Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023
Thứ Năm, 29 tháng 6, 2023
CẦU NGUYỆN VỚI PHÚC ÂM THỨ SÁU TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN (Mt 8, 1 – 4).
Thứ Tư, 28 tháng 6, 2023
CẦU NGUYỆN VỚI PHÚC ÂM NGÀY 29 THÁNG 6 - THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ (...
Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023
CẦU NGUYỆN VỚI PHÚC ÂM THỨ TƯ TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN (Mt 7, 15 – 20).
Thứ Hai, 26 tháng 6, 2023
CẦU NGUYỆN VỚI PHÚC ÂM THỨ BA TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN (Mt 7, 6. 12-14).
Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2023
CẦU NGUYỆN VỚI PHÚC ÂM THỨ HAI TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN (Mt 7, 1 – 5).
Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023
Bộ Truyền thông công bố tài liệu về mục vụ trong thế giới kỹ thuật số
Ngày 29/5/2023, Bộ Truyền thông của Toà Thánh công bố tài liệu “Hướng tới một sự hiện diện đầy đủ” với nội dung mời gọi một suy tư mục vụ về sự tham gia của các Kitô hữu trong thế giới kỹ thuật số, đồng thời tạo ra một cuộc đối thoại về cách làm cho hệ sinh thái này trở nên nhân văn hơn qua sự thúc đẩy văn hoá “yêu thương người lân cận” trong thế giới kỹ thuật số.
Ngọc Yến - Vatican News
Tài liệu dài 21 trang tập trung vào 5 đề mục chính được trình bày trong 82 số.
1) Cảnh giác với những cạm bẫy trên “những xa lộ kỹ thuật số”
Sau những số giới thiệu, ở đề mục thứ nhất, Bộ Truyền thông mời gọi các tín hữu cảnh giác với những cạm bẫy trên “những xa lộ kỹ thuật số”.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số chắc chắn đã tạo ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách đố. Tài liệu xác định một số cạm bẫy cần tránh khi chúng ta đi trên “những xa lộ kỹ thuật số”. Từ việc coi người dùng cá nhân chỉ là người tiêu dùng và hàng hóa, đến việc tạo ra “không gian cá nhân” nhắm mục tiêu đến những người cùng ý tưởng hoặc khuyến khích hành vi cực đoan. Trong môi trường trực tuyến, nhiều người đã bị gạt ra ngoài lề và bị tổn thương. Đối với các Kitô hữu, điều này thúc đẩy đặt câu hỏi: làm thế nào chúng ta có thể làm cho hệ sinh thái kỹ thuật số trở thành một nơi chia sẻ, cộng tác và thuộc về, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau?
2) Từ nhận thức đến gặp gỡ thực tế
Trong đề mục thứ hai “Từ nhận thức đến gặp gỡ thực tế”, tài liệu nhấn mạnh rằng, trở thành “người thân cận” trong môi trường truyền thông xã hội bắt đầu bằng sự sẵn sàng lắng nghe, với nhận thức rằng những người chúng ta gặp trực tuyến đều là những người thật. Ngay cả trong một môi trường đặc trưng bởi “sự quá tải thông tin”, thái độ lắng nghe quan tâm và cởi mở con tim này cho phép chúng ta chuyển từ nhận thức đơn thuần về người khác sang một cuộc gặp gỡ đích thực. Chúng ta có thể bắt đầu nhận ra người lân cận kỹ thuật số của mình, nhận ra rằng sự đau khổ của người này ảnh hưởng đến chúng ta. Mục tiêu của chúng ta là xây dựng không chỉ “kết nối”, nhưng cả các cuộc gặp gỡ trở thành mối quan hệ thực sự và củng cố cộng đồng địa phương.
3) Từ cuộc gặp gỡ đến cộng đoàn
“Từ cuộc gặp gỡ đến cộng đoàn” là đề mục thứ ba của tài liệu. Bộ Truyền thông nhận định rằng trong hành trình dọc theo “những xa lộ kỹ thuật số”, chúng ta có thể gặp gỡ người khác với sự thờ ơ ngoài cuộc hoặc với tinh thần hỗ trợ và tình bạn. Trong trường hợp thứ hai, chúng ta - đôi khi là người Samari nhân hậu và có khi là người bị thương - có thể bắt đầu giúp chữa lành các vết thương do môi trường kỹ thuật số độc hại tạo ra. Ở đây, chúng ta phải tái xây dựng không gian kỹ thuật số để chúng trở thành môi trường nhân văn và lành mạnh hơn. Đồng thời, chúng ta có thể góp phần làm cho những môi trường này có khả năng nuôi dưỡng các cộng đoàn thực tế hơn, dựa trên cuộc gặp gỡ giữa người với người, điều không thể thiếu đối với những người tin vào Ngôi Lời Nhập Thể.
4) Một phong cách riêng biệt
Tài liệu tiếp tục với lời mời gọi các Kitô hữu mang đến cho các phương tiện truyền thông xã hội một “phong cách” đặc biệt, một phong cách chung có nguồn gốc từ Chúa Kitô, Đấng đã yêu thương chúng ta và hiến mình cho chúng ta bằng lời nói, hành động, linh hồn và thân xác Người. Chúa dạy chúng ta rằng sự thật được mạc khải trong sự hiệp thông và truyền thông cũng nảy sinh từ sự hiệp thông, nghĩa là từ tình yêu. Sự hiện diện của các Kitô hữu trên các phương tiện truyền thông kỹ thuật số phải phản ánh phong cách này, để truyền đạt thông tin trung thực một cách sáng tạo, một phong cách bắt nguồn từ tình bạn và xây dựng cộng đồng. Phong cách này thường sử dụng những câu chuyện sẽ ảnh hưởng trong môi trường trực tuyến của mình một cách có trách nhiệm, khi các Kitô hữu trở thành “thợ dệt hiệp thông”. Nó sẽ phản chiếu, không phản ứng, và tích cực thúc đẩy các hoạt động và dự án thúc đẩy phẩm giá con người. Và nó cũng sẽ giúp chúng ta mở rộng tâm hồn và chào đón anh chị em chúng ta.
5) Chứng tá trong kỹ thuật số
Đề mục cuối cùng, thứ 5, “Chứng tá trong kỹ thuật số”. Bộ Truyền thông cho rằng sự hiện diện của các Kitô hữu trên các phương tiện truyền thông xã hội cũng sẽ mang dấu ấn của chứng tá. Các Kitô hữu không ở đó để bán một sản phẩm hay chiêu dụ tín đồ, nhưng đúng hơn là để làm chứng. Họ ở đó để xác nhận bằng lời nói và cuộc sống của họ những gì Thiên Chúa đã làm, bằng cách tạo ra một sự hiệp thông liên kết chúng ta trong Chúa Kitô. Cho dù các Kitô hữu đôi khi là những người bị thương, và có khi là người Samari nhân hậu, hoặc cả hai, thì sự tham gia của họ trên các nền tảng truyền thông xã hội có thể trở thành cuộc gặp gỡ với một người lân cận, những người mà cuộc sống của họ liên quan đến họ, và do đó gặp gỡ Chúa. Bằng cách này, truyền thông mang lại một sự nếm trước sự hiệp thông bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi, “miền đất hứa” đích thực của chúng ta.
Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi.html