Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Lời có uy quyền – 4/9, Thứ Ba Tuần 22 Thường niên.


Khi ấy, Đức Giêsu xuống Ca-phác-na-um, một thành miền Ga-li-lê, và ngày sa-bát, Người giảng dạy dân chúng.32 Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền.  33 Trong hội đường, có một người bị quỷ thần ô uế nhập, la to lên rằng:34 “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa! “35 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó: “Câm đi, hãy xuất khỏi người này! ” Quỷ vật người ấy ngã xuống giữa hội đường, rồi xuất khỏi anh ta, nhưng không làm hại gì anh. 36 Mọi người rất đỗi kinh ngạc và nói với nhau: “Lời ấy là thế nào? Ông ấy lấy uy quyền và thế lực mà ra lệnh cho các thần ô uế, và chúng phải xuất! “37 Và tiếng đồn về Người lan ra khắp nơi trong vùng.

SUY NIỆM:
Phép lạ đầu tiên được kể trong Tin Mừng Luca là một phép lạ trừ quỷ, diễn ra tại hội đường Caphácnaum vào một ngày sabát (c. 31). Đức Giêsu dạy dỗ dân chúng, và họ sửng sốt trước lời dạy của Ngài, bởi lẽ lời của Ngài là lời đầy quyền uy (c. 32). Quyền uy làm sửng sốt ấy đến từ con người Ngài, vì Ngài chính là Ngôi Lời của Thiên Chúa.
Trong hội đường ngày hôm đó, có một người bị quỷ thần ô uế nhập. Anh ta tự nhiên la to, vì thấy mình bị đe dọa: “Ông Giêsu Nadarét, chuyện chúng tôi can gì đến ông ? Ông đến tiêu diệt chúng tôi sao?” Sự hiện diện và lời dạy quyền uy của Đức Giêsu, làm quỷ xuất đầu lộ diện. Nhưng nó sợ, muốn tránh Ngài trong cuộc chiến không cân sức. Quỷ biết rõ đối thủ có sức tiêu diệt mình là ai. Nó biết được điều mà dân chúng không biết về căn tính của Đức Giêsu. Ngài không phải chỉ là ông Giêsu ở Nadarét, mà còn là Đấng Thánh của Thiên Chúa (c. 34). Có một sự đối lập gay gắt giữa thần ô uế và Đấng Thánh tinh tuyền.
Đức Giêsu trừ thần ô uế chỉ bằng một lời quát mắng (c. 35). “Câm đi, hãy xuất ra khỏi người này !” Ngài không cho quỷ nói lên danh tánh của Ngài, vì Ngài không muốn sự thật được nói lên bởi miệng những kẻ dối trá. Lời truyền lệnh của Ngài khiến thần ô uế phải xuất ra. Nó không còn được ở lại hay có quyền gì trên người này nữa. Quỷ vật anh ngã xuống, xuất ra, nhưng lại không làm hại được anh. Người trong hội đường kinh ngạc, không vì chuyện Đức Giêsu trừ quỷ, nhưng vì họ thấy uy quyền và uy lực nơi lời nói của Ngài (c. 36). Lời nói ra như một mệnh lệnh, và quỷ phải vâng nghe.
Thế giới hôm nay dễ bị tấn công và thống trị bởi các thần ô uế. Thần ô uế có mặt ở khắp nơi, và có sức hấp dẫn mê hoặc con người. Ô uế nơi thân xác, nơi trí tưởng tượng, nơi những ám ảnh không ngơi. Ô uế trở thành một thứ văn hóa, xâm nhập vào mọi ngõ ngách, chi phối mọi lối nghĩ và lối hành xử của con người. Chúng ta phải nhìn nhận sức mạnh của thần ô uế trong thế giới hôm nay. Rất nhiều bạn trẻ đã phải thú nhận mình không đủ sức kháng cự lại.
Đức Giêsu cho chúng ta niềm tin vào sự chiến thắng. Sự hiện diện của Ngài làm thần ô uế không thể giấu mặt. Sự thánh thiện của Ngài làm nó phải run sợ cúi đầu. Uy quyền và uy lực nơi Lời quát mắng của Ngài khiến nó phải tháo lui. Hãy để cho Đức Giêsu thánh thiện có chỗ trong đời chúng ta. Hãy tin vào sức mạnh giải phóng của Lời Ngài. Hãy để Lời Ngài nâng chúng ta dậy và cho chúng ta được tự do.
Một người ở trong hội đường hay nhà thờ cũng có thể bị thần ô uế ám. Chúng ta mong Chúa cho ta khả năng trục được sự ô uế ra khỏi đời ta.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu ai trong chúng con cũng thích tự do, nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ. Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự: tự do trước những đòi hỏi của thân xác, tự do trước đam mê của trái tim, tự do trước những thành kiến của trí tuệ. Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ, để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa, để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được tự do như Chúa. Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi, khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi và chữa bệnh ngày Sabát. Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe, khi Chúa không ngần ngại nói sự thật. Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết, vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng, để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Luke 4, 31-37.
Jesus went down to Capernaum, a town of Galilee, and began teaching the people at the sabbath meetings. They were astonished at the way He taught them, for his word was spoken with authority. In the synagogue there was a man possessed by an evil spirit who shouted in a loud voice, «What do you want with us, Jesus of Nazareth? Have you come to destroy us? I recognize you: you are the Holy One of God». Then Jesus said to him sharply, «Be silent and leave this man!». The evil spirit then threw the man down in front of them and came out of him without doing him harm. Amazement seized all these people and they said to one another, «What does this mean? He commands the evil spirits with authority and power. He orders, and you see how they come out!». And news about Jesus spread throughout the surrounding area.
«They were astonished at the way He taught them,
for his word was spoken with authority»
Fr. Joan BLADÉ i Piñol
(Barcelona, Spain)
Today, we can see how his teaching activity was Jesus' central mission of his public life. Jesus' preaching, however, was very different to others, and this surprised and amazed people. Despite the fact Jesus had not studied (cf. Jn 7:15), He, certainly, befuddled the Jews with his teachings, «for his word was spoken with authority» (Lk 4:32). His style of speech had the authority of he who knows He is the “Saint of God”.
It was precisely such authority in his speech that gave strength to his language. He used living and specific images, without any syllogisms or definitions; words and images He pulled out from the very nature or, more often than not, from the Holy Scriptures. Jesus was, no doubt, a good observer, a man close to human situations: while we can watch him teaching, we can also see him so close to people doing good to them (healing their sicknesses, driving out evil spirits, etc.). In the book of everyday life He read those experiences that, later on, He would use in his teachings. Despite this elementary and “basic” material, the Lord's word was always profound and perturbing, radically new and definite.
The greatest thing about Jesus Christ's speech was how He could combine his divine authority with the most incredible human simplicity. Both authority and simplicity were possible in Jesus thanks to his knowledge of the Father and his relation of amorous obedience with Him (cf. Mt 11:25-27). It is this especial relationship with the Father that explains that unique harmony between greatness and humility. The authority of his speech did not adjust to human parameters; there was no competition, no personal interest or glitter. It was the kind of authority manifested both by the sublimity of the word and its humility and simplicity. There was never in his lips any personal praise, haughtiness or shouting. Mansuetude, gentleness, understanding, peace, truth, light, justice..., this was the aroma surrounding the authority of his teachings.
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét