Thánh Anrê Dũng Lạc và Các Bạn
Thánh Anrê
Dũng Lạc là một trong 117 vị tử đạo ở Việt Nam trong những năm từ 1820 đến
1862. Các ngài được phong chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng,
các ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong thánh vào năm 1988.
Kitô Giáo
được người Bồ Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh
mục dòng Tên mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây các cha coi sóc
các người Công Giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.
Vua chúa thời
ấy cấm các nhà truyền giáo ngoại quốc không được du nhập vào Việt Nam và họ dụ
dỗ người Việt chối đạo bằng cách bước qua thập giá. Giống như thời kỳ cấm đạo ở
bên Anh, các linh mục ở Việt Nam cũng phải trốn tránh trong nhà của giáo dân.
Có đến ba lần
bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19. Kể từ năm 1820, trong sáu thập
niên, có khoảng 100,000 đến 300,000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bi đầy ải.
Trong đợt bách hại đầu tiên các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của
Tu Hội Thừa Sai Ba Lê, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các
người dòng ba.
Vào năm
1847 xảy ra cuộc bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị thừa sai và
giáo dân Việt Nam đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của
vua.
Các vị tử đạo
sau cùng là 17 giáo dân, trong đó có một em 9 tuổi, được tử đạo năm 1862. Chính
năm đó một hiệp ước được Việt Nam ký kết với Pháp nhằm đảm bảo sự tự do tôn
giáo cho người dân, nhưng hiệp ước đó không được tôn trọng.
Vào năm
1954, có khoảng một triệu rưỡi người Công Giáo -- khoảng bảy phần trăm dân số
-- sống ở miền Bắc. Người Phật Giáo chiếm khoảng 60 phần trăm dân số. Vỉ sự tàn
ác của chế độ cộng sản, 670,000 người Công Giáo đã từ bỏ đất đai, nhà cửa và
tài sản để di cư vào miền Nam. Sau cuộc chiến Việt Nam, vào năm 1975 cộng sản
đã làm chủ toàn thể lãnh thổ quốc gia này.
Lời Bàn
Lịch sử tử
đạo của dân tộc Việt giúp cho những ai chỉ biết đến Việt Nam qua cuộc chiến giữa
tự do và cộng sản thấy rằng, ngay tự xa xưa, thập giá đã là một phần của đời sống
người Việt. Trong khi lý do của sự can thiệp hoặc bỏ rơi của Hoa Kỳ vào vấn đề
Việt Nam chưa được giải đáp thỏa đáng, thì chính đức tin Kitô Giáo từng ăn sâu
vào lòng đất Việt đã chứng tỏ sự can trường hơn bất cứ sức lực nào muốn tiêu diệt
đức tin ấy.
Lời Trích
"Giáo
Hội Việt Nam thì sống động và đầy sinh lực, với nhiều giám mục trung tín và
hăng hái, và nhiều giáo dân tận tụy và can đảm& Giáo Hội Việt Nam đang sống
phúc âm trong một hoàn cảnh khó khăn và phức tạp với một sức mạnh đáng kể"
(nhận định của ba vị tổng giám mục Hoa Kỳ sau chuyến thăm viếng Việt Nam vào
tháng Giêng 1989).
Trích từ
NguoiTinHuu.com
Theo quốc tịch,
117 Thánh Tử đạo Việt Nam được chia ra như sau:
·
11 vị gốc Tây Ban Nha: 6 giám mục và 5 linh mục dòng
Đa Minh,
·
10 vị gốc Pháp: 2 giám mục và 8 linh mục thuộc Hội Thừa
sai Paris,
·
96 vị người Việt: 37 linh mục và 59 giáo dân - trong
đó có 14 thầy giảng, 1 chủng sinh và một phụ nữ là bà Anrê Lê Thị Thành.
Theo Thành
phần
Giám mục:
·
Dòng Đa-minh: Valentinô Berrio Ochoa Vinh • Clementé
Ignacio Delgaho Y • José María Diaz Sanjuro An • Melchior Garcia-Sampedro Xuyên
• Domingo Henares Minh • Giêrônimô Hermosilla Vọng
·
Hội Thừa sai Paris: Etienne-Théodore Cuénot Thể •
Pierre Dumoulin-Borie Cao.
Tu sĩ:
·
Linh mục: Petrus Almato Bình • Matteo Alonzo Leciniana
Đậu • Jean-Louis Bonnard Hương • Đa Minh Cẩm • Jacinto Castaneda Gia •
Jean-Charles Cornay Tân • Tôma Đinh Viết Dụ • Bênađô Vũ Văn Duệ • Anrê Trần An
Dũng • Vinh Sơn Nguyễn Thế Điểm • Gioan Đạt • José Fernandez Hiền •
Francois-Isidore Gagelin Kính • Francisco Gil de Fedrich Tế • Đa Minh Nguyễn
Văn Hạnh • Giuse Đỗ Quang Hiển • Gioan Đoàn Trinh Hoan • Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng
• François Jaccard Phan • Phêrô Hoàng Khanh • Phêrô Vũ Đăng Khoa • Phaolô Phạm
Khắc Khoan • Tôma Khuông • Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm • Luca Vũ Bá Loan • Phaolô
Lê Văn Lộc • Phêrô Nguyễn Văn Lựu • Joseph Marchand Du • Đa Minh Hà Trọng Mậu •
Philípphê Phan Văn Minh • Giacôbê Đỗ Mai Năm • Pierre François Néron Bắc •
Phaolô Nguyễn Ngân • Giuse Nguyễn Đình Nghi • Phêrô Đoàn Công Quí • Augustin
Schoeffler Đông • Máctinô Tạ Đức Thịnh •
Phaolô Lê Bảo Tịnh • Đa Minh Trạch • Emmanuel Nguyễn Văn Triệu • hêrô Nguyễn Bá
Tuần • Giuse Tuân • • Phêrô Lê Tùy •
Phêrô Nguyễn Văn Tự • Đa Minh Vũ Đình Tước • Jean Théophane Vénard Ven • Giuse
Đặng Đình Viên • Đa Minh Nguyễn Văn Xuyên • Vinh Sơn Đỗ Yến.
·
Thầy giảng: Phanxicô Xaviê Cần • Phanxicô Đỗ Văn Chiểu
• Phêrô Trương Văn Đường • Phêrô Nguyễn Văn Hiếu • Giuse Nguyễn Duy Khang •
Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu • Phaolô Nguyễn Văn Mỹ • Gioan Baotixita Đinh Văn
Thành • Tôma Toán • Phêrô Vũ Văn TruậtPhêrô Nguyễn Khắc Tự • Đa Minh Bùi Văn Úy
• Giuse Nguyễn Đình Uyển • Phêrô Đoàn Văn Vân
Quan lại:
·
Quan: Phaolô Tống Viết Bường • Micae Hồ Đình Hy • Đa
Minh Phạm Trọng Khảm
·
Lính: Đa Minh Đinh Đạt • Augustinô Phan Viết Huy •
Anrê Trần Văn Trông
·
Lý Trưởng: Gioan Baotixita Cỏn • Micae Nguyễn Huy Mỹ
·
Cai Tổng: Giuse Phạm Trọng Tả • Phanxicô Trần Văn
Trung.
Giáo dân:
·
Nam: Giuse Hoàng Lương Cảnh • Phêrô Đinh Văn Dũng •
Phaolô Vũ Văn Dương (Đổng) • Phêrô Đa • Mátthêu Nguyễn Văn Đắc • Tôma Nguyễn
Văn Đệ • Antôn Nguyễn Đích • Mátthêu Lê Văn Gẫm • Phaolô Hạnh • Simon Phan Đắc
Hòa • Đa Minh Huyện • Giuse Nguyễn Văn Lựu • Đa Minh Mạo • Augustinô Nguyễn Văn
Mới • Lôrensô Ngôn • Đa Minh Nguyên • Đa Minh Nhi • Đa Minh Ninh • Emmanuel Lê
Văn Phụng • Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh • Máctinô Thọ • Anrê Nguyễn Kim Thông •
Phêrô Thuần • Đa Minh Toái • Giuse Tuân • Giuse Phạm Quang Túc • Anrê Tường
Giáo dân 1812 • Vinh Sơn Tường • Stêphanô Nguyễn Văn Vinh • Vinh Sơn Phạm Văn
Dương.
·
Nữ: Anê Lê Thị Thành.
Theo Việt sử,
các vị này đã bị giết trong những đời vua chúa sau đây:
·
2 vị dưới thời chúa Trịnh Doanh (1740-1767),
·
2 vị dưới thời chúa Trịnh Sâm (1767-1782),
·
2 vị do sắc lệnh của vua Cảnh Thịnh (1782-1802),
·
58 vị dưới thời vua Minh Mạng (1820-1841),
·
3 vị dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847),
·
50 vị dưới thời vua Tự Đức (1847-1883).
Trong thế kỷ
18 và 19, có khoảng từ 130 ngàn đến 300 ngàn người Công giáo đã chết vì đạo;
riêng trong thời gian từ 1857 đến 1862, có khoảng 5 ngàn tín hữu bị giết, khoảng
40 ngàn tín hữu cùng 215 giáo sĩ, tu sĩ nam nữ đã bị bắt, bỏ tù hay lưu đày vì
đạo[cần dẫn nguồn]. Trong số đó có 117 vị, tử đạo từ 1745 đến 1862, được Giáo hội
Công giáo Rôma tôn vinh Chân phước qua bốn đợt:
·
Ngày 27 tháng 5 năm 1900 (thời Giáo hoàng Lêô XIII):
64 vị
·
Ngày 20 tháng 5 năm 1906 (thời Giáo hoàng Piô X): 8 vị
·
Ngày 2 tháng 5 năm 1909 (thời Giáo hoàng Piô X): 20 vị
·
Ngày 29 tháng 4 năm 1951 (thời Giáo hoàng Piô XII): 25
vị
Và được
tuyên Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Tổng hợp.
Dẫn vào Tin Mừng.
Thiên Chúa luôn luôn hiện diện
trong cuộc đời các Kitô hữu. Đặc biệt trong những lúc gặp thử thách, người tín
hữu luôn có Thánh Thần hỗ trợ.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh
Matthêu. (Mt 10, 17-22)
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các
Tông đồ rằng: "Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho
công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến
nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết.
Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào
và nói gì. Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì: vì chưng, không phải
chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con. Anh sẽ
nộp em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết.
Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền đỗ đến cùng, kẻ ấy
sẽ được cứu độ".
Cầu nguyện.
Lạy Chúa Giê-su, cha ông chúng con xưa đã hết sức can đảm làm chứng cho Chúa bằng chính cái chết của mình. Là con cháu các ngài, xin cho chúng con cũng biết noi gương các ngài làm chứng cho Chúa bằng chính cuộc sống hằng ngày, bằng những hy sinh nhỏ bé nhất, từ bỏ những thói quen xấu, can đảm từ khước những phim ảnh bạo lực, không lành mạnh, và những gì làm con đánh mất hình ảnh của Chúa nơi con. Amen.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét