LỜI
CHÚA: Lc 14, 12-14
Khi ấy Ðức Giêsu nói với
kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn
bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và
như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người
nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới
thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.
SUY
NIỆM:
“Bánh ít đi, bánh quy
lại” hay “Có đi có lại mới toại lòng nhau”: đó vẫn được coi là cách cư xử bình
thường giữa người với người. Hơn nữa ai làm như vậy còn được coi là người biết
cách xử thế.
Trong bài Tin Mừng hôm
nay, Đức Giêsu mời ta vượt lên trên lối cư xử đó, không ngừng lại ở chỗ tôi cho
anh, để rồi anh cho tôi (do ut des). Ngài dạy cho ông chủ tiệc biết nên mời ai
và không nên mời ai. Có bốn hạng người không nên mời dự tiệc: bạn bè, anh em,
bà con họ hàng, hay láng giềng giàu có. Ngài đưa ra lý do: “kẻo họ mời lại ông,
và ông được đáp lễ” (c.12). Hơn nữa, Ngài còn nói đến bốn hạng người nên mời dự
tiệc: những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù (c.13). Đức Giêsu khuyên
nên mời những hạng người này, vì họ không có khả năng mời lại hay đáp lễ
(c.14).
Như thế Đức Giêsu cho
ta tiêu chuẩn để mời khách dự tiệc. Không mời những người quen biết, thân
thích, giàu sang, để mời những người nghèo hèn, những kẻ chẳng được ai mời. Qua
đề nghị khó thực hiện này của Đức Giêsu, Ngài đụng đến một khuynh hướng tự
nhiên mà ít người để ý. Đó là khi làm điều tốt cho ai ta cũng mong được hoàn trả cách này cách khác.
Có khi mong được trả lại tương đương hay hậu hỹ hơn. Có khi mong trả lại bằng một
bia đá ghi công hay một lời tri ân đơn giản. Nói chung để làm một hành vi hoàn
toàn vô vị lợi là điều rất khó. Chỉ ai thành thật đi vào lòng mình mới thấy
mình ít khi cho không. Đức Giêsu muốn hạn chế khuynh hướng này. Ngài mời chúng
ta ra khỏi thế giới của những người quen biết, không kết thân với những người
giàu có và thế lực, để mong họ đem lại lợi nhuận hay làm ô dù cho ta. Ngài đưa
ta đến với những người nghèo và không có địa vị, những người không có khả năng
mời lại hay đáp lễ. Có khi những người đó chẳng ở đâu xa. Họ nằm ngay trong số
bạn hữu, bà con, anh em, hay hàng xóm. Khi mời họ dự tiệc, trân trọng họ như
khách quý, chúng ta làm sống lại những mối tương quan tưởng như không còn.
Đức Giêsu mời ta thanh
luyện ý hướng của mình khi làm điều tốt, trở nên siêu thoát và từ bỏ những tìm
kiếm tự nhiên quy về mình. Bài Tin Mừng đơn sơ này có thể tạo một bước ngoặt
trong đời Kitô hữu. Chúng ta sẽ được nếm một mối phúc mới: Phúc cho ai làm một
việc tốt mà không được ai biết đến và đáp lễ. Họ sẽ được Thiên Chúa “đáp lễ”
trong ngày phục sinh (c. 14).
CẦU
NGUYỆN:
Lạy Ngôi Lời Thiên
Chúa rất đáng mến, xin dạy con biết sống quảng đại, biết phụng sự Chúa cho xứng
với uy linh Ngài, biết cho đi mà không tính toán, biết chiến đấu không ngại
thương tích, biết làm việc không tìm an nghỉ, biết hiến thân mà không mong chờ
phần thưởng nào ngoài việc biết mình đã chu toàn Thánh Ý Chúa. Amen.
Lm.
Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Holy
Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 14,12-14.
On a sabbath Jesus
went to dine at the home of one of the leading Pharisees. He said to the host
who invited him, "When you hold a lunch or a dinner, do not invite your
friends or your brothers or your relatives or your wealthy neighbors, in case
they may invite you back and you have repayment. Rather, when you hold a
banquet, invite the poor, the crippled, the lame, the blind; blessed indeed
will you be because of their inability to repay you. For you will be repaid at
the resurrection of the righteous."
Copyright
© Confraternity of Christian Doctrine, USCCB
"Invite the poor"
It is honoring our
Lord when we enter into his sentiments, holding them in esteem, doing what he
did and carrying out what he commanded. Now his principal attraction was
towards care of the poor: healing, consoling, assisting and pleading for them.
This was what mattered to him. He himself had wanted to be born in poverty, to
welcome the poor into his company, to serve the poor and put himself in the
place of the poor to the point of saying that the good and evil we do to the
poor will be held by him to have been done to his own divine person (Mt 25:40).
What more tender love could he have shown the poor! And what sort of love could
we be showing him, I ask you, if we don't love what he loved? So much so that
loving the poor is to love him as he would wish and imitating him is to serve
him rightly and honor him as we ought...
Now, if this gallant
Lord of ours considers himself honored by this imitation, how much more should
we consider ourselves greatly honored to become like him in this! Doesn't it
seem to you that here is a most powerful motive for renewing in yourselves your
first fervor ? For myself, I think we should offer ourselves to His divine
Majesty today... in such a way that from now on people will be able to say of
you that "the love of Christ impels you" (2Cor 5:14).
Daily
Gospel.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét