Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Đức Giêsu về quê – 01/05, Thứ Ba – Thánh Giuse Thợ.


LỜI CHÚA: Mt 13, 54-58
Khi ấy, Đức Giêsu về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói: “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế? Ông không phải là con bác thợ mộc sao? Mẹ của ông không phải là bà Maria; anh em của ông không phải là các ông Giacôbê, Gioxép, Simon và Giuđa sao? và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm vói chúng ta sao? Vậy bởi đâu ông ta được như thế?” Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Ðức Giêsu bảo họ: “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi” .Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.

SUY NIỆM:
Sau khi đã chịu phép Rửa, vào hoang địa để cầu nguyện, ăn chay, có một ngày nào đó, Đức Giêsu chia tay Đức Mẹ để lên đường. Lên đường là bỏ lại ngôi làng Nazareth dấu yêu với bao kỷ niệm. Chính tại đây Ngài đã sống hơn ba mươi năm trong bầu khí gia đình. Chính tại nơi này, Ngài đã lớn lên quân bình về thân xác, trí tuệ, tâm linh. Nazareth như một ngôi trường lớn, chuẩn bị cho Ngài chững chạc đi sứ vụ.
Tại đây, Đức Giêsu đã là con bác thợ Giuse (c. 55), và đã trở thành thợ theo truyền thống cha truyền con nối. Ngài đã được dạy nghề và hành nghề để kiếm sống cho bản thân và gia đình. Đức Giêsu là một người thợ tại Nazareth, phục vụ cho nhu cầu dân làng. Ngài biết đến cái vất vả của công việc chân tay nặng nhọc. Đức Giêsu không thuộc giới trí thức, thượng lưu, quyền quý. Lao động làm Ngài gần với người nghèo và thấy sự đơn sơ của tâm hồn họ. Cũng tại Nazareth, đời sống cầu nguyện của Đức Giêsu được nuôi dưỡng. Ngài học được lối cầu nguyện một mình ở nơi vắng vẻ. Đức Giêsu có khả năng thấy sự hiện diện yêu thương của Cha nơi mọi sự, nơi một bông hoa, nơi chim trời, nơi ánh nắng và cơn mưa. Tình thân của Con đối với Cha ngày càng trở nên sâu đậm. Ngài tìm ý Cha mỗi lúc và để Cha chi phối trọn vẹn đời mình.
Hôm nay Đức Giêsu trở về làng cũ sau một thời gian đi sứ vụ. Ngài vào lại hội đường quen thuộc, gặp lại những khuôn mặt đồng hương. Không rõ trước đây có lần nào bác thợ Giêsu được mời giảng ở đây chưa. Nhưng lần này, khi trở về với tiếng tăm từ những phép lạ làm ở nơi khác, Đức Giêsu đã khiến dân làng sửng sốt vì sự khôn ngoan trong lời giảng dạy. Hai lần họ đặt câu hỏi: Bởi đâu ông ta được như thế? (cc. 54. 56). Một câu hỏi rất hay, nếu được tìm hiểu một cách nghiêm túc. Câu hỏi này có thể đưa họ đi rất xa, để gặp được căn tính của Đức Giêsu.
Tiếc thay, dân làng Nazareth lại không quên được nghề nghiệp của cha Ngài. Họ nhớ rất rõ họ hàng gần xa của Ngài là mẹ và các anh chị. Họ có thể kể tên từng anh chị em của Ngài, vì đều là bà con lối xóm (c. 55). Đức Giêsu là người mà họ biết quá rõ từ thuở ấu thơ. Làm sao con người bình thường, ít học đó lại có thể là một vị ngôn sứ? Làm sao từ ngôi làng Nazareth vô danh này lại xuất hiện ngôn sứ được? Và họ vấp ngã vì Đức Giêsu, nghĩa là họ đã không tin vào Ngài. Cái biết gần gũi của họ về Ngài lại trở nên thành kiến khiến họ không thể tiến sâu hơn vào mầu nhiệm con người Đức Giêsu. Người đồng hương của Ngài đã không trả lời được câu hỏi: Bởi đâu…?
Mỗi con người là một mầu nhiệm mà ta phải khám phá mãi. Có những mầu nhiệm lớn ẩn trong lớp áo tầm thường. Dân làng Nazareth đã không nhận ra hồng phúc mà họ đang hưởng. Chúng ta cũng cần được giải thoát khỏi những cái biết hẹp hòi, để thấy mình hạnh phúc khi sống với người khác gần bên.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, dân làng Nazareth đã không tin Chúa vì Chúa chỉ là một ông thợ thủ công. Các môn đệ đã không tin Chúa khi thấy Chúa chịu treo trên thập tự. Nhiều kẻ đã không tin Chúa là Thiên Chúa chỉ vì Chúa sống như một con người,
Cũng có lúc chúng con không tin Chúa hiện diện dưới hình bánh mong manh, nơi một linh mục yếu đuối, trong một Hội thánh còn nhiều bất toàn.
Dường như Chúa thích ẩn mình nơi những gì thế gian chê bỏ, để chúng con tập nhận ra Ngài bằng con mắt đức tin.
Xin thêm đức tin cho chúng con để khiêm tốn thấy Ngài tỏ mình thật bình thường giữa lòng cuộc sống.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 13:54-58.
He came to his native place and taught the people in their synagogue. They were astonished and said, “Where did this man get such wisdom and mighty deeds? Is he not the carpenter’s son? Is not his mother named Mary and his brothers James, Joseph, Simon, and Judas? Are not his sisters all with us? Where did this man get all this?” And they took offense at him. But Jesus said to them, “A prophet is not without honor except in his native place and in his own house.” And he did not work many mighty deeds there because of their lack of faith.
Feast of Saint Joseph the Worker.
Everything we know about the husband of Mary and the foster father of Jesus comes from Scripture and that has seemed too little for those who made up legends about him.
We know he was a carpenter, a working man, for the skeptical Nazarenes ask about Jesus, "Is this not the carpenter's son?" (Matthew 13:55). He wasn't rich for when he took Jesus to the Temple to be circumcised and Mary to be purified he offered the sacrifice of two turtledoves or a pair of pigeons, allowed only for those who could not afford a lamb (Luke 2:24).
Despite his humble work and means, Joseph came from a royal lineage. Luke and Matthew disagree some about the details of Joseph's genealogy but they both mark his descent from David, the greatest king of Israel (Matthew 1:1-16 and Luke 3:23-38). Indeed the angel who first tells Joseph about Jesus greets him as "son of David," a royal title used also for Jesus.
We know Joseph was a compassionate, caring man. When he discovered Mary was pregnant after they had been betrothed, he knew the child was not his but was as yet unaware that she was carrying the Son of God. He knew women accused of adultery could be stoned to death, so he resolved to send her away quietly to not expose her to shame or cruelty. However, when an angel came to Joseph in a dream and told him, 20 "Joseph son of David, do not be afraid to take Mary home as your wife, because what is conceived in her is from the Holy Spirit. 21 She will give birth to a son, and you are to give him the name Jesus, because he will save his people from their sins," he did as the angel told him and took Mary as his wife. (Matthew 1:19-25).
When the angel came again to tell him that his family was in danger, he immediately left everything he owned, all his family and friends, and fled to a strange country with his young wife and the baby. He waited in Egypt without question until the angel told him it was safe to go back (Matthew 2:13-23).
We know Joseph loved Jesus. His one concern was for the safety of this child entrusted to him. Not only did he leave his home to protect Jesus, but upon his return settled in the obscure town of Nazareth out of fear for his life. When Jesus stayed in the Temple we are told Joseph (along with Mary) searched with great anxiety for three days for him (Luke 2:48). We also know that Joseph treated Jesus as his own son for over and over the people of Nazareth say of Jesus, "Is this not the son of Joseph?" (Luke 4:22)
We know Joseph respected God. He followed God's commands in handling the situation with Mary and going to Jerusalem to have Jesus circumcised and Mary purified after Jesus' birth. We are told that he took his family to Jerusalem every year for Passover, something that could not have been easy for a working man.
Since Joseph does not appear in Jesus' public life, at his death, or resurrection, many historians believe Joseph probably had died before Jesus entered public ministry.
According to the Catholic Encyclopedia, the Apocryphal Date for Joseph's birth is 90 BC in Bethlehem and the Apocryphal Date of his death is July 20, AD 18 in Nazareth.
Joseph is the patron saint of the dying because, assuming he died before Jesus' public life, he died with Jesus and Mary close to him, the way we all would like to leave this earth.
Joseph is also patron saint of the Universal Church, families, fathers, expectant mothers (pregnant women), travelers, immigrants, house sellers and buyers, craftsmen, engineers, and working people in general.
We celebrate two feast days for Joseph: March 19 for Joseph the Husband of Mary and May 1 for Joseph the Worker. March 19 has been the most commonly celebrated feast day for Joseph, and it wasn't until 1955 that Pope Pius XII established the Feast of "St. Joseph the Worker" to be celebrated on May 1. This is also May Day (International Workers' Day) and believed to reflect Joseph's status as the patron of workers.
Many places and churches all over the world are named after St. Joseph, including the Spanish form, San Jose, which is the most commonly named place in the world. Joseph is considered by many to also be the patron saint of the New World; of the countries China, Canada, Korea, Mexico, Austria, Belgium, Croatia, Peru, Vietnam; of the regions Carinthia, Styria, Tyrol, Sicily; and of several main cities and dioceses.
In art, Joseph is typically portrayed as an older man, with grey hair and a beard, often balding, sometimes appearing frail and a marginal figure next to Mary and Jesus, if not entirely in the background. Some statues of Joseph show his staff topped with flowers. St. Joseph is shown with the attributes of a carpenter's square or tools, the infant Jesus, his lily blossomed staff, two turtle doves, or a spikenard.
There is much we still wish we could know about Joseph -- exactly where and when he was born, how he spent his days, exactly when and how he died. But Scripture has left us with the most important knowledge: who he was -- "a righteous man" (Matthew 1:18).
In His Footsteps:
Joseph was foster father to Jesus. There are many children separated from families and parents who need foster parents. Please consider contacting your local Catholic Charities or Division of Family Services about becoming a foster parent.
Prayer:
Saint Joseph, patron of the universal Church, watch over the Church as carefully as you watched over Jesus, help protect it and guide it as you did with your adopted son. Amen

Catholic Online.

Share:
Continue Reading →

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Làm những việc lớn hơn nữa – 28/04, Thứ bảy Tuần 4 Phục sinh.


Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.” 8 Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”9 Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: “Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”?10 Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình.11 Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.12 Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.13 Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con.14 Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.

SUY NIỆM
Sau khi ông Tôma hỏi Thầy Giêsu về đường (Ga 14, 5), thì ông Philípphê lại xin Thầy cho các môn đệ thấy Chúa Cha (c. 8). Không rõ Philípphê muốn thấy Thiên Chúa theo kiểu nào, bởi lẽ theo niềm tin chung của người Do-thái không ai thấy Thiên Chúa chí thánh mà sau đó còn sống được (x. Xh 33, 20). Dù sao khát vọng được thấy Thiên Chúa là ước mơ chính đáng. Thiên Chúa đã thỏa mãn ước mơ mà Ngài đã đặt vào lòng con người. Nơi Đức Giêsu, là Ngôi Lời nhập thể và là Con Thiên Chúa, chúng ta có thể thấy được Thiên Chúa bằng mắt phàm. “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (c. 9). Nhìn ngắm khuôn mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu chúng ta chẳng những không phải chết, nhưng được sống.
Theo quan niệm của người Do-thái, sứ giả là đại diện trọn vẹn cho người sai mình. Đức Giêsu đã là sứ giả cho Cha một cách tuyệt vời. Ngài là một với Thiên Chúa, Đấng sai Ngài: “Thầy ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy” (c. 11). Các lời Ngài nói, Ngài không tự mình nói. Các việc Ngài làm, Ngài không tự mình làm. “Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình” (c. 10). Nhìn những việc Đức Giêsu làm, chúng ta nhận ra đó là việc của Cha. Cha làm việc của Cha qua Con của mình là Đức Giêsu.
“Ai tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12). Chúng ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng. Đức Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang. Khi tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế, chúng ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm: trừ quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40). Và như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.
Hãy mạnh dạn nhân danh Đức Giêsu mà xin, vì biết thế nào Ngài cũng làm cho người gắn bó với Ngài. Tất cả để Cha được tôn vinh nơi Con (c. 14).

LỜI NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết con, xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa. Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa. Và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.
Thánh Âu Tinh
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 14: 7-14.
Jesus said to his disciples: "If you know me, then you will also know my Father. From now on you do know him and have seen him." Philip said to Jesus, "Master, show us the Father, and that will be enough for us." Jesus said to him, "Have I been with you for so long a time and you still do not know me, Philip? Whoever has seen me has seen the Father. How can you say, 'Show us the Father'? Do you not believe that I am in the Father and the Father is in me? The words that I speak to you I do not speak on my own. The Father who dwells in me is doing his works. Believe me that I am in the Father and the Father is in me, or else, believe because of the works themselves. Amen, amen, I say to you, whoever believes in me will do the works that I do, and will do greater ones than these, because I am going to the Father. And whatever you ask in my name, I will do, so that the Father may be glorified in the Son. If you ask anything of me in my name, I will do it."
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB.
"Whoever believes in me will do the works that I do,
and will do greater ones than these"
Our Lord said: “Blessed are the poor in spirit” (Mt 5:3), by which eternal Wisdom shows us how the workers of the gospel should avoid all flamboyance in deed and word and adopt a humble, easy, straightforward manner of acting and speaking. It's the devil who delivers us over to the tyranny of wanting to be a success and who, when he sees us drawn to comport ourselves simply and plainly, says: “What a base fellow he is! He's so dull and thoroughly unworthy of christian dignity.” What a trick of the devil! Watch out, Messieurs, turn away from these vanities... Keep our Lord's behavior before your eyes, so humble and unassuming.
He might well have given brilliance to his works and a lordly authority to his words, but he did not. “You will do the same things as I do,” he said to his disciples, “and even greater things than these.” Now, Lord, why do you want them to do even more than you when they do what you have done? Because our Lord wants to be surpassed in what is done publicly so that he might excel in what is humble and hidden. He desires the fruits of the Gospel, not the acclaim of the world. And so he has done more through his servants than by himself.

He wished Peter to convert, on one occasion three thousand, and on another occasion five thousand people (Ac 2:41; 4,4), and for all the earth to be illumined by the apostles. Whereas, although he was the light of the world (Jn 8:12), he preached only in Jerusalem and the countryside round about, and he preached there knowing he would be less successful than elsewhere... He achieved little enough, then, while his poor disciples, ignorant and common fellows, filled with his power, achieved more than he. Why? Because he wanted to be humble in this respect.
Daily Gospel.


Share:
Continue Reading →

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Thầy là đường – 27/04, Thứ Sáu Tuần 4 Phục sinh.


Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em.3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.” 5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường? “6 Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.

SUY NIỆM
Sách Công vụ Tông đồ có một lối nói đặc biệt để chỉ kitô giáo. Tôn giáo mới này được gọi Đường của Chúa (Cv 18, 25-26), hay thường xuyên hơn, được gọi là Đường (Cv 19, 9. 23; 22, 4; 24, 14. 22). Sách Công vụ cũng có lối nói đặc biệt để chỉ các kitô hữu. Họ được gọi là những người thuộc về Đường (Cv 9, 2), và họ đã chịu bách hại vì theo con đường này, theo Đạo này.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Đức Giêsu nói : “Chính Tôi là Đường” (c. 6). Phải chăng vì thế kitô giáo được sách Công vụ gọi là Đường của Chúa, và các kitô hữu đầu tiên được gọi là những người thuộc về Đường ? Đối với kitô hữu, theo đạo chính là theo một Con Đường. Con Đường ấy không phải chỉ là một số lễ nghi hay giáo lý phải giữ, cũng không phải là những minh triết khôn ngoan phải theo. Con Đường ấy hiện thân nơi một con người. Theo đạo chính là theo Con Đường mang tên Giêsu, là gắn bó sống chết với Giêsu, chia sẻ sứ mạng của Giêsu, Con Thiên Chúa làm người bằng xương bằng thịt.
Đức Giêsu không chỉ là người dẫn đường. Chính Ngài là Đường, là Đạo. Hơn thế nữa, Ngài là Con Đường duy nhất dẫn ta đến với Chúa Cha. “Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (c. 6). Phải qua Con Đường Giêsu chúng ta mới vào được thế giới của Thiên Chúa, bởi lẽ chỉ Đấng từ trời xuống mới có thể đưa chúng ta lên trời. Ngày nay người ta nói đến nhiều con đường khác để được cứu độ. Nhưng con đường nào cũng phải đi qua Con Đường Giêsu. Nơi Con Đường này chúng ta gặp được Sự Thật trọn vẹn về Thiên Chúa. Nơi đây chúng ta gặp được Sự Sống viên mãn của chính Thiên Chúa.
Khi các môn đệ xao xuyến vì đến giờ chia tay, Thầy Giêsu cho biết Ngài đi về với Cha để dọn chỗ cho họ (c. 2). Chỗ ở vĩnh viễn của họ là nơi Thầy trò được ở với nhau mãi mãi. “Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 3; x. 12, 26; 17, 24). Thiên đàng là nơi Thầy trò được ở bên nhau, không gì ngăn cách nổi. Tình Thầy trò đã bắt đầu ở đời này và sẽ kéo dài đến vĩnh cửu.
Là người theo Đạo Giêsu, chúng ta biết mình từ đâu đến và sẽ đi đâu. Chúng ta không đi loanh quanh cho đời mỏi mệt. Chúng ta biết hạnh phúc đang chờ mình ở cuối đường. Nhưng nếu chúng ta không có tình bạn thiết thân với Giêsu ở đời này thì vào thiên đàng để làm gì ?

LỜI NGUYỆN
Con đã yêu Chúa quá muộn màng! Ôi lạy Chúa là vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa luôn mới mẻ, con đã yêu Chúa quá muộn màng! Bấy giờ Chúa ở trong con mà con thì ở ngoài, con cứ chạy đi tìm Chúa ở ngoài.
Con thật hư hỏng, khi chạy theo các thụ tạo xinh đẹp. Bởi thế, bấy giờ Chúa ở với con mà con lại không ở với Chúa. Các thụ tạo xinh đẹp kia cứ giữ con ở xa Chúa, trong khi chúng hiện hữu được là nhờ Chúa.
Chúa đã gọi con, đã gọi to và phá tan sự điếc lác của con. Chúa đã soi sang và xua đi sự mù lòa của con. Chúa đã tỏa hương thơm ngát để con được thưởng thức, và giờ đây hối hả quay về với Chúa. Con đã nếm thử Chúa và giờ đây con đói khát Người. Chúa đã chạm đến con, nên giờ đây con nóng long chạy đi tìm anh bình nơi Chúa.
Thánh Âu Tinh
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 14:1-6.
Jesus said to his disciples: “Do not let your hearts be troubled. You have faith in God; have faith also in me. In my Father’s house there are many dwelling places. If there were not, would I have told you that I am going to prepare a place for you? And if I go and prepare a place for you, I will come back again and take you to myself, so that where I am you also may be. Where I am going you know the way.” Thomas said to him, “Master, we do not know where you are going; how can we know the way?” Jesus said to him, “I am the way and the truth and the life. No one comes to the Father except through me.”
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB.
Christ, the Way, the Truth and the Life, is the light of the conscience
The conscience is man’s most interior and intimate core. That is where he takes refuge with his spiritual faculties in complete solitude: alone with himself or, rather, alone with God whose voice is to be heard in the conscience. That is where he decides good or evil, that is where he chooses the path of victory or defeat. Even if he wanted to, man could not succeed in getting rid of it. With it, whether it approves or whether it condemns, he makes his way along the entire path of life, and again, with it, the truthful and incorruptible witness, he presents himself before the judgment seat of God.
Thus conscience is a sanctuary on the threshold of which everyone must halt, everyone, even fathers or mothers in the case of a child. Priests alone enter there as physicians of souls, but the conscience does not cease to be a jealously guarded sanctuary for all that, of which God Himself desires the privacy should be preserved under the seal of the most sacred of silences. In what sense can one speak of the education of conscience? Our divine Savior has brought his truth and his grace to ignorant and weak mankind: truth to show him the way that leads to his goal; grace to confer on him the strength for being able to attain it. Christ is the Way, the Truth and the Life, not just for everyone taken together but for each one individually.
Daily Gospel.



Share:
Continue Reading →

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Thật phúc cho anh em – 26/04, Thứ năm Tuần 4 Phục sinh.


LỜI CHÚA: Ga 13, 16-20 
Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi.17 Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em!18 Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ bánh lại giơ gót đạp con.19 Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu.20 Thật, Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”

SUY NIỆM
Khi giảng cho các Giám mục Anh Giáo, ông Jean Vanier có kể câu chuyện như sau xảy ra tại cộng đoàn của ông, một cộng đoàn được lập tại nước Pháp để giúp những người cơ nhỡ. Nhà ông có nhận nuôi anh Eric, 16 tuổi, vừa mù lại vừa điếc. Anh không đi được, không muốn ăn, chỉ quậy phá và muốn chết. Anh thật là mối kinh hoàng cho những ai phải chăm lo cho anh. Làm sao để anh yêu cuộc sống này ? Làm sao để anh thấy mình được yêu và đáng quý, bất chấp những khiếm khuyết của mình ? Tìm đâu thứ ngôn ngữ để một người vừa mù vừa điếc hiểu được điều ấy ? Ông Jean Vanier có nhiệm vụ tắm cho anh mỗi sáng. Và ông đã tìm ra được thứ ngôn ngữ mà anh hiểu được, cảm được, thứ ngôn ngữ của bàn tay, ngôn ngữ của thịt. “Lời đã thành thịt, để thịt của chúng ta thành lời,” ông đã nói như thế.
Khi Thầy Giêsu chạm tay của mình vào chân các môn đệ để rửa với sự trân trọng và yêu thương, chắc họ đã cảm được thứ ngôn ngữ không lời đó. Kinh nghiệm được Thầy rửa chân là kinh nghiệm chẳng thể nào quên. Thầy muốn các môn đệ tiếp tục làm điều Thầy đã làm: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13, 15). Thầy Giêsu nhắc các môn đệ về vị thế của họ, vị thế của người tôi tớ, người được sai. Vị thế này hẳn thấp hơn vị thế của Thầy là chủ, là người sai họ đi (c. 16). Bởi đó việc rửa chân cho nhau giữa các tôi tớ là một đòi buộc (c. 14).
“Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em !” (c. 17). Đức Giêsu đã biến hành vi rửa chân thành mối phúc. Con người thường tìm hạnh phúc nơi việc được phục vụ, được tôn vinh. Thầy Giêsu dạy ta tìm hạnh phúc nơi việc cúi xuống khiêm hạ. Nhiều kitô hữu đã nếm được thứ hạnh phúc này, trong đó có ông Jean Vanier, Mẹ Têrêsa, cha Đamiêng, Đức Cha Cassaigne… Họ đã tình nguyện dâng đời mình cho những người cùng khổ.
Hôm nay, Đức Giêsu vẫn ở nơi những người cần được rửa vết thương, vết thương thể chất và tinh thần. Hôm nay, Ngài vẫn ở nơi những người đang cúi xuống, âm thầm, nhẹ nhàng băng bó các vết thương của thế giới.

LỜI NGUYỆN
Lạy Thầy Giêsu, khi Thầy rửa chân cho các môn đệ chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn. Thày dạy chúng con một bài học rất ấn tượng khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến với các môn đệ trong bữa ăn, khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa chân rồi lau chân cho họ. Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và gọi tên từng người. Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh thánh.
Lạy Thầy Giêsu, thế giới chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy. Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì chức tước và những đặc quyền, đặc lợi. Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình. Ai cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải. Khi nhìn Thầy rửa chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử. Không phải là ban bố như một ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ. Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy, chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng con phục vụ.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy để lại cho chúng con một di chúc bằng hành động. Thầy đã nêu gương cho chúng con noi theo, để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc. Xin cho chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con, để nhờ đó chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 13:16-20.
When Jesus had washed the disciples' feet, he said to them: "Amen, amen, I say to you, no slave is greater than his master nor any messenger greater than the one who sent him. If you understand this, blessed are you if you do it. I am not speaking of all of you. I know those whom I have chosen. But so that the Scripture might be fulfilled, The one who ate my food has raised his heel against me. From now on I am telling you before it happens, so that when it happens you may believe that I AM. Amen, amen, I say to you, whoever receives the one I send receives me, and whoever receives me receives the one who sent me."
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB.

"No messenger is greater than the one who sent him"
The Church which “goes forth” is a community of missionary disciples who take the first step, who are involved and supportive, who bear fruit and rejoice. An evangelizing community knows that the Lord has taken the initiative, he has loved us first (1 Jn 4:19), and therefore we can move forward, boldly take the initiative, go out to others, seek those who have fallen away, stand at the crossroads and welcome the outcast (Lk 14:23). Such a community has an endless desire to show mercy, the fruit of its own experience of the power of the Father’s infinite mercy. Let us try a little harder to take the first step and to become involved.
Jesus washed the feet of his disciples. The Lord gets involved and he involves his own, as he kneels to wash their feet. He tells his disciples: “You will be blessed if you do this” (Jn 13:17). An evangelizing community gets involved by word and deed in people’s daily lives; it bridges distances, it is willing to abase itself if necessary, and it embraces human life, touching the suffering flesh of Christ in others. Evangelizers thus take on the “smell of the sheep” and the sheep are willing to hear their voice (Jn 10:3).
Daily Gospel.





Share:
Continue Reading →

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Loan báo Tin Mừng – 25/04, Thứ Tư – Thánh Marcô, tác giả sách Tin Mừng.


Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và nói: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ.” Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.

SUY NIỆM:
Hôm nay Giáo Hội mừng lễ thánh Marcô, tác giả sách Tin Mừng. Ngài thường được coi là người viết cuốn sách Tin Mừng đầu tiên. Ngài đã thu tập những tài liệu có trước, rồi sắp xếp lại thành một câu chuyện. Marcô muốn kể một câu chuyện lý thú về Đức Giêsu. Dù khả năng viết tiếng Hy lạp của ngài không thuộc loại giỏi, nhưng bù lại, ngài là một nhà kể chuyện có tài. Ngài cho chúng ta một khuôn mặt Đức Giêsu rất sống động và rất người. Đức Giêsu ấy biết giận dữ, biết xao xuyến, biết ngạc nhiên như người khác.
Marcô đã cầm bút viết tác phẩm của mình về Thầy Giêsu trong một giai đoạn đen tối của Giáo hội sơ khai. Vào năm 64, bạo chúa Nêrô đốt thành Rôma và đổ tội cho các kitô hữu. Cuộc bách hại dữ dội bắt đầu tại Rôma. Vậy mà tại nơi ấy, giữa thời điểm căng thẳng ấy, Marcô viết sách Tin Mừng dành cho những kitô hữu không phải là người Do Thái. “Khởi đầu Tin Mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,1): Marcô đã bắt đầu tác phẩm của mình như thế. Sách này thật là Tin Mừng nâng đỡ các tín hữu bị chao đảo bởi bách hại. Đức Giêsu vác thánh giá mời gọi người ta trung tín bước theo Ngài. Ngài đã chết nhưng hẹn gặp lại các môn đệ ở Galilê sau khi Ngài phục sinh.
Bài Tin Mừng hôm nay, tuy không phải do thánh Marcô soạn thảo, nhưng lại hợp với ngày lễ mừng thánh nhân. Đấng sống lại kêu gọi nhóm Mười Một đi khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng. Đó là Tin Mừng về Đức Giêsu bị đóng đinh nhưng nay được phục sinh, được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa (c. 19). Các tông đồ đã vâng lời, đi rao giảng khắp nơi. Chúa lên trời nhưng Ngài vẫn cùng làm việc với họ như xưa. Ngài giúp họ có khả năng trừ quỷ, chữa bệnh, nói những thứ tiếng mới. Ngài bảo vệ họ khỏi những hiểm nguy do rắn rít hay thuốc độc (cc.17-18).
Giáo Hội hôm nay cần nhiều Kitô hữu say mê rao giảng Tin Mừng. Trên quê hương vẫn còn nhiều nơi vắng tiếng chuông nhà thờ buổi sáng. Marcô đã kể chuyện về Giêsu bằng ngòi bút, viết trên giấy da hay giấy cói. Chúng ta có nhiều phương tiện nhanh hơn, rộng hơn, để kể chuyện về Giêsu. Làm sao để Giêsu đến gặp con người qua internet, sách báo, phim ảnh…? Làm sao để cuộc đời chúng ta trở thành một cuốn sách Tin Mừng để ai đọc cũng gặp được Giêsu?

CẦU NGUYỆN:
Lạy Cha, Cha muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý, chân lý mà Cha đã bày tỏ nơi Đức Giêsu, Con Cha.
Xin Cha nhìn đến hàng tỉ người chưa nhận biết Đức Giêsu, họ cũng là những người đã được cứu chuộc.
Xin Cha thôi thúc nơi chúng con khát vọng truyền giáo, khát vọng muốn chia sẻ niềm tin và hạnh phúc, niềm vui và bình an của mình cho tha nhân, và khát vọng muốn giới thiệu Đức Giêsu cho thế giới.
Chúng con thấy mình nhỏ bé và bất lực trước sứ mạng đi đến tận cùng trái đất để loan báo Tin Mừng. Chúng con chỉ xin đến với những người bạn gần bên, giúp họ quen biết Đức Giêsu và tin vào Ngài, qua đời sống yêu thương cụ thể của chúng con.
Chúng con cũng cầu nguyện cho tất cả những ai đang xả thân lo việc truyền giáo. Xin Cha cho những cố gắng của chúng con sinh nhiều hoa trái. Amen.
Lm.Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Mark 16:15-20.
Jesus appeared to the Eleven and said to them: "Go into the whole world and proclaim the Gospel to every creature. Whoever believes and is baptized will be saved; whoever does not believe will be condemned. These signs will accompany those who believe: in my name they will drive out demons, they will speak new languages. They will pick up serpents with their hands, and if they drink any deadly thing, it will not harm them. They will lay hands on the sick, and they will recover."
Then the Lord Jesus, after he spoke to them, was taken up into heaven and took his seat at the right hand of God. But they went forth and preached everywhere, while the Lord worked with them and confirmed the word through accompanying signs.
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB.

"Go into the whole world and proclaim the gospel to every creature"
After our Lord had been raised from the dead and the apostles had been clothed with power from on high by the coming of the Holy Spirit (Lk 24:49), they were filled with assurance concerning everything and understood perfectly. Then they, who together and individually had possession of the Gospel of God, went out to all the ends of the world (Ps 19[18]:5), proclaiming the Good News that has come to us from God and announcing peace on earth to men.
Thus Matthew made known a written form of the Gospel to the Hebrews in their own language, while Peter and Paul preached the Gospel in Rome and founded the Church there. After their death Mark, the disciple and interpreter of Peter (1Pt 5:13), himself handed on in writing Peter's preaching. While Luke, in his turn, the companion of Paul, set down in a book the Gospel preached by the latter. Finally, John, the disciple of the Lord, the same who rested on his breast, also published the Gospel during his stay at Ephesus...
Mark, who was Peter's interpreter and companion, presented the beginning of his version of the Gospel in this way: “The beginning of the Gospel of Jesus Christ, the Son of God. As it is written in the prophets: 'Behold, I am sending my messenger ahead of you; he will prepare your way'”... As can be seen, Mark makes the words of the holy prophets the beginning of his Gospel, and the one whom the prophets proclaimed as God and Lord, Mark places at the head as the Father of our Lord Jesus Christ... At the end of his Gospel, Mark says: “And the Lord Jesus, after he spoke to them, was taken up into heaven and took his seat at the right hand of God”. This confirms the prophet's words: “The Lord said to my Lord: 'Sit at my right hand till I make your enemies your footstool'” (Ps 110[109]:1).
Daily Gospel.

Share:
Continue Reading →

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Không ai cướp được chúng – 24/04, Thứ Ba tuần 4 Phục Sinh.


LỜI CHÚA: Ga 10, 22-30
22 Khi ấy, ở Giê-ru-sa-lem, người ta đang mừng lễ Cung Hiến Đền Thờ. Bấy giờ là mùa đông.23 Đức Giê-su đi đi lại lại trong Đền Thờ, tại hành lang Sa-lô-môn.24 Người Do-thái vây quanh Đức Giê-su và nói: “Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Ki-tô, thì xin nói công khai cho chúng tôi biết.”25 Đức Giê-su đáp: “Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi.26 Nhưng các ông không tin, vì các ông không thuộc về đoàn chiên của tôi.27 Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi.29 Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.30 Tôi và Chúa Cha là một.”

SUY NIỆM
Có những kitô hữu theo đạo để mong tránh sóng gió của cuộc đời. Nhưng đã có lần con thuyền chở Đức Giêsu và môn đệ gặp bão lớn, nước tràn vào khiến thuyền gần chìm, làm môn đệ hốt hoảng. Theo Chúa đâu phải để tránh bão, nhưng để vượt qua cơn bão. Theo Chúa đâu phải để khỏi bị cám dỗ, nhưng để thắng cơn cám dỗ. Cuộc sống của người kitô hữu không tránh khỏi những khó khăn mà những người không kitô hữu phải đối mặt mỗi ngày. Hơn nữa, người kitô hữu còn gặp nhiều khó khăn hơn. Có những cơn bão ập đến bất ngờ chỉ vì họ là kitô hữu.
Làm chiên trong đàn chiên của Đức Giêsu không có nghĩa là được hưởng một sự êm ả dễ chịu. Được ở trong ràn chiên của Chúa, không có nghĩa là được yên ổn, chẳng bị ai quấy phá. Đức Giêsu đã nói đến chuyện kẻ trộm, kẻ cướp, leo tường mà vào (c.10). Chúng đến để ăn trộm, giết hại và phá hủy đàn chiên (c. 10). Khi được dẫn đi ăn nơi đồng cỏ, chiên còn phải đối đầu với sói dữ. “Sói cướp lấy chiên và làm cho chiên tán loạn” (c. 12). Đức Giêsu khẳng định mình không phải là người làm thuê, nên khi sói đến, Ngài không bỏ chiên mà chạy. Chiên là điều quý giá đối với Ngài đến độ Ngài dám nói nhiều lần: “Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (cc. 11.15.17.18.). Và thực sự Ngài đã làm điều đó trên thập giá.
Rõ ràng bảo vệ đoàn chiên là chuyện mấy chẳng dễ dàng. Nếu Đức Giêsu, người mục tử nhân hậu mà bất khuất, đã phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên, thì hẳn cuộc chiến giằng co phải rất là ác liệt. Kẻ thù của chiên chẳng phải là kẻ kém cỏi tầm thường. Trong cuộc chiến để bảo vệ chiên, còn có sự hiện diện của Cha. Chiên là của Cha và Cha đã giao chiên cho Đức Giêsu (c. 29). Cha và Con cùng hợp tác để bảo vệ đoàn chiên, không để ai cướp chiên ra khỏi vòng tay che chở của mình (cc. 28-29). Cha và Con một lòng một ý trong nhiệm vụ này (c. 30). Việc bảo vệ chiên còn kéo dài mãi đến tận thế.
Chúng ta làm gì để cộng tác với Chúa trong việc bảo vệ mình khỏi sói dữ ? Hãy tin vào Giêsu và nhận ra giọng nói của Giêsu để khỏi bị lừa. Hãy theo sát sự dẫn đường của Giêsu, vị Mục tử đã chiến thắng cái chết. Và hãy tin vào Chúa Cha, Đấng mạnh mẽ hơn tất cả (c. 29).

LỜI NGUYỆN 
Lạy Chúa GiêSu, vị tử đạo tuyệt vời Chúa đưa chúng con vào thế giằng co liên tục. Chúa vừa chọn chúng on ra khỏi trần gian lại vừa sai chúng con vào trong thế gian đó Thế gian này vàng thau lẫn lộn Có khi vàng chỉ là lớp mạ bên ngoài
Xin cho chúng con giữ được bản lãnh của mình, giữ được vị mặn của muối, và sức tác động của men, để đem đến cho thế gian một linh hồn, một sức sống. Chúng con chẳng sợ mình bỏ đạo, chỉ sợ mình bỏ sống đạo vì bị quyến rũ bởi bao thú vui trần thế.
Xin cho chúng con đừng bao giờ quên rằng chúng con mang dòng máu của các vị tử đạo, những người đã đặt Chúa lên trên mạng sống.
Lạy Chúa GiêSu, nếu thế gian ghét chúng con, thì xin cho chúng con cảm thấy nềim vui của người được diễm phúc nên giống Chúa. Amen
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 10:22-30.
The feast of the Dedication was taking place in Jerusalem. It was winter. And Jesus walked about in the temple area on the Portico of Solomon. So the Jews gathered around him and said to him, "How long are you going to keep us in suspense? If you are the Messiah, tell us plainly." Jesus answered them, "I told you and you do not believe. The works I do in my Father's name testify to me. But you do not believe, because you are not among my sheep. My sheep hear my voice; I know them, and they follow me. I give them eternal life, and they shall never perish. No one can take them out of my hand. My Father, who has given them to me, is greater than all, and no one can take them out of the Father's hand. The Father and I are one."
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB.
"My sheep listen to my voice; I know them and they follow me"
O Jesus, Good Shepherd, a shepherd who is truly good, shepherd full of lovingkindness and gentleness, the cry of a poor and wretched shepherd rises up to you: a weak and clumsy shepherd, an unprofitable shepherd (cf. Lk 17:10) and yet, in spite of all, a shepherd of your flock. Yes, Good Shepherd, the cry of this shepherd who is far from being good rises up to you. He cries to you, uneasy for himself, uneasy for your flock… You know my heart, Lord, you know my wish is to spend entirely for those you have entrusted to me all you have given to your servant …, and more than anything, to spend myself for them without counting the cost (2Cor 12:15)…
Even you yourself did not disdain to spend yourself for them. Therefore teach me, Lord, even me your servant, teach me through your Holy Spirit how to expend myself for them… By your inexpressible grace grant me, Lord, to bear their weaknesses with patience, to sympathize with kindness, to help them with discretion. May your Spirit’s instruction teach me to console the afflicted, strengthen the fearful, raise up those who fall, to be weak with the weak, to share the shame of those who stumble, to make myself all things to all to gain them all (2Cor 11:29; 1Cor 9:19.22). Put true words on my lips, words that are upright and just so that they may grow in faith, hope and love, in chastity and humility, in patience and obedience, fervor of spirit and purity of heart. Since it is you who have given them this blind guide (Mt 15:14), this ignorant teacher, this incapable leader, teach him whom you have installed as their professor, guide the one you have commanded to guide others.
Daily Gospel.




Share:
Continue Reading →