Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Đức Giêsu khóc – 22/11, Thứ Năm Tuần 33 Thường niên.


LỜI CHÚA: Lc 19, 41-44
Khi đến gần Giê-ru-sa-lem và trông thấy thành, Đức Giê-su khóc thương42 mà nói: “Phải chi ngày hôm nay ngươi cũng nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi! Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không thấy được.43 Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề.44 Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm.”

SUY NIỆM:
Người ta có thể khóc vì nhiều lý do. Khóc vì buồn thương, khóc vì tình yêu của mình bị từ chối. Khóc vì tiếc nuối một điều tốt đẹp bị hủy hoại. Một người đàn ông khóc là chuyện không thường xảy ra. Chính vì thế chúng ta ngỡ ngàng khi thấy Đức Giêsu khóc. Con Thiên Chúa nhập thể biết đến nỗi đau của phận người. Giọt nước mắt của Ngài cho thấy Ngài thật sự có một trái tim.
Đức Giêsu khóc khi đến gần và trông thấy thành phố Giêrusalem. Trong thành Giêrusalem có ngôi Đền thờ lộng lẫy (Lc 21, 5). Đền thờ ấy là Đền thờ thứ hai được xây sau khi dân lưu đày trở về. Còn Đền thờ thứ nhất do Salômôn xây, đã bị quân Babylon phá hủy. Vua Hêrôđê Cả đã trùng tu và nới rộng Đền thờ thứ hai này. Công việc sửa sang kéo dài từ năm 20 trước công nguyên, đến năm 64 sau công nguyên mới hoàn tất. Vào thời gian này, người Do Thái nổi dậy chống lại quân Rôma. Vào lễ Vượt qua năm 70, thành phố bị vây hãm (c. 43). Đền thờ bị thiêu hủy sau tám mươi tư năm tu sửa. Đây là một bi kịch lớn mà Đức Giêsu đã linh cảm với nỗi đớn đau.
Bài Tin Mừng hôm nay nằm ngay sau biến cố Đức Giêsu lên Giêrusalem lần cuối (Lc 19, 28). Ngài biết đây là lần cuối, nên giữa bầu khí tung hô của dân chúng, Đức Giêsu lại rơi vào nỗi đau buồn, xót xa. Ngài sẽ là vị ngôn sứ phải chết ở trong thành này (Lc 13, 33). Như mọi người Do Thái khác, Đức Giêsu quý thành phố và Đền thờ. Thành phố Giêrusalem là thủ đô của đất nước. Đền thờ là nơi mỗi năm Ngài lên đó dự các lễ lớn đôi ba lần. Đây là nhà Cha của Ngài, là nhà cầu nguyện (Lc 2, 49; 19, 46). Nhưng mọi điều tốt đẹp Ngài đang thấy, có ngày sẽ đổ vỡ tan hoang. “Không để hòn đá nào trên hòn đá nào” (c. 44).
Thiên Chúa là Đấng đã đi thăm Dân Ítraen (Lc 1, 68; 7, 16; 19, 44). Ngài thăm Dân Ngài qua Người Con là Đức Giêsu (Lc 1, 78). Ngài đến thăm để đem ơn cứu độ, đem lại bình an (c. 42). Hôm nay Thiên Chúa vẫn tiếp tục đi thăm nhân loại. Ngài vẫn sai Con của Ngài đến với chúng ta để ban ơn bình an. Nhưng con người hôm nay có thể khép lòng, và để lỡ cơ hội quý báu. “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Làm sao mỗi Kitô hữu nhận ra thời điểm Ngài đến thăm mình? (c. 44). Thế giới Tây phương hôm nay đang có khuynh hướng loại trừ Thiên Chúa. Họ nhân danh tự do tôn giáo để loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội. Nhưng không có Trời thì ai ở được với ai. Nhân loại bị kéo vào những cuộc chiến tranh, thù hận không lối thoát. Hãy để Thiên Chúa đi vào đời bạn và chi phối những chọn lựa của bạn. Chỉ trong Thiên Chúa mọi sự mới có nền tảng vững bền. Nếu không, như Giêrusalem, chúng ta chỉ còn là những bức tường than khóc.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, Chúa đã muốn trở nên con của loài người, con của trái đất, con của một dân tộc. Chúa vẫn yêu mến dân tộc của Chúa dù họ từ khước Tin Mừng và đóng đinh Chúa vào thập giá.
Xin cho chúng con biết yêu mến quê hương, một quê hương còn nghèo nàn lạc hậu sau những năm dài chiến tranh, một quê hương đang mở ra trước thế giới nhưng lại muốn giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ nền đạo lý của cha ông.
Xin cho chúng con đừng nhắm mắt ngủ yên trong sự an toàn và tiện nghi vật chất, nhưng biết trăn trở trước nỗi khổ đau, và làm một điều gì đó thật cụ thể cho những đồng bào quanh chúng con.
Ước gì chúng con biết phục vụ đất nước bằng khối óc, quả tim và đôi tay. Và ước gì chúng con biết khiêm tốn cộng tác với muôn người thiện chí.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 19, 41-44.
As Jesus drew near Jerusalem, he saw the city and wept over it, saying, "If this day you only knew what makes for peace--but now it is hidden from your eyes. For the days are coming upon you when your enemies will raise a palisade against you; they will encircle you and hem you in on all sides. They will smash you to the ground and your children within you, and they will not leave one stone upon another within you because you did not recognize the time of your visitation."
Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB.

«If only today you knew the ways of peace!»
Fr. Blas RUIZ i López
(Ascó, Tarragona, Spain)
Today, the image presented by the Gospel is that of Jesus «who wept over» (Lk 19:41) for the fate of the chosen city that did not recognize the time and visitation of its Savior. Knowing, as we do, the latest news about this city, it would be easy to apply this lamentation to the city which —is both— holy and a source of separation.
However, looking at it further beyond, we may identify that Jerusalem with the new chosen people, which is the Church, and —additionally— with the world where this Church must carry out its mission. If we proceed like that, we shall find a community that, having achieved the highest summits in the field of technology and science, groans and weeps over the fact it lives surrounded by the selfishness of its members, because it has erected around it a wall of violence and moral disorder, and because it hurls its sons all over, dragging them with the chains of a dehumanizing individualism. In short, what we shall find is people that did not know how to recognize the God visiting them (cf. Lk 19:44).
However, we Christians cannot just be stuck with our mourning, nor can we be misfortune foretellers, but rather, men of hope. We know the end of the story, we know Christ has tumbled down the walls and broken the chains: the tears He is shedding in this Gospel anticipate the blood, which He has saved us with.
In fact, Jesus is present in his Church, especially through those who are more needy. We must assume his presence to understand Christ's tenderness towards us. St. Ambrose tells us that His love is so transcendental, that He has made himself small and humble so that we can be great; He has accepted to be diapered like a new born baby, so that we can be liberated of the chains of sin; He has accepted to be nailed to the Cross so that we can appear amongst the stars of Heaven... This is why, we must thank God and discover amid us He who visits and redeems us.
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét