Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Lũ trẻ ngồi ngoài chợ - 19/9, Thứ tư Tuần 24 Thường niên.


LỜI CHÚA: Lc 7, 31-35
Khi ấy, Đức Giêsu nói với dâ chúng rằng: “Vậy tôi phải ví người thế hệ này với ai? Họ giống ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau mà nói: “Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không khóc than”. Thật vậy, ông Gioan Tẩy Giả đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo: “Ông ta bị quỷ ám”. Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì các ông lại bảo: “Ðây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi”. Nhưng Ðức Khôn Ngoan đã được tất cả con cái mình biện minh cho.”

SUY NIỆM:
Đức Giêsu ví những người thuộc thế hệ của Ngài với lũ trẻ ngồi chơi ngoài chợ (cc. 31-32). Các nhóm chơi với nhau, í ới gọi nhau. Một nhóm bày ra trò chơi đám cưới, thổi sáo, thổi kèn để mong nhóm kia nhảy múa. Nhưng nhóm kia đã không tham gia. Sau đó nhóm này bèn chơi trò đám ma, hát những bài ca buồn não nuột. Nhưng nhóm kia vẫn chẳng khóc than thương tiếc. Hẳn là chẳng vui gì khi có sự thụ động, lạnh nhạt như vậy. Dụ ngôn trên đây nói đến một số người khó chiều, bướng bỉnh. Dù thế nào thì họ cũng đứng ngoài, không chịu nhập vào cuộc chơi. Họ chẳng thích cả trò đám ma lẫn đám cưới.
Qua dụ ngôn này, Đức Giêsu muốn nói đến những người ở thời của Ngài. Họ có nét tương tự như lũ trẻ ngồi ngoài chợ. Khi Gioan Tẩy giả đến mời gọi họ sám hối ăn năn, đời sống khổ hạnh của vị ngôn sứ này đã khiến họ từ khước (Lc 7, 30). Đơn giản vì họ không thích khóc than hay hoán cải. Gioan ăn chay nên không ăn bánh, không uống rượu (c. 33). Lối sống của ông phù hợp với lời ông giảng về việc Nước Trời gần đến. Nhưng lối sống khác thường ấy lại bị xem là một triệu chứng tâm thần. Người ta đã coi ông là bị quỷ ám, nên ít người tin vào lời giảng của một người như thế.
Khi Đức Giêsu đến với thế hệ này, Ngài đã không mang dáng dấp của một ẩn sĩ nơi hoang địa. Ngài đã sống như một người bình thường, ăn uống bình thường. Lối sống của Ngài phản ánh Tin Mừng Ngài rao giảng, một Tin Mừng đem lại niềm vui và sự giải phóng. Những bữa ăn trong đời Ngài đóng một vai trò quan trọng. Ngài ngồi ăn với những người bị xã hội loại trừ như người thu thuế. Ngài đón nhận vào bàn ăn cả những tội nhân cần tránh xa. Chính trong bầu khí vui tươi, ấm áp của bữa ăn mà họ cảm nhận được tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Tiếc thay, Ngài cũng bị từ khước như Gioan, bị coi là kẻ chỉ biết ăn với nhậu (c. 34).
Cả Gioan lẫn Đức Giêsu đều bó tay trước sự cố chấp của thế hệ này. Cả hai người, với hai lối sống nghịch nhau, cũng không chiều được họ. Khi sợ thay đổi chính mình, ai cũng có thể tìm ra được lý do để biện minh. Khi cố chấp và ngụy biện để khỏi phải đối diện với chân lý, con người chẳng được tự do. Nguy cơ của con người mọi thời vẫn là ở lại trong tình trạng trẻ con ấu trĩ. Làm sao để con người hôm nay có thể nghe được tiếng kêu của Gioan, mời gọi người ta thay đổi cuộc sống bằng cách chia sẻ (Lc 3, 10-14)? Làm sao thái độ bao dung của Đức Giêsu ảnh hưởng trên một thế giới còn nhiều hận thù, chia rẽ, loại trừ nhau?

LỜI NGUYỆN:
Lạy Cha, xin dạy chúng con biết cộng tác với nhau trong việc xây dựng Nước Trời ở trần gian.
Xin cho chúng con đến với nhau không chút thành kiến, và tin tưởng vào thiện chí của nhau.
Khi cộng tác với nhau, xin cho chúng con cảm thấy Cha hiện diện, nhờ đó chúng con vượt qua những tự ái nhỏ nhen, những tham vọng ích kỷ và những định kiến cằn cỗi.
Ước gì chúng con dám từ bỏ mình, để tìm kiếm chân lý ở mọi nơi và mọi người, nhất là nơi những ai khác quan điểm.
Lạy Cha, xin sai Thánh Thần đến trên chúng con, để chúng con biết lắng nghe nhau bằng quả tim, và hiểu nhau ngay trong những dị biệt.
Nhờ sống mầu nhiệm cộng tác, xin cho chúng con được triển nở không ngừng và Thánh Ý Cha được thể hiện trên mặt đất. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 7, 31-35.
The Lord said, «What comparison can I use for this people? What are they like? They are like children sitting in the marketplace, about whom their companions complain: ‘We piped you a tune and you wouldn't dance; we sang funeral songs and you wouldn't cry’. Remember John: he didn't eat bread or drink wine, and you said: ‘He has an evil spirit’. Next came the Son of Man, eating and drinking, and you say: ‘Look, a glutton for food and wine, a friend of tax collectors and sinners’. But the children of Wisdom always recognize her work».
«What comparison can I use for this people?»
Fr. Xavier SERRA i Permanyer
(Sabadell, Barcelona, Spain)
Today, Jesus confirms the hardness of heart of the people of his time, at least, as far as the Pharisees are concerned, so self-assured that nobody can convert them. They do not alter their mind not even before John the Baptist, «he didn't eat bread or drink wine» (Lk 7:33), and accuse him of having an evil spirit; they do not change either before the Son of Man, «eating and drinking», and they say «Look, a glutton for food and wine», and «a friend of tax collectors and sinners» (Lk 7:34). Their pride and arrogance are hiding behind these accusations: nobody is to teach them anything; they do not accept God, but they custom-make their own God, a God that would not move them from their convenience, privileges and involvement.
We are also running this risk. How often do we criticize everything: whether the Church says so, or because she has said that, or even when she says just the contrary...; and we could just as well find all sort of faults when referring to God or to others. In actual fact, however, and perhaps unconsciously, we want to justify our laziness and lack of ambition for a true conversion, to excuse our own convenience and lack of flexibility. St. Bernard says: «What is more logic than acknowledging our own wounds and scars, especially when one shields them so they are not seen? From this we may infer that, ultimately, even if somebody else discovers them, we might stubbornly defend that they are not wounds, and leave our heart abandoned to deceiving words».
We must let the Word of God to reach our heart and convert us, transforming us with its strength. But first, we must request the gift of humility. Only the humble souls are able to receive the grace of God and, therefore, let Him come close to us, since as “publicans” and “sinners” that we are we need him to heal us. ¡Woe betide those who claim that they do not need a doctor! The worst for any diseased is to believe he is healthy, because then the sickness will progress and he will never recover his health. We are all sick to death, and only Christ can save us, whether we realize it or not. Let us thank our Saviour, and let us welcome him as such!
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét