LỜI
CHÚA: Ga 13, 16-20
Thật, Thầy bảo thật
anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai
đi.17 Anh em đã biết những điều đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh
em!18 Thầy không nói về tất cả anh em đâu. Chính Thầy biết những người Thầy đã
chọn, nhưng phải ứng nghiệm lời Kinh Thánh sau đây: Kẻ đã cùng con chia cơm sẻ
bánh lại giơ gót đạp con.19 Thầy nói với anh em điều đó ngay từ lúc này, trước
khi sự việc xảy ra, để khi sự việc xảy ra, anh em tin là Thầy Hằng Hữu.20 Thật,
Thầy bảo thật anh em: ai đón tiếp người Thầy sai đến là đón tiếp Thầy, và ai
đón tiếp Thầy là đón tiếp Đấng đã sai Thầy.”
SUY
NIỆM
Khi giảng cho các Giám
mục Anh Giáo, ông Jean Vanier có kể câu chuyện như sau xảy ra tại cộng đoàn của
ông, một cộng đoàn được lập tại nước Pháp để giúp những người cơ nhỡ. Nhà ông
có nhận nuôi anh Eric, 16 tuổi, vừa mù lại vừa điếc. Anh không đi được, không
muốn ăn, chỉ quậy phá và muốn chết. Anh thật là mối kinh hoàng cho những ai phải
chăm lo cho anh. Làm sao để anh yêu cuộc sống này ? Làm sao để anh thấy mình được
yêu và đáng quý, bất chấp những khiếm khuyết của mình ? Tìm đâu thứ ngôn ngữ để
một người vừa mù vừa điếc hiểu được điều ấy ? Ông Jean Vanier có nhiệm vụ tắm
cho anh mỗi sáng. Và ông đã tìm ra được thứ ngôn ngữ mà anh hiểu được, cảm được,
thứ ngôn ngữ của bàn tay, ngôn ngữ của thịt. “Lời đã thành thịt, để thịt của
chúng ta thành lời,” ông đã nói như thế.
Khi Thầy Giêsu chạm
tay của mình vào chân các môn đệ để rửa với sự trân trọng và yêu thương, chắc họ
đã cảm được thứ ngôn ngữ không lời đó. Kinh nghiệm được Thầy rửa chân là kinh
nghiệm chẳng thể nào quên. Thầy muốn các môn đệ tiếp tục làm điều Thầy đã làm: “Thầy
đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13,
15). Thầy Giêsu nhắc các môn đệ về vị thế của họ, vị thế của người tôi tớ, người
được sai. Vị thế này hẳn thấp hơn vị thế của Thầy là chủ, là người sai họ đi
(c. 16). Bởi đó việc rửa chân cho nhau giữa các tôi tớ là một đòi buộc (c. 14).
“Anh em đã biết những điều
đó, nếu anh em thực hành, thì thật phúc cho anh em !” (c. 17). Đức Giêsu đã biến
hành vi rửa chân thành mối phúc. Con người thường tìm hạnh phúc nơi việc được
phục vụ, được tôn vinh. Thầy Giêsu dạy ta tìm hạnh phúc nơi việc cúi xuống
khiêm hạ. Nhiều kitô hữu đã nếm được thứ hạnh phúc này, trong đó có ông Jean
Vanier, Mẹ Têrêsa, cha Đamiêng, Đức Cha Cassaigne… Họ đã tình nguyện dâng đời
mình cho những người cùng khổ.
Hôm nay, Đức Giêsu vẫn
ở nơi những người cần được rửa vết thương, vết thương thể chất và tinh thần. Hôm
nay, Ngài vẫn ở nơi những người đang cúi xuống, âm thầm, nhẹ nhàng băng bó các
vết thương của thế giới.
LỜI
NGUYỆN
Lạy Thầy Giêsu, khi Thầy
rửa chân cho các môn đệ chúng con hiểu rằng Thầy đã làm một cuộc cách mạng lớn.
Thày dạy chúng con một bài học rất ấn tượng khi Thầy bưng chậu nước, bất ngờ đến
với các môn đệ trong bữa ăn, khi Thầy cúi xuống, dùng bàn tay của mình để rửa
chân rồi lau chân cho họ. Chắc Thầy đã nhìn thật sâu vào mắt của từng môn đệ và
gọi tên từng người. Giây phút được rửa chân là giây phút ngỡ ngàng và linh
thánh.
Lạy Thầy Giêsu, thế giới
chúng con đang sống rất thấm bài học của Thầy. Chúng con vẫn xâu xé nhau chỉ vì
chức tước và những đặc quyền, đặc lợi. Ai cũng sợ phải xóa mình, quên mình. Ai
cũng muốn vun vén cho cái tôi bất chấp lương tri và lẽ phải. Khi nhìn Thầy rửa
chân, chúng con hiểu mình phải thay đổi cách cư xử. Không phải là ban bố như một
ân nhân, nhưng khiêm hạ như một tôi tớ. Từ khi Thầy cúi xuống rửa chân cho anh
Giuđa, kẻ sắp nộp Thầy, chúng con thấy chẳng ai là không xứng đáng cho chúng
con phục vụ.
Lạy Thầy Giêsu, Thầy để
lại cho chúng con một di chúc bằng hành động. Thầy đã nêu gương cho chúng con
noi theo, để rửa chân chẳng còn là chuyện nhục nhã, nhưng là mối phúc. Xin cho
chúng con thấy Thầy vẫn cúi xuống trên đời từng người chúng con, để nhờ đó
chúng con có thể cúi xuống trên đời những ai khổ đau bất hạnh.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint John 13:16-20.
When Jesus had washed
the disciples' feet, he said to them: "Amen, amen, I say to you, no slave is
greater than his master nor any messenger greater than the one who sent him. If
you understand this, blessed are you if you do it. I am not speaking of all of
you. I know those whom I have chosen. But so that the Scripture might be
fulfilled, The one who ate my food has raised his heel against me. From now on
I am telling you before it happens, so that when it happens you may believe
that I AM. Amen, amen, I say to you, whoever receives the one I send receives
me, and whoever receives me receives the one who sent me."
Copyright
© Confraternity of Christian Doctrine, USCCB.
"No messenger is greater than the one who sent
him"
The Church which “goes
forth” is a community of missionary disciples who take the first step, who are
involved and supportive, who bear fruit and rejoice. An evangelizing community
knows that the Lord has taken the initiative, he has loved us first (1 Jn 4:19),
and therefore we can move forward, boldly take the initiative, go out to
others, seek those who have fallen away, stand at the crossroads and welcome
the outcast (Lk 14:23). Such a community has an endless desire to show mercy,
the fruit of its own experience of the power of the Father’s infinite mercy.
Let us try a little harder to take the first step and to become involved.
Jesus washed the feet
of his disciples. The Lord gets involved and he involves his own, as he kneels
to wash their feet. He tells his disciples: “You will be blessed if you do
this” (Jn 13:17). An evangelizing community gets involved by word and deed in
people’s daily lives; it bridges distances, it is willing to abase itself if
necessary, and it embraces human life, touching the suffering flesh of Christ
in others. Evangelizers thus take on the “smell of the sheep” and the sheep are
willing to hear their voice (Jn 10:3).
Daily
Gospel.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét