Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

Anh em bảo Thầy là ai? – 16/9, Chúa nhật 24 Thường niên, Năm B.


Khi ấy, Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” 28 Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. 29 Người lại hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Ðấng Kitô”. 30 Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người.  31 Rồi Người bắt đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. 32 Người nói rõ điều đó, không úp mở. Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại, nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: “Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”.  34 Rồi Ðức Giêsu gọi đám đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo. 35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy.

SUY NIỆM
“Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ðức Giêsu đặt câu hỏi trên cho các môn đệ sau khi họ đã ở với Ngài và được Ngài sai đi (x. Mc 3,14), sau khi họ đã thấy việc Ngài làm, nghe lời Ngài giảng. Hôm nay Ðức Giêsu cũng đặt câu hỏi này cho tôi sau khi tôi đã theo đạo một thời gian dài, đã cầu nguyện và tham dự các bí tích… “Còn anh, anh bảo Thầy là ai?” Câu hỏi này nhắm thẳng vào tôi, đòi tôi phải trả lời. Tôi không được trả lời qua loa hay máy móc. Câu trả lời của tôi phải bắt nguồn từ một kinh nghiệm, kinh nghiệm gặp gỡ và quen biết Ðức Giêsu. Chẳng nên theo một người mà mình không quen và tin tưởng.
Ðời tín hữu là một hành trình tìm kiếm không ngừng để khám phá ra khuôn mặt luôn mới mẻ của Ðức Giêsu. Ngài thật là một mầu nhiệm khôn dò và quá phong phú. Chúng ta chỉ mon men đến gần, nhưng không sao múc cạn được mầu nhiệm ấy. Phải thanh lọc những hình ảnh ta vốn có về Ngài. Người làng Na-da-rét cứ nghĩ Ðức Giêsu chỉ là bác thợ. Gioan Tẩy Giả nghĩ Ngài là một Mê-si-a vinh quang toàn thắng. Phải gột bỏ cái biết cũ về Ngài để đón nhận một Ðức Kitô khác, vượt xa điều mình nghĩ. “Tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa”. Cần trở nên trẻ thơ để nhận ra khuôn mặt thật của Giêsu.
Hôm nay, chúng ta dễ dàng trả lời như Phêrô: “Thầy là Ðức Kitô”, và hơn Phêrô: “Thầy là Ngôi Lời nhập thể, là Con Thiên Chúa” Nhưng vấn đề không phải chỉ là trả lời đúng câu hỏi mà còn là sống tận căn thân phận của Thầy. Ngay sau khi loan báo con đường khổ nạn mình sắp đi, Ðức Giêsu loan báo con đường dành cho người môn đệ. Môn đệ chỉ có một con đường, con đường của Thầy. Thầy đã sống phận người với tất cả bấp bênh tăm tối, tôi có dám sống phận người của tôi trong niềm vui không? Thầy đã chịu chết vì làm chứng cho sự thật, tôi có dám hiến mạng tôi vì Thầy và vì Tin Mừng không? Thầy đã vượt qua đau khổ để vào vinh quang bất diệt, tôi có dám chọn con đường khiêm hạ và nghèo khó không?
“Người ta bảo Thầy là ai?” Ta cần biết cái nhìn của con người hôm nay về Ðức Giêsu. Nhiều cái nhìn đúng nhưng chưa đủ. Truyền giáo là giúp người ta biết đúng và đủ về Ngài. Không phải là cái biết lý thuyết trong sách vở, nhưng là cái biết thân tình của người môn đệ. Cuộc sống của ta vén mở căn tính của Ðức Giêsu. Dung mạo của ta phải mang nét đặc trưng của Ngài. Ðức Giêsu đã nói: “Ai thấy Thầy là thấy Cha” (Ga 14,9). Chúng ta ao ước nói: “Ai thấy tôi là thấy Ðức Giêsu”.

CẦU NGUYỆN
Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Chúa đã làm người như chúng con, nên Chúa hiểu gánh nặng của phận người. Cuộc đời đầy cạm bẫy mời mọc mà con người lại yếu đuối mong manh. Hạnh phúc thường được trộn bằng nước mắt, và giữa ánh sáng, cũng có những bóng mờ đe dọa.
Lạy Chúa Giêsu, nếu có lúc con mệt mỏi và xao xuyến, xin nhắc con nhớ rằng trong Vườn Dầu Chúa đã buồn muốn chết được. Nếu có lúc con thấy bóng tối bủa vây, xin nhắc con nhớ rằng trên thập giá Chúa đã thốt lên: Sao Cha bỏ con?
Xin nâng đỡ con, để con đừng bỏ cuộc. Xin đồng hành với con, để con không cô đơn. Xin cho con yêu đời luôn dù đời chẳng luôn đáng yêu. Xin cho con can đảm đối diện với những thách đố vì biết rằng cuối cùng chiến thắng thuộc về người có niềm hy vọng lớn hơn. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Mark 8, 27-35.
Jesus set out with his disciples for the villages around Caesarea Philippi; and on the way He asked them, «Who do people say I am?». And they told him, «Some say you are John the Baptist; others say you are Elijah or one of the prophets». Then Jesus asked them, «But you, who do you say I am?». Peter answered, «You are the Messiah». And He ordered them not to tell anyone about him.
Jesus then began to teach them that the Son of Man had to suffer many things and be rejected by the elders, the chief priests and the teachers of the Law. He would be killed and after three days rise again. Jesus said all this quite openly, so that Peter took him aside and began to protest strongly. But Jesus turning around, and looking at his disciples, rebuked Peter saying, «Get behind me Satan! You are thinking not as God does, but as people do».
Then Jesus called the people and his disciples and said, «If you want to follow me, deny yourself, take up your cross and follow me. For if you choose to save your life, you will lose it; and if you lose your life for my sake and for the sake of the Gospel, you will save it».
«If you want to follow me (…) take up your cross and follow me»
Fr. Antoni CAROL i Hostench
(Sant Cugat del Vallès, Barcelona, Spain)
Today we find ourselves confronted with situations similar to those described in this evangelical passage. If, right now, God would ask us «But you, who do you say I am?» (Mk 8:27), we should have to warn him He could receive all kind of replies, some even rather quaint. It would suffice to have a look at what is going on in today's communication revolution. Except that… more than twenty centuries of the “time of the Church” have already gone by. After so many years, we complain and —along with St. Faustine— we grumble before Jesus: «Why is the number of those who know you so small?».
On occasion of that confession of faith made by Simon Peter, Jesus, «ordered them not to tell anyone about Him» (Mk 8:30). His messianic claims to be the Son of God were to be transmitted to the Jewish people with a progressive pedagogy. Later on, there would come the culminating moment when Jesus Christ would declare —once and for all— that He was the Messiah: «You say that I am» (Lk 22:70). Ever since, we have no more excuses not to declare him or recognize him as the Son of God who came to this world to save us. Even more so: all of us who have been baptized into Christ have this “priestly” joyous duty «to go into the whole world and proclaim the gospel to every creature» (Mk 16:15). This call to preach the Good News is therefore more urgent if we bear in mind that we keep on hearing all kind of wrong, and even blasphemous, opinions about him.
But the announcement of his Messianism and the advent of his Kingdom occurs through the Cross. Effectively, Jesus Christ «began to teach them that the Son of Man must suffer greatly» (Mk 8:31), and the Catechism reminds us that «the Church progresses on her pilgrimage amidst this world's persecutions and God's consolations» (n. 769). Therefore, this is the path to follow Christ and to make him known to all peoples: «If you want to follow me (…) take up your cross and follow me» (Mk 8:34).
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét