, Jesus
knew that his hour had come to pass from this world to the Father. He loved his
own in the world and he loved them to the end.
The devil had already induced
Judas, son of Simon the Iscariot, to hand him over. So, during supper, fully
aware that the Father had put everything into his power and that he had come
from God and was returning to God, he rose from supper and took off his outer
garments. He took a towel and tied it around his waist. Then he poured water
into a basin and began to wash the disciples' feet and dry them with the towel
around his waist.
He came to Simon Peter, who said to
him, "Master, are you going to wash my feet?" Jesus answered and said
to him, "What I am doing, you do not understand now, but you will
understand later." Peter said to him, "You will never wash my
feet." Jesus answered him, "Unless I wash you, you will have no
inheritance with me." Simon Peter said to him, "Master, then not only
my feet, but my hands and head as well." Jesus said to him, "Whoever
has bathed has no need except to have his feet washed, for he is clean all
over; so you are clean, but not all." For he knew who would betray him;
for this reason, he said, "Not all of you are clean."
So when he had washed their feet
(and) put his garments back on and reclined at table again, he said to them,
"Do you realize what I have done for you? You call me 'teacher' and
'master,' and rightly so, for indeed I am. If I, therefore, the master and
teacher, have washed your feet, you ought to wash one another's feet. I have
given you a model to follow, so that as I have done for you, you should also
do.
Copyright ©
Confraternity of Christian Doctrine, USCCB
Jesus, the consecrated bread
Among all the memorable events of
Christ's life, the nost worthy of remembrance is that last banquet, the most
sacred supper. Here not only the paschal lamb was presented to be eaten but
also the immaculate Lamb, who takes away the sins of the world. Under the
appearance of bread “having all delight and the pleasantness of every taste”
(Wis 16:20), he was given as food.
In this banquet the marvelous
sweetness of Christ's goodness shone forth when he dined at the same table and
on the same plates with those poor disciples and the traitor Judas.
The marvelous example of his
humility shone forth when, girt with a towel, the King of Glory diligently
washed the feet of the fishermen and even of his betrayer.
The marvelous richness of his
generosity was manifest when he gave to those first priests, and as a
consequence to the whole Church and the world, his most sacred body and his
true blood as food and drink so that what was soon to be a sacrifice pleasing
to God and the priceless price of our redemption would be our viaticum and
sustenance.
Finally the marvelous outpouring of
his love shone forth when, “loving his own to the end” (Jn 13:1), he
strengthened them in goodness with a gentle exhortation, especially forewarning
Peter to be firm in faith and offering to John his breast as a pleasant and
sacred place of rest.
O how marvelous are all these
things, how full of sweetness, but only for that soul who, having been called
to so distinguished a banquet, runs with all the ardor of his spirit so that he
may cry out with the Prophet: “As the stag longs for the springs of water so my
soul longs for you, O God!” (Ps 41[42]:2).
Daily
Gospel.
Người biết mình sắp qua đời thường
để lại di chúc cho con cái. Di chúc nói lên ước nguyện, lời nhắn nhủ hay lệnh
truyền của người sắp ra đi. Có thể nói Thầy Giêsu khi biết cuộc Khổ Nạn gần đến
cũng đã để lại một di chúc kép cho các môn đệ dấu yêu: Ngài đã rửa chân cho các
môn đệ và nhất là Ngài đã lập bí tích Thánh Thể. Thứ Năm Tuần Thánh là ngày
chúng ta đặc biệt nhớ đến di chúc ấy. Sống di chúc của Chúa Giêsu là cách biểu
lộ tình yêu đối với Ngài.
Có nhiều điểm giống nhau nơi việc Rửa
chân và lập Bí tích Thánh Thể. Cả hai đều là những cử chỉ Thầy Giêsu làm lúc cận
kề cái chết. Cả hai đều được làm trong bầu khí một bữa ăn tối gần lễ Vượt Qua. Vào
lúc cuối đời, sau bao năm tận tụy với sứ mạng phục vụ, Thầy Giêsu muốn gói ghém
trong hai cử chỉ đơn giản ấy lễ hiến dâng đời mình. Cả hai đều tượng trưng cho
cái chết tự hạ trên thập giá. Rửa chân đòi Thầy phải cúi xuống rất sâu, phải trở
thành tôi tớ phục vụ. Rửa chân là điều mà tôi tớ không hẳn phải làm cho chủ, thì
bây giờ Thầy làm cho trò. Cái chết trên thập giá là sự phục vụ cao nhất được diễn
tả qua việc rửa chân. Bí tích Thánh Thể còn diễn tả cách tuyệt vời hơn cái chết
hy sinh ấy. Trong bí tích này, tấm bánh trở nên Mình Thầy bị bẻ ra và trao đi. Rượu
trở nên Máu Thầy, Máu sẽ bị đổ ra cho muôn người trên thế giới.
Trong cả hai biến cố Rửa chân và Bí
tích Thánh Thể, Thầy Giêsu đều mời các môn đệ tham dự cách tích cực. Tham dự
vào cái chết của Thầy bằng cách để cho Thầy rửa chân, hay tham dự bằng cách ăn
uống Mình và Máu Ngài. Hai biến cố trên không phải là chuyện chỉ xảy ra một lần
bởi Thầy Giêsu. Thầy mời các môn đệ cũng làm như Thầy, và lặp đi lặp lại những
cử chỉ đó. “Anh em cũng phải rửa chân cho nhau” (Ga 13, 14). “Anh em hãy làm việc
này mà tưởng nhớ đến Thầy (Lc 22, 19). Cúi xuống phục vụ tha nhân và lãnh nhận
Bí Tích Thánh Thể sẽ giúp chúng ta tham dự vào cái chết và sự Phục sinh của
Chúa Giêsu.
Muốn ở lại trong tình thương của Thầy
Giêsu, cần giữ lệnh Thầy truyền (Ga 15, 10). Mà “đây là lệnh truyền của Thầy,
anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15, 12). Hơn nữa,
Thầy Giêsu còn cho ta một cách khác để ở lại trong Thầy: “Ai ăn Thịt và uống
Máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 56).
Thứ Năm Tuần Thánh là ngày lễ của
Tình Yêu theo đúng nghĩa nhất. Yêu là cúi xuống phục vụ, yêu là bẻ đời mình cho
tha nhân như Thầy Giêsu. Ước gì chúng ta được ở lại trong tình yêu của Giêsu nhờ
biết yêu.
LỜI NGUYỆN
Lạy Thầy Giêsu, khi Thầy rửa chân
cho các môn đệ chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn. Thày dạy
chúng con một bài học rất ấn tượng khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các
môn đệ trong bữa ăn, khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi
lau chân cho họ. Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên
từng người. Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.
Lạy Thầy Giêsu, thế giới chúng con
đang sống rất thấm bài học của Thầy. Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước
và những đặc quyền, đặc lợi. Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình. Ai cũng muốn
vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải. Khi nhìn Thầy rửa chân,
chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử. Không phải là ban bố như một ân
nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ. Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh
Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy, chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng
con phục vụ.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy để lại cho
chúng con một di chúc bằng hành động. Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo,
để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc. Xin cho chúng con
thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con, để nhờ đó chúng con có
thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.
Lm. Antôn
Nguyễn Cao Siêu, S.J.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét