Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2018

Làm chứng về Thầy – 07/05, Thứ Hai Tuần 6 Mùa Phục sinh.


Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu. Thầy đã nói với anh em các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã. Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường. Hơn nữa, sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng mình phụng thờ Thiên Chúa. Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với anh em những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với anh em rồi.”

SUY NIỆM:
Chúng ta thường cầu xin Chúa Thánh Thần trước một cuộc tĩnh tâm, một hội nghị hay một cuộc gặp gỡ tìm ý Chúa. Thánh Thần cho ta ánh sáng để quyết định. Nhưng Thánh Thần cũng là Đấng ban sức mạnh đỡ nâng, nhất là lúc Giáo Hội gặp gian nan thử thách.
Bài Tin Mừng hôm nay vẫn nằm trong bối cảnh của sự bách hại. Các môn đệ sẽ bị ghét bỏ, bắt bớ (Ga 15, 18-20). Hơn nữa, họ còn bị trục xuất khỏi hội đường và bị giết (Ga 16, 2). Sau khi Đức Giêsu về trời, ai sẽ là người đứng ra bảo trợ họ? Ai sẽ là người giúp họ can đảm để làm chứng cho Đấng phục sinh? Đức Giêsu trả lời: chính Thánh Thần, Đấng mà Ngài sai đến từ nơi Cha. Thánh Thần từ từ tỏ mình ra như một Đấng, một ngôi vị có thực, đang hiện diện trong lòng từng Kitô hữu và trong cộng đoàn. Thánh Thần là Đấng ở với anh em, ở giữa anh em và ở trong anh em (Ga 14, 16-17). Như thế Đức Giêsu thực sự chẳng lìa xa chúng ta. Ngài vẫn hiện diện liên tục bên chúng ta, nhờ Thánh Thần Ngài sai đến.
Giáo Hội sơ khai đã có kinh nghiệm sâu xa về Đấng Bảo trợ này, đặc biệt trong giai đoạn bị bách hại. Stêphanô là người đầy Thánh Thần (Cv 6, 5). Khi ông tranh luận với những người Do thái cứng lòng, Thánh Thần đã ban cho ông lời lẽ khôn ngoan không ai địch nổi (Cv 6, 10). Trong Thánh Thần, ông đã làm chứng cho Đức Giêsu phục sinh, Đấng đang đứng bên hữu Thiên Chúa (Cv 7, 55-56). Chính lời chứng này đã đưa ông đến cái chết tử đạo đầu tiên. Cái chết của Stêphanô nhắc ta nhớ lời hứa của Đức Giêsu. Giờ bị thẩm tra là giờ thánh, giờ làm việc của Ba Ngôi Thiên Chúa. Khi đứng trước các nhà lãnh đạo, Đức Giêsu khuyên ta đừng lo phải nói gì, “vì trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết điều phải nói” (Lc 12,12), đến nỗi “không phải chính anh em nói, mà là Thần khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10, 20). Cái chết của bất kỳ vị tử đạo nào cũng là một sự kết hợp diệu kỳ giữa lời chứng bằng máu của họ với lời chứng của Thánh Thần ở trong họ. “Người sẽ làm chứng về Thầy, anh em cũng làm chứng vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15, 26-27).
Chẳng bao giờ các Kitô hữu hết gặp khó khăn khi còn sống ở đời này, hết phải làm chứng cho Đức Giêsu trước một thế giới thù nghịch. Chẳng phải bách hại chỉ có dưới thời các vua triều Nguyễn. Cuộc sống tiện nghi, dễ chịu thời nay cũng là một thứ bách hại nhẹ nhàng, khiến nhiều Kitô hữu bị vướng vào và dễ dàng bước qua thập giá. Xin Thánh Thần thêm sức cho ta khi ta phải lội ngược dòng.

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa là Thần Khí Sự Sống và Tình Yêu, xin ban cho con một thời để yêu và một thời để sống; để con sống vì tình yêu Thiên Chúa, để con yêu vì cuộc sống muôn loài.
Xin dạy con biết yêu những điều tốt đẹp, cao quý và biết ghét những điều đê tiện, xấu xa. Xin dạy con luôn sống vì những điều mình yêu, và dám chết vì những điều mình ghét.
Xin cho con biết đưa tình yêu vào cuộc sống để mỗi giây phút sống con đều cảm nhận được niềm hạnh phúc yêu thương. Xin cho con biết đưa cuộc sống vào tình yêu để từng giây phút yêu, con đều làm cho cuộc sống thêm giá trị.
Cuối cùng, xin cho con biết hòa nhập cả hai nên một: để sống là yêu và yêu là sống, vì hiểu được rằng Thiên Chúa Hằng Sống cũng chính là Thiên Chúa Tình Yêu. Amen.
(NNS)
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 15: 26-16, 4a.
Jesus said to his disciples: "When the Advocate comes whom I will send you from the Father, the Spirit of truth who proceeds from the Father, he will testify to me. And you also testify, because you have been with me from the beginning.
"I have told you this so that you may not fall away. They will expel you from the synagogues; in fact, the hour is coming when everyone who kills you will think he is offering worship to God. They will do this because they have not known either the Father or me. I have told you this so that when their hour comes you may remember that I told you."
"They will expel you from the synagogues; in fact, the hour is coming when everyone who kills you will think he is offering worship to God"
The Gospel of suffering speaks first in various places of suffering "for Christ", "for the sake of Christ", and it does so with the words of Jesus himself or the words of his Apostles. The Master does not conceal the prospect of suffering from his disciples and followers. On the contrary, he reveals it with all frankness, indicating at the same time the supernatural assistance that will accompany them in the midst of persecutions and tribulations " for his name's sake". These persecutions and tribulations will also be, as it were, a particular proof of likeness to Christ and union with him. "If the world hates you, know that it has hated me before it hated you...; but because you are not of the world, but I chose you out of the world, therefore the world hates you... A servant is not greater than his master. If they persecuted me they will persecute you... But all this they will do to you on my account, because they do not know him who sent me" (Jn 15:18-21)..
"I have said this to you, that in me you may have peace. In the world you have tribulation; but be of good cheer, I have overcome the world"(Jn 16:33). This first chapter of the Gospel of suffering, which speaks of persecutions, namely of tribulations experienced because of Christ, contains in itself a special call to courage and fortitude, sustained by the eloquence of the Resurrection. Christ has overcome the world definitively by his Resurrection. Yet, because of the relationship between the Resurrection and his Passion and death, he has at the same time overcome the world by his suffering. Yes, suffering has been singularly present in that victory over the world which was manifested in the Resurrection. Christ retains in his risen body the marks of the wounds of the Cross in his hands, feet and side. Through the Resurrection, he manifests the victorious power of suffering, and he wishes to imbue with the conviction of this power the hearts of those whom he chose as Apostles and those whom he continually chooses and sends forth. The Apostle Paul will say: "All who desire to live a godly life in Christ Jesus will be persecuted" (2Tm 3:12).

Daily Gospel.

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét