Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Sai thợ ra gặt lúa – 10/07, Thứ ba Tuần 14 Thường niên.


Họ vừa đi ra thì người ta đem đến cho Đức Giê-su một người câm bị quỷ ám.33 Khi quỷ bị trục xuất rồi, thì người câm nói được. Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy thế bao giờ! “34 Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ.”35 Đức Giê-su đi khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. 36 Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt.37 Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.38 Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”

SUY NIỆM
Phép lạ Đức Giêsu chữa người câm là phép lạ cuối của chuỗi mười phép lạ trong hai chương 8 và 9 của Tin Mừng Mátthêu. Mátthêu đã kể lại phép lạ này với rất ít chi tiết. Người ta coi bệnh câm của anh này là do quỷ ám. Khi quỷ bị trục xuất thì người câm nói được. Không thấy Đức Giêsu đã làm gì hay nói gì để trừ quỷ. Nhưng quyền năng của Ngài được lộ ra khi người câm cất tiếng nói.
Có hai phản ứng ngược nhau trước phép lạ. Đám đông thì kinh ngạc và nói : “Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ.” Họ đứng trước một điều hết sức mới mẻ khiến họ ngỡ ngàng (c. 33). Người câm nói được là một dấu chỉ cho thấy Nước Trời đã gần, thời đại thiên sai đã đến, Đấng Thiên sai đã ở kề bên. Đức Giêsu đã làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo: “miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (35, 6). Nhưng những người Pharisêu lại nghĩ khác. Họ không phủ nhận quyền năng trừ quỷ của Đức Giêsu, nhưng họ lại cho rằng Ngài đã bắt tay với quỷ vương để trừ quỷ (c. 34). Đây là phản ứng đầu tiên có tính thù nghịch công khai của người Pharisêu.
Phần còn lại của bài Tin Mừng là một bản tóm lược về các hoạt động của Đức Giêsu: dạy dỗ, rao giảng, và chữa bệnh (c. 35). Tất cả cuộc sống của Ngài như dành trọn cho đám đông. Đôi chân Ngài đi khắp các thành thị, làng mạc và hội đường. Đôi môi Ngài không ngớt đem tin vui đến cho những người mong đợi. Đôi tay Ngài chạm đến những bệnh tật yếu đau của con người. Nhưng trên hết vẫn là chuyện Đức Giêsu chạnh lòng thương (c. 36). Chạnh lòng thương là nhói đau ở chỗ sâu bên trong của ruột gan mình. Thấy thì thương: đó luôn là cái nhìn của Đức Giêsu trước đám đông. Ngài thấy họ như chiên không có người chăn dắt, lãnh đạo. Chính vì thế họ bị rơi vào tình cảnh vất vưởng lầm than. Đức Giêsu không đau xót về chuyện bệnh tật thân xác của đám đông. Ngài quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tâm linh của con người. Con người đánh mất ý nghĩa cuộc sống, thấy bơ vơ, cô độc, tuyệt vọng. Con người loại trừ Thiên Chúa, để rồi rơi vào sa đọa, chán chường. Đức Giêsu đến như người mục tử chăm sóc mọi mặt cho đoàn dân.
Cách đây hai ngàn năm, Đức Giêsu đã than về chuyện ơn gọi. Đồng lúa thì bao la mênh mông, mà thợ gặt thì ít. Ngài mời các môn đệ của mình cầu nguyện nài xin với Thiên Chúa. Đồng lúa là của Thiên Chúa, thợ gặt cũng là của Thiên Chúa sai đến. Nước Việt Nam chúng ta cũng cần bao thợ gặt. Có bao nhiêu tỉnh thành làng mạc còn thiếu linh mục, thiếu nữ tu. Số linh mục mới chịu chức không đủ bù cho các vị về hưu và qua đời. Làm sao để các bạn trẻ thấy con người hôm nay và chạnh lòng thương? Làm sao để họ muốn dấn bước lo cho đám đông như Giêsu?

LỜI NGUYỆN
Lạy Cha là người chủ ruộng tốt lành, đồng lúa đã chín vàng chờ ngày gặt hái.
Xin Cha sai những người thợ lành nghề và tận tụy đến làm việc trong cánh đồng bao la của Cha.
Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay những ước mơ lớn lao, những lý tưởng cao cả.
Xin cho họ biết quên hạnh phúc và tương lai của mình để yêu tha nhân bằng trái tim rộng mở.
Ước gì họ nghe được tiếng kêu của người bị áp bức, cảm được cơn đói khát Lời Chúa và tình thương, thấy được những mất mát của bao người đau khổ, và chạm đến sự trống vắng của tâm hồn lạc hướng.
Xin Cha sai Thánh Thần đến với các bạn trẻ để họ quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu, sống như Ngài đã sống và tiếp tục làm những gì Ngài đã làm trên trần gian.
Cũng xin Cha gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng con, thanh lọc bầu khí của trường học và xã hội, để tất cả trở thành những môi trường tốt giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm gặp ý Cha. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 9: 32-38
A demoniac who could not speak was brought to Jesus, and when the demon was driven out the mute man spoke. The crowds were amazed and said, “Nothing like this has ever been seen in Israel.” But the Pharisees said, “He drives out demons by the prince of demons.”
Jesus went around to all the towns and villages, teaching in their synagogues, proclaiming the Gospel of the Kingdom, and curing every disease and illness. At the sight of the crowds, his heart was moved with pity for them because they were troubled and abandoned, like sheep without a shepherd. Then he said to his disciples, “The harvest is abundant but the laborers are few; so ask the master of the harvest to send out laborers for his harvest.”
“The harvest is abundant”
All the farmer’s work naturally leads towards the harvest. So how could Christ call a 'harvest' a work that was still in its initial stages? Idolatry reigned over all the earth… Everywhere there was fornication, adultery, debauchery, greed, theft, wars… The earth was filled with so many evils! No seed had yet been sown there. The thorns, thistles and weeds that covered the ground had not yet been pulled up. The ground had not yet been plowed, no furrow had yet been drawn.
So how could Jesus say that the harvest was abundant? … The apostles were probably distressed and frustrated: “How are we going to be able to say anything, to stand upright before so many people? How can we, the Eleven, correct all the inhabitants of the earth? Will we who are so ignorant be able to approach scholars; will we who are so stripped of everything be able to meet armed men; will we who are subordinates be able to approach people in authority? We know only one language – will we be able to argue with the barbarians who speak foreign languages? Who will bear with us if they don’t even understand our language?”
Jesus did not want such reasoning to discourage them. So he called the Gospel a harvest. It is as if he told them: “Everything is prepared, all the preparations have been made. I am sending you out to harvest the ripe grain. You will be able to sow and reap on the same day.” When the farmer leaves his home to go out and gather the harvest, he is brimming over with joy and shining with happiness. He thinks neither of the suffering nor the difficulties that he might encounter… Christ says, lend me your tongue, and you will see the ripe grain going into the king’s granaries. And so he then sends them out, telling them: “I am with you always, until the end of the world.” (Mt 28:20)
Daily Gospel.

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét