Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Ngày mai táng Thầy – 26/03, Thứ Hai Tuần Thánh.


1 Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su đến làng Bê-ta-ni-a, nơi anh La-da-rô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết.2 Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giê-su; cô Mác-ta lo hầu bàn, còn anh La-da-rô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người.3 Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.4 Một trong các môn đệ của Đức Giê-su là Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói:5 “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo? “6 Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung.7 Đức Giê-su nói: “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy.8 Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” 9 Một đám đông người Do-thái biết Đức Giê-su đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giê-su, nhưng còn để nhìn thấy anh La-da-rô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết.10 Các thượng tế mới quyết định giết cả anh La-da-rô nữa,11 vì tại anh mà nhiều người Do-thái đã bỏ họ và tin vào Đức Giê-su.
Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint John 12:1-11.
Six days before Passover Jesus came to Bethany, where Lazarus was, whom Jesus had raised from the dead. They gave a dinner for him there, and Martha served, while Lazarus was one of those reclining at table with him. Mary took a liter of costly perfumed oil made from genuine aromatic nard and anointed the feet of Jesus and dried them with her hair; the house was filled with the fragrance of the oil. Then Judas the Iscariot, one (of) his disciples, and the one who would betray him, said, Why was this oil not sold for three hundred days' wages and given to the poor? He said this not because he cared about the poor but because he was a thief and held the money bag and used to steal the contributions. So Jesus said, "Leave her alone. Let her keep this for the day of my burial. You always have the poor with you, but you do not always have me." (The) large crowd of the Jews found out that he was there and came, not only because of Jesus, but also to see Lazarus, whom he had raised from the dead. And the chief priests plotted to kill Lazarus too, because many of the Jews were turning away and believing in Jesus because of him.

Copyright © Confraternity of Christian Doctrine, USCCB
«Anointed the feet of Jesus, wiping them with her hair»
Today, the Gospel summarizes two attitudes about God: Jesus Christ and life, in itself. Judas criticizes Mary for anointing Jesus' feet: «Judas, son of Simon Iscariot —the disciple who was to betray Jesus— remarked, ‘This perfume could have been sold for three hundred silver coins and turned over to the poor’» (Jn 12:4-5). What Judas said did not make sense, and it ties in with Jesus' doctrine. But it is much too easy to criticize what others may do, even when they had no hidden intentions, as it was the case with Judas.
Whatever our protest it must be an act of responsibility: with our protest we have to ask ourselves how would we do it instead, what are we willing to do, to do it better. Otherwise, our protest may just be —as it is actually the case here— the complaint, those who normally do it, wrongly use to make before those who try to do it the best they can.
Mary anoints Jesus' feet and she wipes them with her hair, because she truly believes this is what she must do. Her behavior can be qualified of splendid magnanimity: «Mary took a pound of costly perfume made from genuine nard» (Jn 12:3). It is an act of love, and like any act of love, difficult to understand by those who do not share it. I think that, as of that moment, Mary realized what, centuries later would write saint Augustine: «Maybe in this world the feet of our Lord are still in need. For, of whom, other than his members, said He: ‘Whatever you do unto the least of these, you do unto me. You spend that which you do not need, but you have done that which is good for my feet’».
Judas' complaint has no utility whatsoever, and it only led him to treachery. Mary's act led her to love her Lord even more and, as a consequence, to love more all the “feet” of Christ there are on this world.
Fr. Jordi POU i Sabater

(Sant Jordi Desvalls, Girona, Spain)

SUY NIỆM
Việc Đức Giêsu làm cho anh Ladarô hoàn sinh đưa đến hai thái độ. Thượng Hội Đồng họp nhau lại và quyết định về cái chết của Đức Giêsu. Còn chị Maria, trong bài Tin Mừng này, lại như muốn chuẩn bị cho cái chết ấy.
Trong bữa tiệc tại nhà của chị em Mácta, Maria, Ladarô, tại Bêtania, Đức Giêsu được mời như một vị khách, có cả môn đệ của Ngài nữa. Bữa ăn tối này là một cử chỉ diễn tả lòng kính trọng, yêu mến, và biết ơn của cả gia đình đang vui sướng trước sự trở lại từ nấm mồ của người thân yêu. Ladarô hẳn sẽ được ngồi gần Thầy Giêsu, Đấng thương mến anh (Ga 11,3), Đấng trả lại cho anh sự sống.
Chính trong bữa ăn do chị Mácta phục vụ này, cô em Maria đã làm một điều đặc biệt và rất bất ngờ. Cô đã xức lên chân Thầy Giêsu một cân dầu thơm cam tùng hảo hạng, khiến cả nhà sực nức mùi hương. Chúng ta không hiểu tại sao cô xức chân Thầy thay vì đổ dầu thơm trên đầu. Người ta không xức dầu thơm lên chân một người còn sống, nhưng người ta có thể xức lên chân một người đã qua đời để chuẩn bị cho việc mai táng người ấy. Cô Maria không ngờ mình đã làm một hành vi có tính tiên tri về cái chết của Thầy, như trước đây thượng tế Caipha đã vô tình nói tiên tri về cái chết ấy (Ga 11, 51). Cô không ngờ việc xức dầu tối nay của mình là cử chỉ tượng trưng cho việc liệm xác Thầy Giêsu sau này của ông Nicôđêmô với một trăm cân mộc dược trộn với trầm hương (Ga 19, 39).
Nhìn cô Maria xức dầu, ta thấy cử chỉ trân trọng của cô đối với vị Thầy khả kính. Cô chấp nhận sự phí phạm này, vì tình yêu của cô đối với Thầy, hay đúng hơn, vì tình yêu quá lớn của Thầy đối với gia đình cô. Cô xức dầu mà không so đo tính toán. Lượng dầu quý giá được đổ ra chẳng là gì so với ân nghĩa của Thầy. Nhưng có người thấy khó chịu, đó là Giuđa Ítcariốt, một môn đệ của Thầy. Anh thấy tiếc vì lượng dầu thơm ấy thật đắt tiền, có giá bằng lương gần một năm của một công nhân. “Tại sao lại không bán dầu thơm ấy mà cho người nghèo ?”, anh tự hỏi. Thầy Giêsu bênh vực cho cô Maria khi nói lên ý nghĩa việc làm của cô. Hành vi chuẩn bị mai táng phải được đặt trên hành vi bố thí giúp người nghèo. Hơn nữa, “người nghèo thì lúc nào cũng có, còn Thầy, anh em không có mãi đâu.” Đức Giêsu ám chỉ cái chết sắp đến của mình.
Giuđa có vẻ không hiểu được thế nào là tình yêu. Anh là người giữ tiền của cả nhóm, nhưng lại thường ăn cắp để dùng riêng. (c. 6). Có thể đồng tiền đối với anh là quá lớn, lớn hơn cả tình yêu. Anh phản bội Thầy mình cũng vì đồng tiền (Mt 26, 15). Mong chúng ta biết dùng tiền bạc để diễn tả tình yêu như cô Maria.

LỜI NGUYỆN
Chỉ mong tôi chẳng còn gì, Nhờ thế Người là tất cả của tôi.
Chỉ mong ý muốn trong tôi chẳng còn gì, Nhờ thế tôi cảm thấy Người ở mọi nơi, Đến với Người trong mọi sự, Và dâng người tình yêu trong mọi lúc.
Chỉ mong tôi chẳng còn gì, Nhờ thế tôi không bao giờ muốn tránh gặp Người.
Chỉ mong mọi ràng buộc trong tôi chẳng còn gì, Nhờ đó tôi gắn bó với ý muốn của Người Và thực hiện ý Người trong suốt đời tôi.
R. Tagore
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, s.J.



Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét