Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Đừng cứng lòng nữa – 03/07, Lễ thánh Tôma, tông đồ.


LỜI CHÚA: Ga 20, 24-29
Khi ấy, một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tôma, cũng gọi là Ðiđymô, không ở với các ông khi Ðức Giêsu đến. Các môn đệ khác nói với ông: “Chúng tôi đã được thấy Chúa!” Ông Tôma đáp: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin.” Tám ngày sau, các môn đệ Ðức Giêsu lại có mặt trong nhà, có cả ông Tôma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Ðức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: “Chúc anh em được bình an.” Rồi Người bảo Tôma: “Ðặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Ðưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Ðừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin.” Ông Tôma thưa Người: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Ðức Giêsu bảo: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!”

SUY NIỆM:
Chẳng rõ vì lý do gì mà ông Tôma đã không ở với nhóm môn đệ khi Đức Giêsu phục sinh hiện ra gặp các ông. Có vẻ có một sự xa cách nào đó giữa Tôma và mười ông kia. Chuyện này trở nên rõ hơn khi ông Tôma từ chối tin vào lời của họ: “Chúng tôi đã thấy Chúa!” (c. 25). Ông đòi tự mình kiểm chứng, thấy tận mắt, sờ tận tay. Thấy dấu đinh nơi bàn tay Thầy, xỏ ngón tay mình vào lỗ đinh, thọc bàn tay vào cạnh sườn Thầy: đó là những điều kiện ông đòi để tin. Tôma không đứng dưới chân thập giá như người môn đệ Chúa yêu, nhưng ông đã được nghe chuyện Thầy bị đóng đinh, bị đâm nơi cạnh sườn. Đối với ông, nếu Thầy thực sự phục sinh, thì thân xác Thầy vẫn còn phải mang những vết thương đó. Phục sinh không làm mất đi những vết sẹo của tình yêu cứu độ.
Đấng phục sinh lại có ý chiều ông, đó mới là chuyện lạ. Ngài biết óc thực tiễn của ông, và Ngài không muốn mất ông (Ga 17, 12). Ngài dám thỏa mãn những đòi hỏi táo bạo và cụ thể của ông, để đưa ông về với đức tin, về với cộng đoàn. Một tuần sau, cũng vào ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu phục sinh đến như thể cho một mình ông thôi, và mời ông làm những điều ông đòi hỏi. Chẳng rõ Tôma có dám thực hiện hay không, nhưng chính thái độ bao dung và yêu thương của Thầy đã chinh phục ông. Môi ông bật lên lời tuyên xưng đức tin cao nhất trong Tân Ước: “Lạy Chúa của tôi; lạy Thiên Chúa của tôi” (c.28). Lời tuyên xưng này vượt quá những gì giác quan ông có thể cảm nhận.
“Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những ai không thấy mà tin!” Chúng ta ngày nay tuy không được hưởng kinh nghiệm như thánh Tôma, nhưng chúng ta lại được hưởng một mối phúc mà ngài không có được. Đó là mối phúc của người tin, không phải nhờ thấy tận mắt, mà nhờ nghe lời chứng của các môn đệ (Ga 17, 20), trong đó có Tôma. Xin cám ơn sự cứng lòng của thánh Tôma, cám ơn lời chứng của ngài. Chính sự cứng cỏi của ngài làm chúng ta mềm mại hơn để tin, vì chúng ta biết chuyện Chúa phục sinh không do một ảo giác tập thể. Tôma là một người hoàn toàn tỉnh táo.
Trong tập thể chúng ta đang sống, vẫn có những Tôma: hoài nghi, bướng bỉnh, đòi hỏi, xa cách với cộng đoàn… Thầy Giêsu dạy chúng ta bao dung và nhẫn nại, chứ không kết án. Quanh chúng ta vẫn có nhiều người chưa biết Chúa, họ cũng đòi thấy và đụng chạm đến Thiên Chúa. Kitô hữu chúng ta phải có kinh nghiệm sâu xa như các tông đồ xưa, để làm chứng được rằng: “Chúng tôi đã thấy Chúa” (c. 25).

CẦU NGUYỆN:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh lúc chúng con tìm kiếm Ngài trong nước mắt, xin hãy gọi tên chúng con như Chúa đã gọi tên chị Maria đứng khóc lóc bên mộ.
Lúc chúng con chán nản và bỏ cuộc, xin hãy đi với chúng con trên dặm đường dài như Chúa đã đi với hai môn đệ Emmau.
Lúc chúng con đóng cửa vì sợ hãi, xin hãy đến và đứng giữa chúng con như Chúa đã đến đem bình an cho các môn đệ.
Lúc chúng con cố chấp và xa cách anh em, xin hãy kiên nhẫn và khoan dung với chúng con như Chúa đã không bỏ rơi ông Tôma cứng cỏi.
Lúc chúng con vất vả suốt đêm mà không được gì, xin hãy dọn bữa sáng cho chúng con ăn, như Chúa đã nướng bánh và cá cho bảy môn đệ.
Lạy Chúa Giêsu phục sinh, xin tỏ mình ra cho chúng con thấy Ngài mỗi ngày, để chúng con tin là Ngài đang sống, đang đến, và đang ở thật gần bên chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 20, 24-29.
Thomas, called Didymus, one of the Twelve, was not with them when Jesus came. So the other disciples said to him, "We have seen the Lord." But Thomas said to them, "Unless I see the mark of the nails in his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I will not believe." Now a week later his disciples were again inside and Thomas was with them. Jesus came, although the doors were locked, and stood in their midst and said, "Peace be with you." Then he said to Thomas, "Put your finger here and see my hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving, but believe." Thomas answered and said to him, "My Lord and my God!" Jesus said to him, "Have you come to believe because you have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed."
The weakness of Thomas's faith is a source of blessing for the Church
We must not suppose that St. Thomas differed greatly from the other apostles. They all, more or less, mistrusted Christ's promises when they saw him led away to be crucified. When he was buried, their hopes were buried with him; and when the news was brought them, that he was risen again, they all disbelieved it. On his appearing to them, he "upbraided them with their unbelief and hardness of heart." (Mark 16:14)… Thomas was convinced latest, because he saw Christ latest. On the other hand, it is certain that, though he disbelieved the good news of Christ's resurrection at first, he was no cold-hearted follower of his Lord, as appears from his conduct on a previous occasion, when he expressed a desire to share danger, and to suffer with him…: "Let us also go, that we may die with him." (Jn 11:16)… It was at the instance of Thomas that they hazarded their lives with their Lord.
St. Thomas then loved his Master, as became an apostle, and was devoted to his service; but when he saw him crucified, his faith failed for a season with that of the rest… and more than the rest. His standing out alone, not against one witness only, but against his ten fellow disciples, besides Mary Magdalene and the other women is evidence of this… He seems to have required some sensible insight into the unseen state, some infallible sign from heaven, a ladder of angels like Jacob's (Gn 28:12), which would remove anxiety by showing him the end of the journey at the time he set out. Some such secret craving after certainty beset him. And a like desire arose within him on the news of Christ's resurrection.
While our Saviour allowed Thomas his wish and satisfied his senses that he was really alive, he accompanied the permission with a rebuke: "Because thou hast seen me, thou hast believed: blessed are they that have not seen, and yet have believed."… All his disciples minister to him even in their weaknesses, that so he may convert them into instruction and comfort for his Church.
Daily Gospel.

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét