Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Sai thợ ra gặt lúa – 18/10, Thánh Luca, tác giả Sách Tin Mừng.


Sau đó, Chúa chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến.2 Người bảo các ông: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” 3 Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói.4 Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này! “6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em.7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.8 Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em.9 Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.”

SUY NIỆM:
Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (c. 2). Trong hành trình truyền giáo cuối cùng với thánh Phaolô (Cv 20, 5), Luca hẳn đã thấy những cánh đồng lúa chín ở mọi nơi, đang chờ nhiều người gặt hái gấp, kẻo lúa bị hư hoại. “Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi…” (c. 3). Dù chưa bao giờ gặp mặt Đức Giêsu, nhưng Luca đã nghe được tiếng gọi sai đi của Ngài. Ông đã là cộng tác viên ở bên thánh Phaolô khi người ở tù (Plm 24), và đã một mình ở lại khi người bị giam lúc cuối đời (2 Tm 4, 11).
Là người dân ngoại được đón nhận Tin Mừng, Luca muốn trao lại Tin Mừng đó cho những người dân ngoại khác. Vừa có học thức và khiếu văn chương, lại vừa là y sĩ (x. Cl 4, 14), Luca đã dùng tài năng của mình để phục vụ cho Lời Chúa (x. Lc 1, 2). Người ta cho rằng Luca là một họa sĩ đã vẽ chân dung Đức Mẹ, nay được tôn kính ở Đền thờ Đức Bà Cả tại Rôma. Nhưng điều chắc chắn hơn nhiều là Luca đã vẽ chân dung Đức Giêsu, khi thánh nhân cầm bút viết sách Tin Mừng cho dân ngoại. Qua việc nghe lời giảng của các tông đồ, qua tìm hiểu và chiêm niệm, Luca trở nên người hiểu rất sâu về trái tim nhân từ của Thầy Giêsu. Không hiểu Thầy Giêsu thì không thể viết được cuốn Tin Mừng như thế. Luca cho ta thấy một Giêsu say mê cầu nguyện, từ khi Ngài chịu phép rửa của Gioan đến khi chịu treo trên thập tự. Cầu nguyện là giây phút Ngài có thể nói lên tiếng Abba với Cha. Giây phút riêng tư ấy, cả môn đệ cũng không khuấy động được. Luca còn cho thấy một Giêsu cương quyết lên Giêrusalem, vì đó là ý Cha. “Hôm nay, ngày mai, và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi…” (13, 33). Ngài đi đến nơi khổ đau và cái chết đang chờ đợi (Lc 9, 51 -19, 27).
Tin Mừng của Luca tràn ngập khuôn mặt của người nghèo, nghèo sức khỏe, nghèo tiền bạc, nghèo phẩm giá, nghèo đời sống tâm linh. Đức Giêsu đã chữa bệnh và trừ quỷ, chúc lành và tha thứ. Ngài đem đến cuộc cách mạng của Thiên Chúa, cho người nghèo nên giàu, đem tình thương tha thứ vô bờ của Thiên Chúa cho tội nhân  đem sự bình đẳng cho các phụ nữ để họ trở nên người cộng tác (8, 2-3). Vì thế Tin Mừng của Luca cũng tràn ngập niềm vui, từ niềm vui của Dacaria, của Gioan trong bụng mẹ, của các mục đồng, đến niềm vui của các môn đệ sau khi Đức Giêsu thăng thiên (24, 52).
Thánh sử Luca là một người dân ngoại được ơn viết Sách Thánh. Chúng ta cũng là dân ngoại được ơn lãnh nhận đức tin. Dù không thể viết được những câu chuyện tuyệt đẹp như thánh Luca, về người cha nhân hậu hay về hai môn đệ đi Emmaus, nhưng chúng ta vẫn có thể kể câu chuyện đời mình cho người khác, câu chuyện đầy ắp ân sủng Thiên Chúa và chan chứa niềm vui tri ân.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu, Khi nhìn thấy đồng lúa chín vàng Chúng con ít khi nghĩ đến những hạt giống Đã âm thầm chịu nát tan Để trao cho đời cây lúa trĩu hạt.
Có bao điều tốt đẹp Chúng con được hưởng hôm nay Là do sự hy sinh quên mình của người đi trước, Của các nhà nghiên cứu, các người rao giảng, Của ông bà, cha mẹ, thầy cô, Của những người đã nằm xuống Cho quê hương dân tộc. Đã có những con người sống như hạt lúa, Để từ cái chết của họ Vọt lên sự sống cho tha nhân.
Nhờ công ơn bao người, Chúng con được làm hạt lúa. Xin cho chúng con Đừng tự khép mình trong lớp vỏ Để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của mình, Nhưng dám đi ra Để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ. Chúng con phải chọn lựa nhiều lần trong ngày. Để chọn tha nhân và Thiên Chúa, Chúng con phải chết cho chính mình. Ước gì chúng con dám sống mầu nhiệm vượt qua Đi từ cõi chết đến nguồn sống, Đi từ cái tôi hẹp hòi đến cái tôi rộng mở Trước Đấng Tuyệt Đối và tha nhân. Amen
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 10, 1-9.
The Lord appointed seventy-two other disciples and sent them two by two ahead of him to every town and place, where He himself was to go. And He said to them, «The harvest is rich, but the workers are few. So you must ask the Lord of the harvest to send workers to his harvest. Courage! I am sending you like lambs among wolves. Set off without purse or bag or sandals; and do not stop at the homes of those you know. »
Whatever house you enter, first bless them saying: ‘Peace to this house’. If a friend of peace lives there, the peace shall rest upon that person. But if not, the blessing will return to you. Stay in that house eating and drinking at their table, for the worker deserves to be paid. Do not move from house to house. When they welcome you in any town, eat what they offer you. Heal the sick who are there and say to them: ‘The kingdom of God has drawn near to you’».

«The kingdom of God has drawn near to you»
Fr. Lluc TORCAL Monk of Santa Maria de Poblet
(Santa Maria de Poblet, Tarragona, Spain)
Today, in St. Luke's feast —the Evangelist of Christ's gentleness and meekness— the Church proclaims this Gospel where the main traits Christ's apostles must have, are established.
In the first place, the apostles have been directly called by the Lord, and mandated by him, to go out on his behalf: it is Jesus himself who calls whom He wants to entrust with a concrete mission! «The Lord appointed seventy-two other disciples and sent them two by two ahead of him to every town and place, where He himself was to go» (Lk 10:1).
And, because the apostle has been delegated by the Lord, he is, on top of everything, entirely dependent upon him. «Set off without purse or bag or sandals; and do not stop at the homes of those you know» (Lk 10:4). Jesus' prohibition to his disciples mostly implies they must completely rely on their Lord Jesus, abandoning themselves to him, up to the point of leaving in his hands whatever is most essential for their lives: the Lord, who takes care of the iris flowers in the prairie and feeds the little birds, wants his disciples to look, in the first place, for the Kingdom of Heaven and not, instead, «to seek what you are to eat and what you are to drink, and not worry anymore. All the nations of the world seek for these things, and your Father knows that you need them» (Lk 12:29-30).
The apostles are still who prepare the path for their Lord, by announcing his peace and healing the sick, thus, evidencing the coming of his Kingdom. The apostle's task is, therefore, of paramount importance in and for the life of the Church, because the future welcome of the Master amongst men will depend upon it.
The best testimony of the feast of an Evangelist —who has narrated the announcement of the Good News—, is to make us think of the apostolic and evangelizing dimension of our Christian life.
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét