Bấy giờ, Đức Giê-su
bỏ đám đông mà về nhà. Các môn đệ lại gần Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải
nghĩa dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe.”37 Người đáp: “Kẻ gieo hạt
giống tốt là Con Người.38 Ruộng là thế gian. Hạt giống tốt, đó là con cái Nước
Trời. Cỏ lùng là con cái Ác Thần.39 Kẻ thù đã gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt
là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần.40 Vậy, như người ta nhặt cỏ lùng rồi
lấy lửa đốt đi thế nào, thì đến ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy.41 Con Người
sẽ sai các thiên thần của Người tập trung mọi kẻ làm gương mù gương xấu và mọi
kẻ làm điều gian ác, mà tống ra khỏi Nước của Người,42 rồi quăng chúng vào lò lửa;
ở đó, chúng sẽ phải khóc lóc nghiến răng.43 Bấy giờ người công chính sẽ chói lọi
như mặt trời, trong Nước của Cha họ. Ai có tai thì nghe.
SUY
NIỆM:
“Chẳng phải ông đã
gieo giống tốt trong ruộng của ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?” (Mt
13, 27). Có lẽ một số Kitô hữu trong Hội Thánh sơ khai đã đặt câu hỏi tương tự khi
họ thấy có những phần tử xấu trong cộng đoàn của mình. “Ông có muốn chúng tôi
nhổ đi không?” Ông có muốn chúng tôi trục xuất họ ra khỏi cộng đoàn không? Có
người tưởng rằng một Hội Thánh phải gồm toàn những thánh nhân. Hội Thánh không
có chỗ cho tội nhân, cho con cái Ác Thần (c. 38).
Lời từ chối của ông chủ
ruộng cho thấy sự nhẫn nại của Thiên Chúa. “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các
anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt” (Mt 13,
28-29). Thiên Chúa chấp nhận cỏ lùng mọc chung với lúa, con cái Nước Trời sống
chung với con cái Ác Thần cho đến tận thế. Nhẫn nại và bao dung là dấu hiệu của
sự thánh thiện đích thực, sự thánh thiện này biết chờ đợi, biết tôn trọng tự do
của con người. Đôi khi chúng ta cũng có thái độ nóng nảy của Giacôbê và Gioan, khi
đòi đốt cả làng người Samari khi họ không chịu đón Chúa (Lc 9, 54).
Chúng ta vẫn sống
trong một thế giới vàng thau lẫn lộn. Có khi không phân biệt được lúa với cỏ
lùng, vì trong cái tốt vẫn ẩn hiện bóng dáng của cái bất toàn, và trong cái xấu
thi thoảng cũng lóe lên những tia sáng của chân lý. Một người tốt có thể trở
nên cỏ lùng. Một người xấu có thể trở nên gié lúa trĩu hạt. Chúng ta chưa thể
nói gì về một con người khi người ấy chưa nhắm mắt, và khi chưa nghe lời phán xử
cuối cùng của Thiên Chúa. Người đầu tiên được bảo đảm vào Nước Trời lại là một
tên gian phi. Nhiều vị thánh hôm nay là những người trước đây đã làm điều gian
ác.
Nếu tôi tự đặt câu hỏi:
Tôi là lúa hay cỏ lùng ? Tôi sẽ thấy lúng túng khi tìm câu trả lời. Nơi trái
tim tôi, tôi thấy có sự giằng co giữa chọn Chúa và Ác Thần. Có lúc tôi thấy
mình như đã thuộc trọn về Chúa, có lúc lại thấy thế gian và xác thịt như hoàn
toàn thống trị mình. Ngay trong điều tốt tôi làm, vẫn có điều gì không tuyệt đối
trong suốt. Tôi hiểu rằng cỏ lùng vẫn có chỗ trong thửa ruộng của lòng tôi. Thiên
Chúa vẫn chấp nhận tôi như thế đó. Nếu Ngài nghiêm phạt tôi thì tôi đâu còn sống
đến nay.
Dụ ngôn trên nhắc
chúng ta không được tiếm quyền xét xử của Thiên Chúa, không đòi xóa sạch sự dữ
trong một sớm một chiều. Nhưng chúng ta lại không được để mặc cho sự dữ thao
túng. Chúng ta dám hy sinh mạng sống để xây dựng một thế giới công bình. Đức
Giêsu đã bị sự dữ nuốt chửng, nhưng cuối cùng Ngài đã chiến thắng. Cuộc đời
Kitô hữu là một nỗ lực không ngừng để nhổ cỏ lùng nơi mình, và khao khát vươn tới
sự thánh thiện của chính Thiên Chúa.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, nếu
ngày mai Chúa quang lâm, chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.
Thế giới này còn bao
điều khiếm khuyết, dở dang, còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa. Chúa đâu
muốn đến để hủy diệt, Chúa đâu muốn mất một người nào…
Xin cho chúng con biết
cộng tác với Chúa xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng, vui tươi và hạnh
phúc, để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn cho mọi người và cho cả vũ
trụ.
Xin nuôi dưỡng nơi
chúng con niềm tin vững vàng và niềm hy vọng nồng cháy, để tất cả những gì
chúng con làm đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 13, 36-43
Jesus sent the crowds
away and went into the house. And his disciples came to him saying, «Explain to
us the parable of the weeds in the field». He answered them, «The one who sows
the good seed is the Son of Man. The field is the world; the good seed are the
people of the Kingdom; the weeds are those who follow the evil one. The enemy
who sows them is the devil; the harvest is the end of time and the workers are
the angels.» Just as the weeds are pulled up and burned in the fire, so will it
be at the end of time. The Son of Man will send his angels, and they will weed
out of his kingdom all that is scandalous and all who do evil. And these will
be thrown in the blazing furnace, where there will be weeping and gnashing of
teeth. Then the just will shine like the sun in the kingdom of their Father. If
you have ears, then hear».
“Explain to us the parable of the weeds in the field”
Fr. Iñaki BALLBÉ i Turu
(Terrassa, Barcelona, Spain)
(Terrassa, Barcelona, Spain)
Today, through the
parable of the weeds and the wheat, the Church urges us to ponder over the
coexistence of good and evil. Good and evil within our heart; good and evil we
may spot on others, good and evil we can see in the world, all around us.
«Explain to us the
parable» (Mt 13:36), his disciples ask Jesus. And, today, we can mean to be
more careful with our personal prayer, our everyday dealings with God. —Lord,
we can ask him, explain to me why I do not progress enough in my interior life.
Explain to me how can I be more faithful to you, how can I look for you in my
work, or through these circumstances I do not understand or I do not want. How
can I be a qualified apostle? A prayer is just this, to ask God for
“explanations”. How is my prayer? Is it sincere?, is it constant?, is it trusting?
Jesus Christ invites
us to keep our eyes fixed on Heaven, our eternal home. Quite often, haste can
drive us crazy, but we seldom stop to think that there will come a day —we do
not know whether far-off or near— when we shall have to settle our accounts
with God and explain which are the fruits borne by the good seeds He has sown
on us. And the Lord tells us that at the end of time we shall be chosen. So, we
must win Heaven here on earth, in our everyday life, without waiting for
situations that perhaps will never occur. We have to live boldly our ordinary
life, what apparently has no transcendence. We must live by thinking of
eternity and helping others to think of it, too! paradoxically, «the man who
strives to live must die; whereas the man who does not strive to avoid sin has
to live eternally» (St. Julian of Toledo).
We shall reap what we
have sown. We have to fight to give today the 100%. So when we are called into
God's presence we might be able to go with our hands full: of acts of faith,
hope and love. Which result in minor things and events that, when lived on an
everyday basis, make us better Christians, saints and human.
Evangeli.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét