Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Bảy mươi lần bảy – 16/08, Thứ năm Tuần 19 Thường niên.


Khi ấy, ông Phêrô đến gần Ðức Giêsu mà hỏi rằng: “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy. Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn nén vàng. Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: “Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết.” Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’ Bấy giờ người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh.’ Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện. Bấy giờ tôn chủ cho đòi y đến và bảo: ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’ Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông. Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình.” Khi Ðức Giêsu giảng dạy những điều ấy xong, Người rời khỏi miền Galilê và đi đến miền Giuđê, bên kia sông Giođan.

SUY NIỆM:
Có khoảng cách rất lớn giữa mười ngàn yến vàng với một trăm quan tiền. Mười ngàn yến vàng bằng một trăm triệu quan tiền. Vậy mà người vừa được tha món tiền cực lớn ấy, lại không tha được cho bạn của mình một món tiền tương đối nhỏ. Thái độ độc ác này khiến tôi nhìn lại mình và tự hỏi tại sao. Tại sao tôi không tha cho anh em tôi những điều nhỏ mọn hàng ngày, trong khi Chúa vẫn tha cho tôi những món nợ rất lớn? Dù một trăm quan tiền là hơn ba tháng lương của người lao động, nhưng nó chẳng là gì so với món tiền lớn tôi mắc nợ Chủ tôi. Tôi mắc nợ Ngài sự hiện hữu của tôi trên đời và tất cả những gì tôi có. Tôi mắc nợ Ngài vì tình yêu bao la Ngài dành cho tôi. Món nợ lớn vô cùng, vì tôi là thụ tạo, còn Ngài là Tạo Hóa.
“Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết” (cc. 26. 29). Cả hai người đầy tớ đều sấp mình van xin như thế khi cả hai đều không thể nào trả ngay được món nợ. Nhưng hai câu trả lời nhận được lại khác nhau. Chỉ vị vua mới biết chạnh lòng thương xót và tha toàn bộ số nợ (c. 27). Còn người đầy tớ vừa được tha món nợ lớn, lại không có lòng thương xót này. Anh ta thích dùng sức mạnh và quyền lực để giải quyết. Túm lấy, bóp cổ, tống bạn mình vào ngục cho đến khi trả xong. Lẽ ra anh ta phải cư xử với bạn mình như ông chủ đã cư xử với anh. Đó chính là nội dung lời buộc tội của ông chủ giận dữ: “Ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao ?” (c. 33). Lòng thương xót anh nhận được đã không trở thành dòng suối mát chảy đến với người bạn đang cần chút xót thương. Chính vì thế sự tha thứ mà anh nhận được từ chủ phút chốc bị rút lại, bị xóa sạch. Anh lại bị trở về tình trạng trước đây, bị quân lính hành hạ, bị tù đầy cho đến khi trả hết (c. 34). Sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta chỉ ở lại với điều kiện là nó được chuyển đi, chứ không giữ lại. Giữ lại đồng nghĩa với bị rút lại. Món quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh em.
Trong cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau, người này nợ người kia. Trước những xúc phạm của người anh em trong cộng đoàn, Phêrô nghĩ phải chăng nên tha đến bảy lần. Đức Giêsu mời ta tha đến bảy mươi lần bảy, nghĩa là tha đến vô cùng. Ngài mời ta đi vào chỗ sâu nhất trong trái tim Thiên Chúa. Sự tha thứ bắt nguồn từ tấm lòng, từ trái tim (c. 35). Một trái tim tàn nhẫn chỉ biết đến một sự công bằng cứng cỏi. Thế giới hôm nay cần một trái tim tha thứ hơn bao giờ. Những nước nghèo mong chờ được tha những món nợ lớn. Có những mối thù cần được tha giữa các sắc tộc, quốc gia, tôn giáo… Người Kitô hữu chúng ta giúp gì cho sự tha thứ trong thế giới hôm nay?

CẦU NGUYỆN:
Giữa một thế giới đề cao quyền lực và lợi nhuận, xin dạy con biết phục vụ âm thầm.
Giữa một thế giới say mê thống trị và chiếm đoạt, xin dạy con biết yêu thương tự hiến.
Giữa một thế giới đầy phe phái chia rẽ, xin dạy con biết cộng tác và đồng trách nhiệm.
Giữa một thế giới đầy hàng rào kỳ thị, xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Lạy Chúa Ba Ngôi, Ngài là mẫu mực của tình yêu tinh ròng, xin cho các Kitô hữu chúng con trở thành tình yêu cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống nhờ và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh.
Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa ở sâu thẳm lòng chúng con, và trong lòng từng con người bé nhỏ.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Holy Gospel of Jesus Christ according to Saint Matthew 18, 21-19, 1.
Peter asked Jesus, «Lord, how many times must I forgive the offenses of my brother or sister? Seven times?». Jesus answered, «No, not seven times, but seventy-seven times. This story throws light on the kingdom of heaven. A king decided to settle the accounts of his servants. Among the first was one who owed him ten thousand gold ingots. As the man could not repay the debt, the king commanded that he be sold as a slave with his wife, children and all his goods in payment. The official threw himself at the feet of the king and said, ‘Give me time, and I will pay you back everything’. The king took pity on him and not only set him free but even canceled his debt. »
This official then left the king's presence and he met one of his companions who owed him a hundred pieces of silver. He grabbed him by the neck and almost strangled him, shouting, ‘Pay me what you owe!’. His companion threw himself at his feet and asked him, ‘Give me time, and I will pay everything’. The other did not agree, but sent him to prison until he had paid all his debt. His companions saw what happened. They were indignant and so they went and reported everything to their lord. Then the lord summoned his official and said, ‘Wicked servant, I forgave you all that you owed when you begged me to do so. Weren't you bound to have pity on your companion as I had pity on you?’. The lord was now angry, so he handed his servant over to be punished, until he had paid his whole debt». Jesus added, «So will my heavenly Father do with you unless each of you sincerely for-give your brother or sister».
When Jesus had finished this teaching, He left Galilee and arrived at the border of Judea, on the other side of the Jordan River.
«Lord, how many times must I forgive the offenses of my brother or sister?»
Fr. Joan BLADÉ i Piñol
(Barcelona, Spain)
Today, asking «how many times must I forgive the offenses of my brother or sister?» (Mt 18:21), may mean: —These persons I love so much also have their little ways and whims that bother me; day after day, they pester me every five minutes; they do not speak to me... Lord, how long am I supposed to put up with them?
And Jesus answers with the lesson of the patience. Actually, both colleagues coincide when they say: «have patience» (Mt 18:26-29). But, while the intemperance of the wicked one, strangling his companion for a few silver coins, provokes his moral and economic ruin, the king's patience, while saving the debtor, his family and his goods, magnifies the monarch's personality and generates the confidence of his court. The king's reaction in Jesus' words reminds us the Psalm that goes: «But you are willing to forgive, so that you might be honored» (Ps 130:4).
Evidently, we have to oppose to injustice, and energetically, if at all necessary, (otherwise, it would be a sign of apathy or cowardice). But indignation is healthy only when there is no selfishness, nor wrath, nor any nonsense, but our straight desire to fight for the truth. The authentic patience brings us to put up mercifully with contradiction, weakness, inconveniences, unreasonable persons or events. To be patient is tantamount to dominate oneself. Susceptible or violent persons cannot be patient because they neither take their time reflect about anything nor can they dominate themselves.
Patience is a Christian virtue because is a part of the message from the Kingdom of Heaven, and it is forged on the experience we all have defects. If Paul exhorts us to put on a heart of patience with one another (cf. Col 3:12-13), Peter reminds us that the Lord's patience offers us the chance of salvation (cf. 2Pet 3:15).
For, how many times has God's patience forgiven us in the confessionary? Seven times? Seventy seven times, seven? Maybe more!
Evangeli.net

Share:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét