Loving Father, as I begin this day,
grant me the grace to be more generous in your service and willing to be kind
to all those I meet. Through Mary’s intercession I offer this day for the
intentions of Pope Francis for this month that the language of love and
dialogue may always prevail over the language of conflict. Hail Mary…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha yêu mến, ngay khi con bắt đầu
ngày mới hôm nay, xin Cha ban ơn lành cho con để con trở nên rộng lượng và tử tế
với những người con gặp gỡ. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, con xin dâng ngày hôm
nay để cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tháng này là xin
cho ngôn ngữ của tình yêu và đối thoại luôn vượt trội ngôn ngữ của xung đột,
mâu thuẫn. Kính Mừng Maria….
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“And when he drew near and saw the
city he wept over it, saying, ‘Would that even today you knew the things that
make for peace! But now they are hid from your eyes.’” (Luke 19:41-42) We are
often deaf to the Word of God, letting it enter into our ears, but not holding
it in our hearts. We want to be understood, but we don’t want to understand
that God asks us to be instruments of love and peace. Lord, may I open myself
today to welcome and understand your Word in every moment and in every place.
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy
thành, Đức Giêsu khóc thương mà nói: Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra
những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt
ngươi không thấy được” (Lc 19,41-42) Chúng ta thường xuyên thờ ơ với Lời Chúa,
chỉ để ngang tai mà không đọng lại trong tim. Chúng ta muốn được thấu hiểu,
nhưng lại không muốn hiểu những điều Thiên Chúa ao ước nơi chúng ta, là trở nên
khí cụ của tình yêu và hòa bình. Lạy Chúa, hôm nay xin cho con biết mở rộng
lòng mình để chào đón và thấu hiểu Lời Chúa trong mọi lúc mọi nơi.
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
As this day comes to an end, I
pause for a few moments to consider what has passed. Where was my heart today?
Did I allow God to penetrate each and every activity? Forgive me, Lord, if I
put up obstacles to your grace. Help me tomorrow to open my heart to you and
allow your grace to flow through me. Our Father,
Who art in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Khi kết thúc ngày hôm nay, con dừng
lại khoảnh khắc này để xem xét lại những gì đã trải qua. Trái tim con đã đặt ở
đâu hôm nay? Con đã để Chúa hiện diện trong mọi hoạt động hay chưa? Lạy Chúa,
xin tha thứ cho con nếu như con đã từ chối ân sủng của Chúa. Ngày mai, xin giúp
con biết mở rộng lòng mình và để ân sủng của Chúa thắm đượm trong con. Lạy Cha chúng con ở trên trời….
Khi đến gần
Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, Đức Giê-su khóc thương42 mà nói: “Phải chi
ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện
giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được.43 Thật vậy, sẽ tới những
ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề.44 Chúng sẽ
đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn
đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.”
SUY
NIỆM:
Người ta có thể khóc
vì nhiều lý do. Khóc vì buồn thương, khóc vì tình yêu của mình bị từ chối. Khóc
vì tiếc nuối một điều tốt đẹp bị hủy hoại. Một người đàn ông khóc là chuyện
không thường xảy ra. Chính vì thế chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Đức Giêsu khóc. Con
Thiên Chúa nhập thể biết đến nỗi đau của phận người. Giọt nước mắt của Ngài cho
thấy Ngài thật sự có một trái tim.
Đức Giêsu khóc khi đến
gần và trông thấy thành phố Giêrusalem. Trong thành Giêrusalem có ngôi Đền thờ
lộng lẫy (Lc 21, 5). Đền thờ ấy là Đền thờ thứ hai được xây sau khi dân lưu đày
trở về. Còn Đền thờ thứ nhất do Salômôn xây, đã bị quân Babylon phá hủy. Vua
Hêrôđê Cả đã trùng tu và nới rộng Đền thờ thứ hai này. Công việc sửa sang kéo
dài từ năm 20 trước công nguyên, đến năm 64 sau công nguyên mới hoàn tất. Vào
thời gian này, người Do Thái nổi dậy chống lại quân Rôma. Vào lễ Vượt qua năm
70, thành phố bị vây hãm (c. 43). Đền thờ bị thiêu hủy sau tám mươi tư năm tu sửa.
Đây là một bi kịch lớn mà Đức Giêsu đã linh cảm với nỗi đớn đau.
Bài Tin Mừng hôm nay nằm
ngay sau biến cố Đức Giêsu lên Giêrusalem lần cuối (Lc 19, 28). Ngài biết đây
là lần cuối, nên giữa bầu khí tung hô của dân chúng, Đức Giêsu lại rơi vào nỗi
đau buồn, xót xa. Ngài sẽ là vị ngôn sứ phải chết ở trong thành này (Lc 13,
33). Như mọi người Do Thái khác, Đức Giêsu quý thành phố và Đền thờ. Thành phố
Giêrusalem là thủ đô của đất nước. Đền thờ là nơi mỗi năm Ngài lên đó dự các lễ
lớn đôi ba lần. Đây là nhà Cha của Ngài, là nhà cầu nguyện (Lc 2, 49; 19, 46). Nhưng
mọi điều tốt đẹp Ngài đang thấy, có ngày sẽ đổ vỡ tan hoang. “Không để hòn đá
nào trên hòn đá nào” (c. 44).
Thiên Chúa là Đấng đã
đi thăm Dân Ítraen (Lc 1, 68; 7, 16; 19, 44). Ngài thăm Dân Ngài qua Người Con
là Đức Giêsu (Lc 1, 78). Ngài đến thăm để đem ơn cứu độ, đem lại bình an (c.
42). Hôm nay Thiên Chúa vẫn tiếp tục đi thăm nhân loại. Ngài vẫn sai Con của
Ngài đến với chúng ta để ban ơn bình an. Nhưng con người hôm nay có thể khép
lòng, và để lỡ cơ hội quý báu. “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu
đón nhận” (Ga 1, 11). Làm sao mỗi Kitô hữu nhận ra thời điểm Ngài đến thăm
mình? (c. 44). Thế giới Tây phương hôm nay đang có khuynh hướng loại trừ Thiên
Chúa. Họ nhân danh tự do tôn giáo để loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội.
Nhưng không có Trời thì ai ở được với ai. Nhân loại bị kéo vào những cuộc chiến
tranh, thù hận không lối thoát. Hãy để Thiên Chúa đi vào đời bạn và chi phối những
chọn lựa của bạn. Chỉ trong Thiên Chúa mọi sự mới có nền tảng vững bền. Nếu
không, như Giêrusalem, chúng ta chỉ còn là những bức tường than khóc.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu là Con
Thiên Chúa, Chúa đã muốn trở nên con của loài người, con của trái đất, con của
một dân tộc. Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa dù họ từ khước Tin Mừng và đóng
đinh Chúa vào thập giá.
Xin cho chúng con biết
yêu mến quê hương, một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu sau những năm dài chiến
tranh, một quê hương đang mở ra trước thế giới nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc
dân tộc và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
Xin cho chúng con đừng
nhắm mắt ngủ yên trong sự an toàn và tiện nghi vật chất, nhưng biết trăn trở
trước nỗi khổ đau, và làm một điều gì đó thật cụ thể cho những đồng bào quanh
chúng con.
Ước gì chúng con biết
phục vụ đất nước bằng khối óc, quả tim và đôi tay. Và ước gì chúng con biết
khiêm tốn cộng tác với muôn người thiện chí.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 19, 41-44.
As Jesus drew near
Jerusalem, he saw the city and wept over it, saying, "If this day you only
knew what makes for peace--but now it is hidden from your eyes. For the days
are coming upon you when your enemies will raise a palisade against you; they
will encircle you and hem you in on all sides. They will smash you to the
ground and your children within you, and they will not leave one stone upon
another within you because you did not recognize the time of your
visitation."
Today, the image
presented by the Gospel is that of Jesus «who wept over» (Lk 19:41) for the
fate of the chosen city that did not recognize the time and visitation of its
Savior. Knowing, as we do, the latest news about this city, it would be easy to
apply this lamentation to the city which —is both— holy and a source of
separation.
However, looking at it
further beyond, we may identify that Jerusalem with the new chosen people,
which is the Church, and —additionally— with the world where this Church must
carry out its mission. If we proceed like that, we shall find a community that,
having achieved the highest summits in the field of technology and science,
groans and weeps over the fact it lives surrounded by the selfishness of its
members, because it has erected around it a wall of violence and moral
disorder, and because it hurls its sons all over, dragging them with the chains
of a dehumanizing individualism. In short, what we shall find is people that
did not know how to recognize the God visiting them (cf. Lk 19:44).
However, we Christians
cannot just be stuck with our mourning, nor can we be misfortune foretellers,
but rather, men of hope. We know the end of the story, we know Christ has
tumbled down the walls and broken the chains: the tears He is shedding in this
Gospel anticipate the blood, which He has saved us with.
In fact, Jesus is
present in his Church, especially through those who are more needy. We must
assume his presence to understand Christ's tenderness towards us. St. Ambrose
tells us that His love is so transcendental, that He has made himself small and
humble so that we can be great; He has accepted to be diapered like a new born
baby, so that we can be liberated of the chains of sin; He has accepted to be
nailed to the Cross so that we can appear amongst the stars of Heaven... This
is why, we must thank God and discover amid us He who visits and redeems us.
Heavenly Father, I thank you for
another day. Today, help me to take some time to enter a church, or another
quiet place, and put myself before you and thus rejoice even more because I am
in your presence. I offer you my day for the intentions of Pope Francis for
this month that the language of love and dialogue may always prevail over the
language of conflict. Our Father, Who art
in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha trên trời, con xin cảm tạ
Cha vì ngày mới lại đến. Hôm nay, xin cho con biết dành thời gian đến nhà thờ,
hoặc một nơi yên tĩnh nào đó, đặt mình trước Cha mà hạnh phúc hơn gấp bội, vì
con đang ở trong sự hiện diện của Cha. Con xin dâng ngày hôm nay của con cho ý
chỉ cầu nguyện của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong tháng này, là xin cho ngôn ngữ
của tình yêu và đối thoại luôn vượt trội ngôn ngữ của xung đột, mâu thuẫn. Lạy Cha chúng con ở trên trời…
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“And when Jesus came to the place,
he looked up and said to him, ‘Zacchae’us, make haste and come down; for I must
stay at your house today.’” (Luke 19:5) While we don’t see Jesus physically,
that’s what he wants: to stay with us, to visit our home and to dwell in our
hearts. May these words of Jesus to Zacchaeus resonate in our hearts and remind
us that Jesus wants to be in our lives.
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người
nhìn lên và nói với ông: Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại
nhà ông!” (Lc 19,5) Những khi chúng ta không nhìn thấy Chúa Giêsu bằng xương bằng
thịt, đây chính là những gì Chúa muốn nơi chúng ta: Người muốn ở với chúng ta,
đến thăm ngôi nhà của chúng ta và trú ngụ trong cõi lòng của chúng ta. Có lẽ những
lời mà Chúa Giêsu đã nói với ông Da-kêu sẽ tác động đến trái tim chúng ta và nhắc
nhở chúng ta rằng Chúa Giêsu luôn muốn ở cùng trong cuộc sống của chúng ta.
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
As this day ends, I calm my heart
and my thoughts. How do I feel? How did I start the day? Have there been
changes in my mood throughout the day? I recognize the events that brought
about these changes. Come, Lord, help me to see what you want me to see and
recognize your plan in my daily life. Our
Father, Who art in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Khi ngày hôm nay kết thúc, con tĩnh
lặng nơi cõi lòng và suy nghĩ của con. Con cảm nhận như thế nào? Con đã bắt đầu
ngày hôm nay như thế nào? Đã có những thay đổi trong tâm trạng của con suốt
ngày hôm nay không? Con nhận ra rằng những biến cố đã mang đến những sự thay đổi
đó. Lạy Chúa, xin hãy đến và giúp đỡ con, để con nhìn thấy những điều Chúa muốn
con nhìn thấy và từ đó con nhận ra kế hoạch của Chúa trong cuộc đời con. Lạy Cha chúng con ở trên trời…
Sau khi vào
Giê-ri-khô, Đức Giê-su đi ngang qua thành phố ấy.2 Ở đó có một người tên là
Da-kêu; ông đứng đầu những người thu thuế, và là người giàu có.3 Ông ta tìm
cách để xem cho biết Đức Giê-su là ai, nhưng không được, vì dân chúng thì đông,
mà ông ta lại lùn.4 Ông liền chạy tới phía trước, leo lên một cây sung để xem Đức
Giê-su, vì Người sắp đi qua đó.5 Khi Đức Giê-su tới chỗ ấy, thì Người nhìn lên
và nói với ông: “Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà
ông! “6 Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người.7 Thấy vậy, mọi người
xầm xì với nhau: “Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ! “8 Ông Da-kêu đứng
đó thưa với Chúa rằng: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người
nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn.”9 Đức
Giê-su mới nói về ông ta rằng: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người
này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham.10 Vì Con Người đến để tìm và cứu những
gì đã mất.”
SUY
NIỆM:
Ở thành phố Giêricô
không chỉ có anh mù Báctimê ngồi ăn xin, mà còn có ông Dakêu, đứng đầu các người
thu thuế. Ông là người giàu có, nhưng thật ra ông là người nghèo, vì ông bị mọi
người khinh rẻ bởi cái nghề thu thuế của ông. Dakêu đi chung với đám đông, theo
sau Đức Giêsu. Ông có một khao khát mãnh liệt là được thấy mặt Ngài, vì chắc
ông đã nghe nhiều người nói về vị ngôn sứ khác thường ấy. Giêsu không khinh giới
thu thuế, trái lại còn kết bè kết bạn với họ. Giêsu là ai? Đó là người ông tìm
cách gặp mặt (c. 3).
Có hai cản trở khiến
cho cuộc gặp gỡ trở nên khó khăn. Đám đông vây quanh Đức Giêsu khiến ông không
thấy Ngài. Hơn thế nữa, thân hình ông lại thấp bé. Nhưng Dakêu không dễ nản
lòng. Ông chạy đón đàng trước và leo lên một cây sung để thấy Đức Giêsu, vì ông
biết thế nào Ngài cũng đi qua đó. Như thế ông đã vượt qua được đám đông và sự thấp
bé của mình. Để vượt qua thì phải chạy chứ không đi từ từ, và phải vất vả leo
lên cao, vượt lên trên cái tôi nhỏ bé. Dakêu khao khát đến mức nào mới dám nghĩ
và dám làm như vậy.
Điều mà Dakêu không ngờ
là Đức Giêsu đã dừng lại nơi cây sung, và ngước mắt nhìn lên ông đang nằm bò
trên cây như một đứa trẻ. Ánh mắt của Ngài kéo theo hàng trăm cái nhìn khác của
đám đông. Dakêu chắc xấu hổ luống cuống, còn Đức Giêsu thì hạnh phúc tràn trề.
Dường như Ngài quên đám đông, để chỉ nghĩ đến con chiên lạc này. “Dakêu, xuống
nhanh đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông” (c. 5). Đây là một lời hối thúc dịu
dàng và một đề nghị bất ngờ. Dakêu ngỡ ngàng kinh ngạc trước ánh mắt ấy, lời
nói ấy. Ông đã nhanh chóng leo xuống và dẫn Đức Giêsu về nhà mình. Đường từ gốc
sung về nhà ông bao xa, ta không biết, nhưng chắc chắn đó là đoạn đường đầy niềm
vui. Dakêu bỗng thấy mình mất đi mặc cảm tự ti, lấy lại được danh dự, vì Đức
Giêsu sắp đến nhà ông, căn nhà ít ai muốn đến (c. 7). Ông chỉ muốn thấy mặt
Ngài, còn Ngài lại muốn vén mở lòng mình. Cách cư xử của Ngài đối với một người
tội lỗi như ông đã làm lòng ông tan chảy và mời gọi ông đổi đời. Những thứ ông
từng say mê, bây giờ chẳng có gì hấp dẫn. “Tôi xin cho người nghèo nửa tài sản
của tôi…” (c. 8). Dakêu đã hoán cải một cách bất ngờ, tự nguyện, sâu xa và cụ
thể.
Cuộc đổi đời của Dakêu
là kết quả của việc hai người đi tìm nhau. Không phải chỉ Dakêu mới là người đi
tìm. “Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (c. 10). Dakêu dạy cho chúng
ta biết cách tìm kiếm Chúa trong đời. Phải ước ao cho mãnh liệt, rồi ta sẽ được
soi sáng để tìm ra con đường, ngay cả khi ở trong tình huống tưởng như tuyệt vọng.
“Hôm nay ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (c. 9). Dakêu đã quảng đại và vui sướng
mở lòng để đón lấy ơn cứu độ đó.
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, sám hối
không phải là điều dễ dàng, bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn để nhận mình lầm
lỗi.
Chúng con ngỡ ngàng khi
thấy Chúa là Đấng vô tội mà lại đứng chung với các tội nhân, chờ Gioan ban phép
Rửa.
Chúa đã muốn nên bạn đồng
hành với phận người mỏng dòn yếu đuối chúng con.
Xin cho chúng con biết
thường xuyên điều chỉnh lối nghĩ và lối sống của mình, tỉnh táo để khỏi rơi vào
ảo tưởng, thành thật để khỏi tự dối mình.
Ước gì Chúa ban cho
chúng con ơn hoán cải, dám đi đến những hành động cụ thể, và chấp nhận những cắt
tỉa đớn đau. Nhưng xin đừng quên ban cho chúng con niềm vui của Dakêu, hạnh
phúc vì được tự do và được yêu mến.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.j.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 19, 1-10.
At that time, Jesus
came to Jericho and intended to pass through the town. Now a man there named
Zacchaeus, who was a chief tax collector and also a wealthy man, was seeking to
see who Jesus was; but he could not see him because of the crowd, for he was
short in stature. So he ran ahead and climbed a sycamore tree in order to see
Jesus, who was about to pass that way. When he reached the place, Jesus looked
up and said to him, "Zacchaeus, come down quickly, for today I must stay
at your house." And he came down quickly and received him with joy. When
they all saw this, they began to grumble, saying, "He has gone to stay at
the house of a sinner." But Zacchaeus stood there and said to the Lord,
"Behold, half of my possessions, Lord, I shall give to the poor, and if I
have extorted anything from anyone I shall repay it four times over." And
Jesus said to him, "Today salvation has come to this house because this
man too is a descendant of Abraham. For the Son of Man has come to seek and to
save what was lost."
«The Son of Man has come to seek and to save the lost»
Fr. Enric RIBAS i Baciana
(Barcelona, Spain)
Today, I'll be
Zaccheus. This personage was a wealthy man and the chief of the Publicans; I
have more than I need and, perhaps too often, I behave like a Publican and
forget about Jesus Christ. Amidst the crowd, Jesus seeks Zaccheus; today,
amidst our world, He is precisely looking for me: «Come down quickly for I must
stay at your house today» (Lk 19:5).
Zaccheus wants to see
Jesus; if he does not run ahead and climbs up the sycamore tree, he will not be
able to see him. I would also like to see God's deeds as much as possible!, but
I'm not too sure I am willing to behave like a fool as Zaccheus did. To allow
for Jesus' reaction, the disposition of the chief among the Jericho Publicans
is required; and, if he does not hurry up, he may eventually lose the opportunity
to be touched by Jesus and be therefore saved. Maybe I have had too many
occasions to meet Jesus and maybe it is about time to be courageous, to leave
home to meet him and invite him to enter me, so that He can also say about me:
«Salvation has come to this house today, for he is also a true son of Abraham.
The Son of Man has come to seek and to save the lost» (Lk 19:9-10).
Zaccheus receives
Jesus into his home, his life and his heart, even though he probably does not
feel worthy of a visit like that. His conversion is total: he begins by giving
up any ambition for riches, followed with the intention to share his goods and
he ends up with the strong decision to impart justice, while remedying his
sins. Maybe, since a long time ago, Jesus has been asking me something similar,
but I did not want to hear him and turned my deaf ears; I must still be
converted.
St. Maximus said:
«There is nothing God loves more and pleases him best as a man converting with
true regret». Let him help me to make it come true today.
Loving Father, I am grateful for
another day and aware that you, Father, are with me. I am also grateful for
Click To Pray, praying together with thousands of people in the Pope’s
Worldwide Prayer Network. Through the intercession of Mary, I offer every
moment of this day with all the generosity of my heart, for the Pope and his intentions.
Hail Mary…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha rất thương yêu, con biết ơn
Cha vì một ngày mới và ý thức rằng Cha luôn ở bên con. Con cũng thật biết ơn
Cha vì ứng dụng Click To Pray, cùng cầu nguyện với hàng ngàn người qua Mạng Lưới
Cầu Nguyện Toàn Cầu Của Đức Giáo Hoàng. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, con
xin dâng mọi giây mọi phút ngày sống hôm nay với tất cả lòng quảng đại chân
thành để cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng và ý chỉ cầu nguyện của ngài trong tháng
này. Kính mừng Maria…
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“[The blind man then shouted],
‘Jesus, Son of David, have mercy on me!’” (Luke 18:38) How often do I stand
before the Lord and ask for his compassion? The Lord loves us, knows us and
rejoices when we turn to him as children who seek the consolation and help of
the Father. Let us be courageous like this blind man who does not hesitate to
ask for the help of Jesus. As the man understood, Jesus will heed our prayer
and do whatever’s best for us.
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Anh [mù] liền kêu lên rằng : “Lạy
ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!” (Lc 18,38) Bao lâu một lần
bạn chạy đến trước mặt Chúa và xin Người thương xót? Thiên Chúa yêu thương chúng
ta, Ngài biết rõ chúng ta, và Ngài vui mừng khi chúng ta chạy đến với Ngài như
đứa con kiếm tìm sự an ủi và giúp đỡ nơi cha mình. Chúng ta hãy can đảm giống
anh mù trong Tin Mừng hôm nay: anh đã chẳng ngần ngại cầu xin Chúa Giêsu cứu
giúp anh. Vì anh mù hiểu rằng, Chúa Giêsu sẽ lắng nghe và đáp lời cầu nguyện của
anh. Chúng ta cũng được như vậy, Chúa Giêsu sẽ thực hiện tất cả những gì là tốt
nhất cho chúng ta.
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
At the end of this day I consider
what transpired. What encounters brought me joy? Were there times when I was
uncharitable towards others? Do I need to ask someone for forgiveness? Lord,
grant that I may walk in your way tomorrow and seek to be an agent of mercy and
compassion. Our Father, Who art in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Vào lúc cuối ngày, con xét lại những
gì đã xảy ra trong suốt ngày sống hôm nay. Những cuộc gặp gỡ nào đem lại niềm
vui cho con? Có lần nào con thiếu bác ái với tha nhân không? Con có cần xin ai
tha thứ cho mình không? Lạy Chúa, xin ban ơn để ngày mai con được bước đi trong
đường lối Người, và biết tìm kiếm để trở nên tác nhân của lòng thương xót và cảm
thông trắc ẩn. Lạy Cha chúng con ở trên
trời…
Khi Đức Giê-su gần
đến Giê-ri-khô, có một người mù đang ngồi ăn xin ở vệ đường.36 Nghe thấy đám
đông đi qua, anh ta hỏi xem có chuyện gì.37 Họ báo cho anh biết là Đức Giê-su
Na-da-rét đang đi qua đó.38 Anh liền kêu lên rằng: “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít,
xin dủ lòng thương tôi! “39 Những người đi đầu quát nạt, bảo anh ta im đi;
nhưng anh càng kêu lớn tiếng: “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi! “40
Đức Giê-su dừng lại, truyền dẫn anh ta đến. Khi anh đã đến gần, Người hỏi:41
“Anh muốn tôi làm gì cho anh? ” Anh ta đáp: “Lạy Ngài, xin cho tôi nhìn thấy được.”42
Đức Giê-su nói: “Anh nhìn thấy đi! Lòng tin của anh đã cứu chữa anh.”43 Lập tức,
anh ta nhìn thấy được và theo Người, vừa đi vừa tôn vinh Thiên Chúa. Thấy vậy,
toàn dân cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa.
SUY
NIỆM:
Trong những năm hành đạo,
Đức Giêsu đã chữa một số người mù. Vào những ngày cuối đời, khi trên đường lên
Giêrusalem lần cuối, Ngài đã chữa cho anh mù ở Giêricô. Giêricô được coi là
thành phố cổ xưa nhất, không xa Giêrusalem, nằm ở hạ lưu sông Giođan, thấp hơn
mực nước biển 300 mét. Anh mù ở Giêricô kiếm sống bằng cách ngồi bên vệ đường
ăn xin. Anh vừa bị tách biệt với người khác, vừa bị lệ thuộc vào người khác.
Mất khả năng nhìn,
nhưng anh vẫn còn khả năng nghe và nói. Để gặp được Đức Giêsu, anh đã tận dụng
mọi khả năng còn lại. Anh nghe tiếng đám đông đi qua, tiếng chân người rộn ràng
(c. 36). Anh tò mò hỏi xem chuyện gì vậy. Khi biết là Đức Giêsu Nadarét đang đi
ngang qua, anh thấy ngay điều mình chờ đợi từ lâu, nay đã đến. Vị ngôn sứ nổi
tiếng này anh nghe đồn đã làm bao phép lạ lẫy lừng. Ngay cả người mù bẩm sinh
cũng được Ngài làm cho sáng mắt. Cơ hội ngàn năm một thuở đã đến rồi. Anh tự nhủ
mình không thể nào để vuột mất. Nhưng làm thế nào để Đức Giêsu lưu tâm đến anh?
Làm thế nào để cho Ngài dừng lại?
Vũ khí mạnh nhất và gần
như duy nhất của anh, là tiếng kêu. Chỉ tiếng kêu của anh mới lôi kéo được sự
chú ý của Ngài, và báo hiệu cho Ngài về sự hiện diện của anh. Anh kêu thật to
tên Ngài dù không biết Ngài ở đâu. “Lạy ông Giêsu, Con vua Đavít, xin dủ lòng
thương tôi” (c. 38). Hãy nghe tiếng kêu của anh giữa tiếng đám đông ồn ào cười
nói. Anh kêu tiếng kêu của trái tim, đầy tin tưởng, hy vọng, tha thiết. Nhưng tiếng
kêu ấy lại bị bắt phải im đi, có thể vì sợ gây phiền hà. Anh mù chẳng những đã
không vâng lời, lại còn kêu to hơn nữa. Rồi tiếng kêu của anh cũng đến tai Đức
Giêsu, khiến Ngài dừng chân. Đức Giêsu muốn gặp người đã gọi tên mình để xin
thương xót (c. 40). Cuộc hạnh ngộ bắt đầu bằng câu hỏi anh mong từ lâu: “Anh muốn
tôi làm gì cho anh?” (c. 41). Câu trả lời quá hiển nhiên: “Lạy Ngài, xin cho
tôi được thấy.” Khi được sáng mắt, anh không phải ngồi bên vệ đường như trước
đây. Anh đã nhập vào đám đông những người theo Chúa và đi trên đường.
Nếu hôm nay Chúa hỏi
tôi: “Anh chị muốn tôi làm gì cho anh chị?”, tôi sẽ trả lời Ngài ra sao? tôi sẽ
xin Ngài điều gì? Ơn biết mình mù và muốn thấy rõ chính mình, là một ơn lớn. Có
người mù, không biết mình mù, nên vẫn thản nhiên ở lại trong cảnh mù. Người ấy
có thể vô tội, nhưng có nguy cơ gây hại cho tha nhân (Mt 15, 14). Lại có người
cố ý không muốn thấy, cố ý mù để khỏi phải thay đổi. Họ không thấy được cái xà
trong mắt mình (Mt 7, 3). Xin Chúa giúp chúng ta xóa những nguyên nhân gây mù, đó
là dục vọng của đôi mắt (1 Ga 2, 16), là thành kiến về người khác. Xin Chúa
giúp chúng ta nhờ đối thoại mà ra khỏi tình trạng mù xem voi, và được Thánh Thần
đưa vào sự thật trọn vẹn (Ga16, 13). Ước
gì chúng ta khiêm tốn đến với Chúa Giêsu mà “mua thuốc xức mắt để thấy được”
(Kh 3, 18).
CẦU
NGUYỆN:
Như người mù ngồi bên
vệ đường xin Chúa dủ lòng thương cho con được thấy.
Xin cho con được thấy
bản thân với những yếu đuối và khuyết điểm, những giả hình và che đậy.
Cho con được thấy Chúa
hiện diện bên con cả những khi con không cảm nghiệm được.
Xin cho con thực sự muốn
thấy, thực sự muốn để cho ánh sáng Chúa chiếu giãi vào bóng tối của con.
Như người mù ngồi bên
vệ đường xin Chúa dủ lòng thương cho con được thấy.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 18, 35-43.
As Jesus approached
Jericho a blind man was sitting by the roadside begging, and hearing a crowd
going by, he inquired what was happening. They told him, "Jesus of
Nazareth is passing by." He shouted, "Jesus, Son of David, have pity
on me!" The people walking in front rebuked him, telling him to be silent,
but he kept calling out all the more, "Son of David, have pity on
me!" Then Jesus stopped and ordered that he be brought to him; and when he
came near, Jesus asked him, What do you want me to do for you? He replied,
"Lord, please let me see." Jesus told him, "Have sight; your
faith has saved you." He immediately received his sight and followed him,
giving glory to God. When they saw this, all the people gave praise to God.
Fr. Antoni CAROL i Hostench
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
Today, the blind
beggar Bartimaeus (cf. Mk 10:46) gives us a complete lesson about faith,
expressed with total simplicity in front of Christ. It would be good for us to
repeat, every now and then, Bartimaeus' prayer: «Jesus, Son of David, have
mercy on me!» (Lk 18:37). It is so profitable for our soul to feel destitute!
Because we certainly are so though, unfortunately, very seldom are we willing
to admit it. And..., consequently, we make fools of ourselves. It is for that
reason St. Paul reproaches us, when he says: «For who makes you different? And
what do you have that you didn't receive? But if you did receive it, why do you
boast as if you had not received it?» (1Cor 4:7).
Bartimaeus is not
ashamed of feeling like that. Quite often, our society, the culture of the
“politically correct”, will try to shut us up: with Bartimaeus they were not
able to. He did not shrink back. Despite «people (…) scolded him, ‘Be quiet!’,
he cried out all the more, ‘Jesus, Son of David, have mercy on me!’» (Lk
18:39). What a wonderful thing! We feel like saying: —Thank you, Bartimaeus,
for this example.
And it does pay to do
like him, because Jesus does listen. He always listens!, no matter how much
noise some may make around us. Bartimaeus' simple but complete trust —uncomplicated—
disarmed Jesus and got to his heart: «and ordered the blind man to be brought
to him, [and] (...) He asked him, ‘What do you want me to do for you?’» (Lk
18:40-41). Before so much faith, Jesus does not waste his time! And... neither
does Bartimaeus: «Lord, that I may see!» (Lk 18:41). And, no sooner said than
done: «Receive your sight, your faith has saved you» (Lk 18:42). Because, if
«our faith is solid as a rock, it will also defend our home» (St. Ambrose),
that is, it will overcome everything.
He is everything, He
gives us everything. What else can we, then, do in his presence but give him a
reply of faith? And this “reply of faith” is equivalent to “let him find us”,
this God that —because of his affection for the Father— is looking for us from
the very beginning. God does not impose himself against our power of choice,
but often enough He comes by close enough: let us, then, learn Bartimaeus'
lesson and... let us not miss him!
Heavenly Father, I thank you for
the gift of faith that sustains me during afflictions and tribulations. Have
mercy on us and grant us the grace to persevere in the midst of any trial. I
offer this day for the intentions of the Pope for this month that the language
of love and dialogue may always prevail over the language of conflict. Our Father, Who art in heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI SÁNG
Lạy Cha trên trời, con xin tạ ơn
Cha vì hồng ân đức tin giúp con đứng vững trong cơn hoạn nạn và nguy nan khốn
khó. Xin thương xót và ban ơn xuống trên chúng con, để chúng con được trung
kiên trong bất kì cơn thử thách nào. Xin dâng lên Cha ngày sống của con hôm nay
để cầu nguyện theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng trong tháng này, là xin cho ngôn ngữ
của tình yêu và đối thoại luôn vượt trội ngôn ngữ của xung đột và mâu thuẫn. Lạy Cha chúng con ở trên trời…
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE AFTERNOON
“And the Lord said, ‘Hear what the
unrighteous judge says. And will not God vindicate his elect, who cry to him
day and night? Will he delay long over them?'” (Luke 18:6-7) God is righteous
and will soon do justice to his people. Let us trust in his time and remember
that his mercy is infinite. There are trials to be expected and tests in
patience and humiliation, but the Lord who knows everything and sees everything
will not abandon us. The affliction will pass away and the weeping will cease,
for the Lord to whom we have entrusted our lives has prepared for us victory.
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI CHIỀU
“Rồi Chúa nói :”Anh em nghe quan
toà bất chính ấy nói đó! Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ
Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ
chờ đợi mãi?” (Lc 18,6-7) Thiên Chúa là Đấng chính trực và Người sẽ sớm xét xử
dân Người. Chúng ta hãy tin tưởng vào ngày giờ của Chúa và nhớ rằng: lòng
thương xót của Chúa là vô cùng vô tận. Sẽ có những đau khổ và thử thách lòng
kiên trì nhẫn nại cùng chịu đựng tủi nhục, nhưng Thiên Chúa, Đấng thấu suốt mọi
sự sẽ chẳng bỏ rơi chúng ta. Đau khổ sẽ qua đi, và than khóc sẽ chẳng còn, vì
Thiên Chúa, Đấng chúng ta phó dâng đời mình đã dành sẵn chiến thắng cho chúng
ta.
— ∞+∞ —
WITH JESUS
IN THE NIGHT
At the end of this day I examine
what transpired. What opportunities did God offer me during my work or while
with family? How did I respond? Was I faithful to God? Come, Lord, heal my
heart and help me to better respond to the opportunities you give me to be a
light to others. Our Father, Who art in
heaven…
CÙNG CHÚA
GIÊSU BUỔI TỐI
Vào lúc cuối ngày, con hồi tâm nhìn
lại những gì đã diễn ra trong một ngày qua. Chúa đã ban cho con những cơ hội
nào ở nơi con làm việc, hay khi con đang ở giữa gia đình mình? Con đã đáp lại
những cơ hội ấy ra sao? Con có trung thành với Chúa không? Lạy Chúa, xin đến chữa
lành trái tim con, giúp con đáp trả cách tốt hơn trước những cơ hội được trở
nên ánh sáng cho tha nhân mà Chúa ban cho con. Lạy Cha chúng con ở trên trời…
Đức Giê-su kể cho
các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản
chí.2 Người nói: “Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ
Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà
này đã nhiều lần đến thưa với ông: “Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét
cho.4 Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ bụng:
“Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ
goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức
đầu nhức óc.”6 Rồi Chúa nói: “Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7 Vậy chẳng
lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng
kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? 8Thầy nói cho anh em biết,
Người sẽ mau chóng minh xét cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn
thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng? “
SUY
NIỆM:
Một trong những lý do
khiến người ta bỏ cầu nguyện, đó là sự thinh lặng của Thiên Chúa. Con người bị
áp bức, khổ đau, nên kêu gào lên Chúa, nhưng tiếng kêu thảm thiết của họ dường
như chẳng được nghe. Thiên Chúa có hiện hữu không? Nếu Ngài có mặt, sao Ngài
không cứu giúp ta ra khỏi nỗi quẫn bách? Đã có bao lời cầu nguyện từ sáu triệu
người Do thái trước khi họ bị quân Đức quốc xã giết hại dã man. Họ kêu lên cùng
Chúa là Đấng đã giải thoát tổ tiên họ khỏi cảnh nô lệ. Nhưng tại sao bây giờ
Ngài lại lặng yên, để sự dữ lộng hành?
“Phải cầu nguyện luôn luôn và không được nản
chí” (c. 1). Không nên thấy Thiên Chúa lặng thinh mà vội bỏ cuộc. Đức Giêsu đã
kể dụ ngôn về sự kiên trì của một bà góa. Bà chẳng còn chỗ dựa tinh thần và vật
chất nơi người chồng. Thiếu sự chở che của chồng, bà dễ bị người khác đối xử bất
công. Chính vì thế bà đã nhiều lần đến vị quan tòa để đòi hỏi công lý. Tiếc thay
vị quan tòa lại không phải là người tốt. “Ông chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng
chẳng coi ai ra gì” (c. 2). Thế nên vụ kiện cứ bị ngâm trong một thời gian khá
lâu. Nhưng bà góa này quyết không nản lòng, cứ quấy rầy vị quan tòa. Cuối cùng,
ông ta đành giải quyết, chỉ vì muốn yên chuyện (c. 5). Thiên Chúa dĩ nhiên khác
hẳn viên quan tòa bất chính trên đây. Ngài không trì hoãn việc xét xử, nhưng sẽ
mau chóng trả lại công lý cho những kẻ ngày đêm kêu lên Ngài (cc. 7- 8). Thiên
Chúa không nhậm lời chúng ta để tránh bị quấy rầy hay rắc rối, nhưng vì Ngài là
Đấng Công Chính biết lắng nghe tiếng kêu than.
Trong thế giới hôm
nay, sự dữ vẫn làm mưa làm gió. Bóng tối như nuốt chửng ánh sáng, sự ác có vẻ mạnh
mẽ hơn sự thiện. Vẫn có những bà góa neo đơn phải chịu cảnh bất công. Vẫn có những
phụ nữ và trẻ em bị bóc lột và lạm dụng. Đức tin người Kitô hữu có thể bị xao động
khi nhìn vào thế giới.
Nhiều khi con người cảm
thấy mình yếu đuối và bất lực. Hãy cầu nguyện luôn, hãy kêu lên Chúa đêm ngày!
Đừng mất niềm tin vào Thiên Chúa (c. 8), dù tiếng kêu của những người thấp cổ
bé miệng vọng lên trời cao vẫn chưa có tiếng trả lời ngay lập tức. Cuộc chiến với
những bất công trên thế giới còn kéo dài. Người Kitô hữu được mời gọi cộng tác
với Thiên Chúa cho sứ vụ ấy. Chúng ta cần có sự hỗ trợ từ trời, để hoán cải
lòng người từ bên trong, để xây dựng một thế giới mới. Kiến tạo một trái đất
công bằng và bác ái, đó là ước mơ của Thiên Chúa và cũng là ước mơ của chúng
ta. Xin Ngài ra tay hành động mạnh mẽ, nhưng xin cho chúng con trở nên khí cụ hữu
hiệu để tay Ngài dùng.
CẦU
NGUYỆN:
Khi bị bao vây bởi
muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.
Khi bị rã rời vì trăm
công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.
Khi bị xao động bởi những
bận tâm và âu lo, xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe lời
Người.
Khi bị kéo ghì bởi đam
mê dục vọng, xin cho con thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu
nguyện.
Lạy Chúa, ước gì tinh
thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con. Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được
con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 18, 1-8.
Jesus told his
disciples a parable about the necessity for them to pray always without
becoming weary. He said, "There was a judge in a certain town who neither
feared God nor respected any human being. And a widow in that town used to come
to him and say, 'Render a just decision for me against my adversary.' For a
long time the judge was unwilling, but eventually he thought, 'While it is true
that I neither fear God nor respect any human being, because this widow keeps
bothering me I shall deliver a just decision for her lest she finally come and
strike me.'" The Lord said, "Pay attention to what the dishonest
judge says. Will not God then secure the rights of his chosen ones who call out
to him day and night? Will he be slow to answer them? I tell you, he will see
to it that justice is done for them speedily. But when the Son of Man comes,
will he find faith on earth?"
"But when the Son of Man comes, will he find faith on
earth?"
What more powerful
incentive to prayer could be proposed to us than the parable of the unjust
judge? An unprincipled man, without fear of God or regard for other people,
that judge nevertheless ended by granting the widow's petition. No kindly
sentiment moved him to do so; he was rather worn down by her pestering. Now if
a man can grant a request even when it is odious to him to be asked, how can we
be refused by the one who urges us to ask? Having persuaded us, therefore, by a
comparison of opposites that “we ought always to pray and never lose heart,”
the Lord goes on to put the question: “Nevertheless, when the Son of Man comes,
do you think he will find faith on earth?”
Where there is no
faith, there is no prayer. Who would pray for something he did not believe in?
So when the blessed Apostle exhorts us to pray he begins by declaring: “Whoever
calls on the name of the Lord will be saved.” But to show that faith is the
source of prayer and the stream will not flow if its springs are dried up, he
continues: “But how can people call on him in whom they do not believe?” (Rom
10:13-14). We must believe, then, in order to pray; and we must ask God that
the faith enabling us to pray may not fail. Faith gives rise to prayer, and
this prayer obtains an increase of faith.